Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ

Bài 3 : TỰ TRỌNG

 

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.

- Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng.

2/ Kĩ năng:

Giúp học sinh tự biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.

3/ Thái độ:

Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

II/ Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Tham khảo SGV, SGK, tranh ảnh, câu chuyện thể hiện tính tự trọng.

+ Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về tự trọng; bảng phụ.

- Chuẩn bị học sinh: Đọc kỹ SGK; tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Ổn định tình hình lớp: (1)

2/ Kiểm tra bài cũ: (5)

Câu hỏi:

- Thế nào là trung thực ? Cho ví dụ.

- Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy nêu một số những biểu hiện khác nhau của tính trung thực?

Dự kiến phương án trả lời:

- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Ví dụ: Không quay cóp trong giờ kiểm tra.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.

3/ Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài: (1)

Tình huống: Trong giờ kiểm tra, em không làm được bài. Trong khi đó, bạn Lan ngồi bên cạnh em đã làm xong bài và đưa bài cho em chép. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

Học sinh trả lời: Em sẽ không chép bài của bạn mà tự mình cố gắng làm bài.

Giáo viên dẫn vào bài: Việc làm này thể hiện đức tính trung thực và đó là biểu hiện cao của đức tính tự trọng. Vậy tự trọng là gì? Biểu hiện của con người sống tự trọng? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Để tìm hiểu các vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 3: Tự trọng.

- Tiến trình bài dạy:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Kiến thức

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12 Hoạt động 1 :

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng.

- Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm truyện “Một tâm hồn cao thượng”.

? Cậu bé Rô-be trong truyện có hoàn cảnh như thế nào? Cậu đã có những hành động như thế nào?

 

 

 

 

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

? Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm - tác giả câu chuyện?

 

 

- Nhận xét.

? Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be? Hành động đó thể hiện dức tính gì?

 

 

 

 

 

 

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

 - Nhận xét, bổ sung.

? Hành động của Rô-be đã tác động như thế nào đến tác giả?

 

 

 

- Nhận xét.

 

Hoạt động 2:

Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ bản thân.

 Qua việc tìm hiểu câu chuyện trên ta thấy Rô-be là người sống tự trọng.

? Vậy em hiểu tự trọng là gì?

 

 

 

- Nhận xét, giải thích: Chuẩn mực xã hội là những tiêu chuẩn xã hội đặt ra để mọi người tự giác thực hiện.

 ? Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng , thiếu tự trọng trong thực tế?

( Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: 3 nhóm tìm hành vi thể hiện tính tự trọng, 3 nhóm tìm hành vi không thể hiện tính tự trọng)

 

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

? Biểu hiện của người sống tự trọng là gì?

 

- Nhận xét, khẳng định.

? Ý nghĩa của tự trọng?

 

 

 

- Nhận xét, bổ sung: Lòng tự trọng là một phảm chất đạo đức caoquý và cần thiết, là cơ sở, là nền tảng của đức tính trung thực.

Hoạt động 3:

Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.

- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a/11.

- Gọi học sinh nhận xét.

-Yêu cầu học sinh giải thích vì sao 2 hành vi đầu biểu hiện tính tự trọng, 3 hành vi sau không biểu hiện tính tự trọng.

 

 

 

- Cho học sinh làm bài tập nhanh.

 Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào nói lên đức tính tự trọng?

1) Giấy rách phải giữ lấy lề.

2) Đói cho sạch, rách cho thơm.

3) Học thầy không tày học bạn

4) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Nhận xét.

* Củng cố:

 Đưa tình huống:( Bảng phụ)

 Bạn Hương rủ bạn đến nhà mình nhưng lại dẫn bạn sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn.

? Em có nhận xét gì về Hương? Nếu em là bạn Hương em sẽ làm gì? Vì sao?

- Nhận xét, sửa chữa cách xử lí chưa phù hợp.

- Kết luận toàn bài: Tự trọng là đức tính tốt đẹp. Là học sinh các em cần hoàn thành tốt bổn phận của mình với gia đình, nhà trường, xã hội, phải giữ đúng lời hứa, không a dua, không nịnh hót Hoạt động 1 :

- Tìm hiểu truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng.

 

- Hai học sinh đọc truyện “Một tâm hồn cao thượng”.

- Hoàn cảnh: Mồ côi, nghèo khổ đi bán diêm.

- Hành động: Cầm tiền đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua.

Khi bị xe chẹt và bị thương Rô-be đã nhờ em mình trả lại tiền cho khách.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Vì Rô-be muốn giữ đúng lời hứa; không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền; không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm.

- Nghe.

- Việc làm của Rô-be chứng tỏ cậu là người có ý thức trách nhiệm cao; giữ đúng lời hứa; tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình; có tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo. Đó là biểu hện của con người sống tự trọng.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Đã làm ông thay đổi cách nhìn về cậu bé: Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng nhận nuôi em Sác-lây.

- Nghe.

Hoạt động 2:

Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

- Nghe.

 

 

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.

- Nghe, ghi bài.

 

 

 

- Hành vi biểu hiện tính tự trọng: Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi

- Hành vi không tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ

 

 - Nhận xét, bổ sung.

