Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 tuần 3 trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là dân chủ , kỉ luật

 - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

 - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.

 2. Kĩ năng:

 - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể

3. Thái độ:

 Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 Phân tích đánh giá tình huống, ứng xử và phat huy được vai trò của công dân

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

 1.Ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số lớp học

 Lớp 9A1 .Lớp 9A2 .Lớp 9A3 .Lớp 9A4 Lớp 9A5 .

 2. Kiểm tra bài cũ :

 - Thế nào là tự chủ ? Tự chủ có tác dụng gì trong cuộc sống ?Lấy ví dụ chứng minh

3.Bài mới :

Giới thiệu bài: Trong mọi hoạt động, nếu phát huy được dân chủ của mọi người sẽ phát huy được trí tuệ của quần chúng, tạo ra sức mạnh trong mọi hoạt động chung, khắc phục được những khó khăn gặp phải. Trong cuộc sống mặc dù ai cũng có quyền tự do nhưng tự do phải ở trong “khuôn” trong “thước” thì xã hội mới phát triển được. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 tuần 3 trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn : 28 /08/2014.
Tiết : 3 Ngày dạy : 06 /09 / 2014.
 Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1.Kiến thức:
	 - Hiểu được thế nào là dân chủ , kỉ luật 
	- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
	- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật..
	2. Kĩ năng: 
	- Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể
3. Thái độ:
	Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	Phân tích đánh giá tình huống, ứng xử và phat huy được vai trò của công dân 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
	1.Ổn định tổ chức:
	Kiểm tra sĩ số lớp học
 Lớp 9A1………….Lớp 9A2………….Lớp 9A3………….Lớp 9A4…………Lớp 9A5…………. 
	2. Kiểm tra bài cũ :
	- Thế nào là tự chủ ? Tự chủ có tác dụng gì trong cuộc sống ?Lấy ví dụ chứng minh 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Trong mọi hoạt động, nếu phát huy được dân chủ của mọi người sẽ phát huy được trí tuệ của quần chúng, tạo ra sức mạnh trong mọi hoạt động chung, khắc phục được những khó khăn gặp phải. Trong cuộc sống mặc dù ai cũng có quyền tự do nhưng tự do phải ở trong “khuôn” trong “thước” thì xã hội mới phát triển được. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
- HS: Đọc và phân tích tình huống trong SGK
* Phân tích tình huống.
GV chia lớp làm 2 nhóm:
- Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ.
NHÓM 1:
+ Có dân chủ:
- Sôi nổi thảo luận – Đề xuất chỉ tiêu cụ thể – Thảo luận về các biện pháp thực hiện những vấn đề chung – Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể – Thành lập “Đội thanh niên cờ đỏ”.
NHÓM 2 :
+ Thiếu dân chủ:
- Công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc.
- Sức khoẻ sa sút.
- Công nhân kiến nghị nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân.
GV: Biện pháp dân chủ và kỷ luật của lớp 9A là gì?
HS: Biện pháp dân chủ: 
Mọi người cùng bàn bạc – Ý thức tự giác.
Biện pháp kỷ luật:
- Các bạn tuân thủ theo qui định của tập thể.
- Cùng thống nhất hoạt động.
- Nhắc nhở và đôn đốc kỷ luật.
GV: Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào?
- HS: Độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng.
- GV: => Bài học: 
- Phát huy tính dân chủ của 9A.
- Phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc -gây hậu quả xấu cho công ty.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung dân chủ và kỷ luật
GV: Em hiểu thế nào là dân chủ?
GV: Thế nào là tính kỷ luật?
GV: Cho VD cụ thể về dân chủ, kỷ luật ở trường, lớp?
HS: Dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch của lớp, bầu ban cán sự lớp…
Kỷ luật chấp hành nội quy nhà trường, nội quy của lớp…
GV: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật?
HS: Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả.
 Dân chủ phải bảo đảm tính kỷ luật
GV: Ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật?
HS: Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập lao động, hoạt động xã hội.
Hoạt động 3: Rèn luyện dân chủ và kỷ luật
- GV: Tìm hành vi thực hiện dân chủ, kỷ luật của: HS ?
-HS: - Tham gia xây dựng nội quy của trường, lớp; bầu chọn cán bộ lớp,cán bộ Đoàn, Đội.
- Tham gia ý kiến về nội dung và hình thức hoạt động tập thể.
- Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp, trường.
- Biết thực hiện tốt mọi nội quy của trường, lớp, Điều lệ của Đội, Đoàn...
- Tôn trọng việc thực hiện quyền dân chủ của các thành viên trong lớp, trong trường.
- Tôn trọng nội quy của lớp, của trường; Điều lệ của Đoàn, Đội và những quy định chung của cộng đồng ở địa phương.
- GV: Câu nào thể hiện tính kỷ luật.
+ Đất có lề, quê có thói.
+ Nước có vua, chùa có bụt.
+ Muốn tròn phải có khuôn.
+ Muốn vuông phải có thước.
GV: Em hiểu gi về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
HS: Phát biểu ý kiến.
+ Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân
+ Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường xã
+ Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước
 + Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 
I . Đặt vấn đề :
1. Chuyện của lớp 9A.
2. Chuyện ở một công ty.
- Phát huy tính dân chủ của 9A.
- Phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc -gây hậu quả xấu cho công ty.
II.Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
a. Dân chủ: làm chủ công việc của tập thể, xã hội được biết, tham gia, bàn bạc, giám sát …
b. Kỷ luật: là những qui định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật
Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật là mối quan hệ hai chiều:
- Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả.
 - Dân chủ phải bảo đảm tính kỷ luật
3. Ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập lao động, hoạt động xã hội.
4. Rèn luyện dân chủ và kỷ luật:
- Tham gia xây dựng nội quy của
trường, lớp; bầu chọn cán bộ
lớp,cán bộ Đoàn, Đội.
- Tham gia ý kiến về nội dung và
hình thức hoạt động tập thể.
- Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể
lớp, trường.
- Biết thực hiện tốt mọi nội quy của
trường, lớp, Điều lệ của Đội, Đoàn
- Tôn trọng việc thực hiện quyền
dân chủ của các thành viên trong
lớp, trong trường.
- Tôn trọng nội quy của lớp, của
trường; Điều lệ của Đoàn, Đội và
những quy định chung của cộng 
ở địa phương.
4.Củng cố :
- Làm bài tập 1,2 sgk 
5. Đánh giá:
Em hiểu gi về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
6. Hoạt động tiếp nối.
	 - Học bài cũ, mỗi HS sưu tầm một câu chuyện thể hiện tốt hoặc chưa tốt dân chủ và kỉ luật 
	- Chuẩn bị bài 4: Bảo vệ hoà bình.Tìm các bài thơ câu hát ca ngợi về hoà bình 
7. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 3 GDCD 9.doc
Giáo án liên quan