Giáo án Giáo dục công dân lớp 9: Dân chủ và kỉ luật

I/ Mục tiêu:

1- Kiến thức:

- Giúp H/S hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2- Kĩ năng:

- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và người xung quanh.

- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội tốt hay chưa tốt tính dân chủ và kỉ luật.

- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.

3- Thái độ:

- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy tính dân chủ trong học tập, hoạt động xã hội ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội.

- Ủng hộ những việc làm tốt, những người làm tốt thực dân chủ, kỉ luật biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật: Gia trưởng, quân phiệt, tự do vô kỉ luật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7639 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9: Dân chủ và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 25/08/2014
Tiết: 3 Ngày dạy:
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I/ Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..
2- Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và người xung quanh. 
- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội tốt hay chưa tốt tính dân chủ và kỉ luật. 
- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3- Thái độ:
- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy tính dân chủ trong học tập, hoạt động xã hội ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội.
- Ủng hộ những việc làm tốt, những người làm tốt thực dân chủ, kỉ luật biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật: Gia trưởng, quân phiệt, tự do vô kỉ luật.
II/ Chuẩn bị:
GV: giáo án, SGK, TLTK,…
HS: Bài soạn, SGK, bảng phụ,…
III/ Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
IV/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Nhận xét vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Tự chủ là gì? Cách rèn luyện tính tự chủ.
 - làm bài tập 4.
3. Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
- Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
+ yêu cầu HS đọc 2 mẫu chuyện trong SGK.
+ Tóm tắt lại 2 câu chuyện đó.
+ Em hãy nêu chi tiết những việc làm dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên.
+ Việc làm của ông giám đốc có tác hại như thế nào? Vì sao?
- Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
+ Qua 2 ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dân chủ và kỉ luật?
+ Cho biết tác dụng của dân chủ?
+ Cách rèn luyện.
- Hoạt động 3: Làm bài tập.
Bài tập 1: Nêu những hoạt động thể hiện dân chủ.
Bài tập 2: kể những việc làm của em thể hiện tính dân chủ và tôn trong kỉ luật
Bài tập 4
+ HS thảo luận ghi vào bảng phụ.
+ Công nhân không thiết tha với công việc> sản xuất bị giảm sút, ông giám đốc không dân chủ.
+Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, giám sát công việc chung của tập thể, cùng cộng đồng trách nhiệm.
+ Kỉ luật là tuân thủ theo quy định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội.
+ Đảm bảo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, chất lượng lao động đạt hiệu quả cao.
+ Cần tự giác chập hành kỉ luật. tạo mọi điều kiện cho mọi người phát huy dân chủ.
+ Hoạt đông thể hiện tính dân chủ là (a), (c), (d). Hoạt động thể hiện thiếu dân chủ là(b). Hoạt đông thể hiện thiếu kỉ luật là (đ).
+ HS phát biểu tự do.
HS làm bài tập 4.
I/ Đặt vấn đề:
Tìm hiểu 2 mẫu chuyện trong SGK.
II/ Nội dung bài học:
1. Thế nào là dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể, giám sát công việc chung của tập thể, cùng cộng đồng trách nhiệm.
- Kỉ luật là tuân thủ theo quy định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội.
2. Tác dụng của dân chủ và kỉ luật:
 Đảm bảo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, chất lượng lao động đạt hiệu quả cao.
3. Cách rèn luyện dân chủ và kỉ luật:
 Cần tự giác chập hành kỉ luật. tạo mọi điều kiện cho mọi người phát huy dân chủ.
III/ Bài tập:
Bài tập 1: 
- Hoạt đông thể hiện tính dân chủ là (a), (c), (d).
- Hoạt động thể hiện thiếu dân chủ là(b). 
- Hoạt đông thể hiện thiếu kỉ luật là (đ).
Bài tập 2:
4. Củng cố:
 - Thế nào là dân chủ và kỉ luật?
 - Kể những việc làm của em thể hiên tính dân chủ và kỉ luật.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm bài tập 4.
- Soạn bài: Bảo vệ hòa bình( soạn theo câu hỏi); sưu tầm tranh ảnh bảo vệ hòa bình.
V.Phần rút kinh nghiệm.
1.Ưu điểm:....................................................................................................
................................................................................................................................
 2. Hạn chế::...................................................................................................
......................................................................................................................................
	Nhận xét	Duyệt

File đính kèm:

  • docGA GDCD 9 T3.doc