 

- Nghe.

- Sống đàng hoàng, biết giữ lời hứa, làm tròn nhiệm vụ của mình.

- Nghe, ghi bài.

- Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn, nâng cao uy tín cá nhân, được mọi người quý trọng.

- Nghe, ghi bài

Hoạt động 3:

Luyện tập, củng cố.

 

- Đọc, làm bài tập a.

 

- Nhận xét.

 

- Giải thích theo yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

- Đọc, trả lời nhanh bài tập: Đáp án đúng là câu 1, câu 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe.

 

- Đọc tình huống, suy nghĩ, trả lời cá nhân.

 

 

 

 

 

 

- Nghe, sửa chữa.

 

- Nghe, củng cố bài học.

I/ Tìm hiểu truỵên đọc:

“Một tâm hồn cao thượng”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rô-be là người có ý thức trách nhiệm cao.

- Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào.

- Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Bài học :

 

 

 

 

 - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.

 

 

 

- Người sống tự trọng luôn cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quí và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quí trọng của mọi người xung quanh.

 

 

 

 

III/ Luyện tập :

 

a/ - Hành vi thể hiện tính tự trọng: 1, 2.

 - Giải thích: Hành vi 1, 2 thể hiện được ý chí quyết tâm vượt khó, không đẻ người khác xêm thường mình. Hành vi 3, 4, 5 thể hiện cách cư xử trái với chuẩn mực, bị người khác chê trách , nhắc nhở.

 

 

