Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân trung học cơ sở

 Sau khóa tập huấn này, học viên có khả năng:

1. Về kiến thức

- Hiểu được bản chất việc đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) trường Trung học cơ sở (THCS).

- Hiểu được đặc trưng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh (HS) THCS.

- Hiểu được yêu cầu và quy trình thực hiện tập huấn ở địa phương

2. Về kĩ năng

- Hiểu được cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD THCS ở trường, lớp mình phụ trách.

- Có kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS.

- Có kỹ năng tổ chức tập huấn cho các đồng nghiệp ở địa phương về các kiến thức và kĩ năng đã được tập huấn.

3. Về thái độ

- Nâng cao nhận thức vê việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS.

- Tự tin trong việc tập huấn lại cho các đồng nghiệp ở địa phương về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THCS và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS

 

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình và cộng đồng.
	Để thực hiện việc tốt việc phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần phải thường xuyên liên hệ, kịp thời thu nhận những thông tin nhận xét, đánh giá của các lực lượng trên về thái độ, hành vi của học sinh, mặt khác có những hình thức khuyến khích học sinh tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Cần xác định nội dung tham gia kiểm tra, đánh giá cho các lực lượng. Ví dụ gia đình và cộng đồng có thể tham gia chủ yếu vào việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực của học sinh ; cán bộ Đoàn Đội có thể tham gia đánh giá tinh thần, thái độ, kết quả tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội …
Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân là người đóng vai trò quyết định trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh. 
	Biện pháp phối hợp các lực lượng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân sẽ tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tăng cường tính chính xác trong đánh giá.
5. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, là công việc tất yếu của tất cả các môn học khác. Tuy nhiên kiểm tra đánh giá của môn GDCD có đặc thù riêng là : Không chỉ kiểm tra kiến thức đã học, mà còn chú trọng đến kiểm tra thái độ, các kĩ năng nhận xét, đánh giá, phân biệt đúng - sai, khả năng vận dụng và thực hành kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh. Do đó, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD không chỉ sử dụng loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách quan như các môn học khác, mà còn là những bài tập tình huống, là sản phẩm hoạt động của học sinh và là chính quá trình hoạt động của học sinh. 
5.1. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi kiểm tra
Hiện nay, ở cấp THCS đề kiểm tra được xây dựng theo ba mức độ của tư duy là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 
- Mức độ nhận biết : Là mức độ chỉ yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại nội dung đã học.
- Mức độ thông hiểu : Mức độ này, yêu cầu học sinh nhận biết được các kiến thức cơ bản đã được thay đổi hoặc mở rộng ít nhiều so với kiến thức đã học. Để trả lời câu hỏi dạng này học sinh không chỉ dùng trí nhớ kiểu thuộc lòng mà chủ yếu dùng trí nhớ lôgíc, biết phân tích, lý giải và có thể khái quát (ở mức độ đơn giản) để tự rút ra kết luận trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích, biết dùng ngôn ngữ riêng để diễn đạt,... trong câu tự luận. 
- Mức độ vận dụng: Là mức độ yêu cầu học sinh hiểu rõ nội dung đã học để có thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa ra cách ứng xử phù hợp trong 1 tình huống cụ thể.
5.1.1. Câu hỏi tự luận
a/ Câu hỏi tự luận nhận biết : Là loại câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung đã học để trình bày lại giống như vậy.
Ví dụ 1: Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá ? 
(Câu hỏi kiểm tra bài 15, lớp 7 : Bảo vệ di sản văn hóa)
Ví dụ 2 : Luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta có những quy định gì về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân ?
(Câu hỏi kiểm tra bài 12, lớp 8 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình)
	b/ Câu hỏi tự luận thông hiểu : là câu hỏi yêu cầu học sinh dùng ngôn ngữ riêng để trình bày lại kiến thức đã học, tự rút ra kết luận hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích,... về một vấn đề nào đó. 
Ví dụ 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người ? Vì sao chúng ta phải chống lại thói thờ ơ, lạnh nhạt trước khó khăn, đau khổ của người khác?
(Câu hỏi kiểm tra bài 5, lớp 7 : Yêu thương con người)
Ví dụ 2 : Em có đồng ý với ý kiến cho rằng : Tự do kinh doanh có nghiã là công dân được kinh doanh bất cứ mặt hàng gì mình muốn ? Căn cứ vào đâu để em đưa ra ý kiến đó? 
(Câu hỏi kiểm tra bài 13, lớp 9 : Quyền tự do kinh doanh và đóng thuế) 
c/ Câu hỏi tự luận vận dụng : Loại câu hỏi này yêu cầu học sinh hiểu rõ nội dung đã học để có thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một tình huống cụ thể. 
Ví dụ 1 : Gia đình, dòng họ em có truyền thống tốt đẹp nào ? Em cần làm gì để có thể giữ gìn, phát huy được truyền thống đó ?
(Câu hỏi kiểm tra bài 10, lớp 7 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ)
Ví dụ 2 : Em biết gì về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân ? Em sẽ ứng xử như thế nào nếu trên đường đi học về có người chặn đường đe doạ đánh em vì em không thực hiện một yêu cầu vô lí của họ?