doc145 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông của người dân, tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông, xử lí nghiêm những vi phạm về trật tự an toàn giao thông...
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Dân số tăng nhanh, đa số các gia đình đông con.
- Nghe.
- Nguyên nhân: Thiếu hiểu biết về vấn đề dân số, không thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, do muốn kiếm con trai.... 
- Nhận xét, choví dụ minh họa.
- Nghe.
- Biện pháp: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền người dân trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
Hoạt động 2:
Thực hành một số nội dung đã học.
- Các tổ tìm tình huống, xây dựng kịch bản, phân công sắm vai thể hiện tình huống. 
- Các tổ nhận xét.
- Nghe.
I/ Các vấn đề của địa phương:
1/ Trật tự an toàn giao thông:
- Thực trạng: Trật tự an toàn giao thông ở địa phương chưa đảm bảo: Số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương tăng qua các năm.
- Nguyên nhân: Người dân chưa có ý thức trong việc chấp hành luật giao thông, thiếu hiểu biết, hệ thống đường giao thông còn hạn chế, thiếu tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông...
- Biện pháp khắc phục: Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông, xử lí nghiêm những vi phạm về trật tự an toàn giao thông...
2/ Dân số:
- Thực trạng: Dân số tăng nhanh, đại bộ phận các gia điình đều khá đông con.
- Nguyên nhân: Do nhận thức của người dân về vấn đề dân số còn nhiều hạn chế; chưa thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình; do tư tuởng trọng nam, khinh nữ, muốn đẻ con trai.....
- Biện pháp: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền người dân trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
II/ Một số nội dung đã học:
- Sống giản dị.
- Tự trọng.
- Khoan dung.
- Tự tin.
 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 - Về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các vấn đề về an toàn giao thông và thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Chuẩn bị bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch.
 + Đọc, tìm hiểu, trả lời câu hỏi SGK. 
 + Tham khảo một số bản kế hoạch.
IV.	Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Tiết : 19 Ngày soạn: 
 Bài dạy:
 Bài : 12 SốNG Và LàM VIệC Có Kế HOạCH
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức: Giúp cho HS hiểu: 
 - Nội dung sống và làm việc có kế hoạch.
 - ý nghĩa việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, mơ ước của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH.
 2/ Kĩ năng:
 Hình thành ở HS kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng điều chỉnh, tự dánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
 3/ Thái độ:
 Rèn cho HS có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh. 
II/ Chuẩn bị : 
 - Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV soạn giảng; bảng phụ. 
 - Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu câu hỏi SGK. 
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ ổn định tình hình lớp:(1’)
 Kiểm tra sĩ số lớp.
 2/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
 Giới thiệu chương trình học kỳ II.
 3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(2’)
 Tình huống: Sáng nay thức dậy muộn Hà giật mình chuẩn bị mọi thứ để đến lớp Một lát mọ thứ cũng đầy đủ duy chỉ có cuốn vở bài tập Công dân tìm mãi vẫn không thấy. Hà vội vàng nhặt lấy mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn và cuối cuùng cũng tìm được vở. Hôm đó Hà đến lớp muộn 5 phút.
 ? Em có nhận xét gì về Hà?
 Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đẻ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả thì cần phải có kế hoạch. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Sống và làm việc có kế hoạch.
 - Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20’
7’
8’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần thông tin SGK.
- Gọi học sinh đọc thông tin trong SGK.
? Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của Hải Bình?
- Gợi ý HS nhận xét các cột ngang, cột dọc và nội dung các cột để HS thấy được 1 bản kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu.
+ Thời gian tiến hành công việc (thời điểm bắt đầu và kết thúc) thực chất là xác định thời gian cần cho công việc đó.
+ Nếu là công việc hàng tuần, hàng ngày thì cần nêu lên các công việc nhằm cân đối các nội dung hoạt động bảo đảm toàn diện ở trường, ở nhà và hoạt động xã hội, cân đối học văn hoá với các hoạt động khác.
? Bản kế hoạch làm việc của Hải Bình có thiếu gì không, ở chỗ nào chưa hợp lý?
- Sau khi HS trả lời GV kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả những côg việc thực hiện hàng ngày đã cố định có nội dung lặp đi, lặp lại.
? Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? 
? Em hãy đoán xem với cách làm việc của bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì?
- Kết luận: Có kế hoạch hợp lí sẽ giúp ta làm việc đạt được hiệu quả.
- Gọi HS đọc bản kế hoạch của bạn Vân Anh.
? Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
? Em hãy so sánh kế hoạch của bạn Hải Bình và Vân Anh và rút ra nhận xét?
- Nhận xét, bổ sung: Cả hai bản kế hoạch còn quá dài, khó nhớ: những công việc đã lặp đi, lặp lại vào giờ cố định hàng ngày không nhất thiết phải ghi vào bản kế hoạch.
? Vậy yêu cầu của một bản kế hoạch là gì?
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học, liên hệ thực tế.
Bạn Hải Bình và bạn Vân Anh là những người sống và làm việc có kế hoạch.
? Vậy sống và làm việc có kế hoạch là gì?
? Các nhiệm vụ trong bản kế hoạch phải như thế nào? 
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
* Củng cố: Bản thân em đã sống và làm việc có kế hoạch hay chưa? Cho ví dụ.
- Nhận xét.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu phần thông tin SGK.
- Đọc thông tin SGK.
- Nhận xét.
+ Cột dọc là thời gian trong ngày.
+ Cột ngang là thời gian trong tuần.
+ Cột dọc là công việc của cả tuần.
+ Cột ngang là công việc trong ngày.
- Nội dung công việc nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi, giải trí (thư viện, câu lạc bộ). 
- Kế hoạch chưa hợp lý và thiếu:
+ Thời gian hàng ngày từ 11h30ph – 14h và từ 17h – 19h.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.
+ Thiếu ăn, ngủ, tập thể dục.
+ Xem vô tuyến nhiều.
- Nghe.
- Hải Bình rất tự giác.
- Có ý thức tự chủ. 
- Hải Bình sẽ chủ động trong công việc, không lãng phí thời gian. Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót.
- Nghe.
- Đọc kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh.
- Nội dung công việc đầy đủ, cân đối, hợp lý, toàn diện, đầy đủ, cụ thể.
- Kế họch của bạn Vân Anh đầy đủ hơn, cụ thể hơn, hợp lí hơn kế hoạch của bạn Hải Bình.
- Nghe.
* Yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc:
+ Cột dọc là công việc các ngày trong tuần.
+ Cột ngang là công việc và thời gian của công việc trong ngày.
Hoạt động 2:
Rút ra bài học, liên hệ thực tế.
- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuàn hợp lí. 
- Phải cân đối, hài hòa.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập b: Bạn Vân Anh là người sống chủ động, có ý thức trách nhiệm đối với bản thâ, gia đình. Bạn Phi Hùng là người sống thụ động, không có ý thức vươn lên và thiếu tôn trọng người khác.
- Liên hệ bản thân.
- Nghe, củng cố bài học.
I/ Thông tin:
 Bản kế hoạch của bạn Hải Bình.
- Thời gian biểu của bạn Hải Bình chưa hợp lý và thiếu:
+ Lao động giúp gia đình ít.
 + Thiếu ăn, ngủ, tập thể dục.
+ Xem vô tuyến nhiều.
- Hải Bình có ý thức tự giác; chủ động làm việc có kế hoạch không đợi ai nhắc nhở.
- Làm việc theo kế hoạch như Hải Bình sẽ không lãng phí thời gian, hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn.
* Yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc:
+ Cột dọc là công việc các ngày trong tuần.
+ Cột ngang là công việc và thời gian của công việc trong ngày.
+ Quy trình công việc từ 5 giờ đến 23 giờ.
+ Nội dung công việc đầy đủ, cân đối.
II/ Nội dung bài học:
- Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuàn hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.
- Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
III/ Luyện tập:
- Bài tập b:
 Bạn Vân Anh là người sống chủ động, có ý thức trách nhiệm đối với bản thâ, gia đình. Bạn Phi Hùng là người sống thụ động, không có ý thức vươn lên và thiếu tôn trọng người khác.
 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 - Về nhà học bài, hoàn thành bài tập vào vở. 
 - Chuẩn bị bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch(tt): Từ các ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm. Về nhà tự lập bản kế hoạch.
IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Tiết : 20 Ngày soạn: 
 Bài dạy: 
Bài 12 : SốNG và làm việc có kế hoạch (tt)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
 - Giúp cho học si

File đính kèm:

  • docGDCD.doc