(Câu hỏi kiểm tra bài 16, lớp 6 : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm)
Ví dụ 3 : Cho biết ý kiến của em về việc bảo vệ tài sản nhà trường của các bạn ở lớp em ?
(Câu hỏi kiểm tra bài 17, lớp 8 : Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng)
* Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi tự luận
Tự luận là hình thức kiểm tra quen thuộc, có tính truyền thống, được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đánh giá của các môn học. Câu hỏi tự luận có ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm 
+ Người ra đề mất ít thời gian ra đề và dễ dàng đưa ra câu hỏi.
+ Nếu sử dụng một cách hợp lí, câu hỏi tự luận có thể đánh giá được các cấp độ tư duy ở mức độ cao và khả năng viết của học sinh. Vì để trả lời câu hỏi tự luận, học sinh phải đưa ra câu trả lời độc lập của cá nhân nên có tác dụng phát triển kĩ năng diễn đạt, trình bày ý tưởng ; kĩ năng phân tích, tổng hợp; khả năng suy luận, liên tưởng,... ở học sinh.
+ Câu hỏi tự luận còn giúp giáo viên dễ dàng nhận thấy những nhược điểm, hạn chế trong nhận thức, thái độ cũng như trong tư duy của học sinh để kịp thời điều chỉnh việc dạy và học. 
- Nhược điểm : 
+ Câu hỏi tự luận thường chỉ chỉ kiểm tra được nội dung đã học trong một phạm vi hẹp và học sinh mất nhiều thời gian để trả lời cho một câu hỏi; 
+ Các câu trả lời của học sinh có thể rất đa dạng, giáo viên mất nhiều thời gian chấm bài nên việc đánh giá có thể thiếu chính xác.
Vì vậy, giáo viên cần khắc phục những nhược điểm của hình thức kiểm tra tự luận bằng cách phải xây dựng câu hỏi, đáp án và biểu điểm rất chi tiết, rõ ràng và phải tôn trọng các cách trình bày, suy nghĩ của học sinh, tránh đánh giá tuỳ tiện hoặc thiên vị.
5.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
a) Trắc nghiệm khách quan là gì ?
Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện đo lường khả năng học tập của học sinh một cách tương đối chính xác nhờ số điểm được quyết định do bài trắc nghiệm tạo ra, không bị chi phối bởi tác động của người chấm bài.
b) Các loại trắc nghiệm khách quan : 
Người ta thường sử dụng các loại trắc nghiệm khách quan sau đây : 
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (có 1 phương án đúng)
	Loại trắc nghiệm này gồm hai phần :
- Phần mở đầu là phần dẫn : Phần dẫn thường có câu dẫn và câu “lệnh” (còn gọi là yêu cầu). Câu dẫn có thể là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì. Câu dẫn cần viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để học sinh hiểu rõ câu hỏi phải trả lời, hoặc vấn đề cần giải quyết.
Trước hoặc sau câu dẫn, có câu “lệnh” để học sinh biết cần phải làm gì để trả lời câu hỏi.
- Phần thứ hai là phần lựa chọn : Phần này gồm một số phương án (thường là 4 hoặc 5 phương án) trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu chưa được hoàn chỉnh. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án, nhưng chỉ có một phương án đúng, những phương án còn lại là sai (còn gọi là phương án "nhiễu” hay phương án nền). Các phương án "nhiễu" thường là các lỗi học sinh hay mắc phải.
Ví dụ :
Hành vi nào sau đây thể hiện đúng sự tôn trọng lẽ phải ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình. 
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
( Câu hỏi kiểm tra bài 1, lớp 8 : Tôn trọng lẽ phải)
Ở ví dụ trên : 
- Câu : “Hành vi nào sau đây thể hiện đúng sự tôn trọng lẽ phải ?” là câu dẫn.
- Câu (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) là câu “lệnh”. 
- Phần sau câu dẫn và câu “lệnh” là các phương án lựa chọn. 
Lưu ý : 
- Khi thiết kế câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn cần tránh : có 2-3 câu trả lời đúng (mặc dù chưa đủ); có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”.
- Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, không nêu đưa nhiều ý vào trong một câu. Nên hạn chế sử dụng câu dẫn dạng phủ định. Nếu câu dẫn có dạng phủ định thì phải in đậm từ phủ định và gạch chân dưới từ phủ định để học sinh biết và thận trọng khi trả lời.
Ví dụ :
Tài sản nào nêu dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) 
A. Tiền lương, tiền công lao động.
B. Xe máy cá nhân có được do trúng giải thưởng sổ xố của Nhà nước. 
C. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
D. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng Nhà nước.
( Câu hỏi kiểm tra bài 16, lớp 8 : Quyền sở hữ tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác)
- Khi viết câu nhiều lựa chọn cần phải có mối liên hệ giữa câu dẫn với các phương án lựa chọn, tạo nên một nội dung hoàn chỉnh, có nghĩa ; tránh để lộ câu chọn đúng, tránh diễn đạt nguyên văn sách giáo khoa. Câu nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng, bề ngoài có vẻ là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để loại trừ. Như vậy, chỉ có học sinh nào nắm chắc và hiểu thực sự thì mới có sự lựa chọn đúng. Tuy nhiên việc lựa chọn may rủi vẫn xảy ra ở mức độ khoảng 25%.
Trắc nghiệm đúng - sai
 Loại câu trắc nghiệm này gồm có phần dẫn và phần trả lời :
- Phần dẫn : trình bày một nội dung nào đó mà học sinh phải đánh giá là đúng hay sai. 
- Phần trả lời chỉ có 2 phương án : đúng (Đ) và sai (S).
Ví dụ : 
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong cột II của bảng sau :
I
II
A. Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói
B. Tự do ngôn luận thể hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội của công dân 
C. Trẻ em do còn nhỏ nên chưa có quyền tự do ngôn luận
D. Tự do ngôn luận phải tuân 

File đính kèm:

  • docTai lieu GDCD.doc