Giáo án Giáo dục công dân lớp 7

 I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức. Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị, Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị, phân biệt được sống giản dị với xa hoa lãng phí, cầu kỳ, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.

 2. Kỹ năng. Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 3. Thái độ. Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa phô trương hình thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

 1. Chuẩn bị của GV: Sách giáo khoa, sách bài tập, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, thơ, ca dao tục ngữ nói về giản dị

 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới:

 * Vào bài: ? Giải thích ý nghĩa của tục ngữ, danh ngôn trong sách giáo khoa.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đoàn kết tương trợ giúp chúng ta dẽ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn và được mọi người yêu quí.
 III. Bài tập:
 Bài tập a: Nếu là thuỷ em sẽ giúp Trung chép bài và giảng bài cho bạn.
 Bài tập b: Không tán thành vì như vậy bạn Hưng sẽ vẫn không hiểu bài và không giải được toán. Đó là một kết quả đáng lo ngại cho Hưng.
 Bài tập c: Không được góp sức vì đây là giờ kiểm tra để đánh giá sự nhận thức của học sinh.
 Bài tập d: Học sinh tự kể. 
 4. Củng cố:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài .
 - Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Học phần nội dung bài học, tìm ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ, tìm thêm biểu hiện đoàn kết tương trợ trong cuộc sống.
 - Chuẩn bị bài 8: Khoan dung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21/10/2013 	 Ngày dạy: 23/10/2013(lớp 7A1)
 	 Ngày dạy: 23/10/2013(lớp 7A2)
TIẾT 9, BÀI 8: KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu thế nào là khoan dung. 
 - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
 - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung. 
 2. Kỹ năng: 
 Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xunh quanh.
 3. Thái độ: 
 Khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, SGV,câu hỏi tình huống.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, chuẩn bị bài, giấy bút thảo luận.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là đoàn kết tương trợ ? ý nghĩa?
 3. Bài mới:
* Vào bài: Khoan dung là gì?. Ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống như thế nào. Các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
GV: Yêu cầu học sinh đọc truyện.
GV: ? Thái độ lúc đầu của khôi đối với cô giáo như thế nào.
GV: ? Cô giáo ứng xử như thế nào trước thái độ đó của khôi.
GV: ? Cô giáo đã làm gì để có nét chữ đẹp hơn.
GV: ? Tại sao cô Vân lại viết xấu như vậy.
GV: ? Sau khi chứng kiến cô tập viết và biết rõ nguyên nhân tại sao cô viết xấu Khôi đã làm gì.
GV: ? Cô Vân có giận Khôi không.
GV: ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân.
GV: ? Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
 ? Em hiểu khoan dung là gì. Ví dụ.
Trái với khoan? Ví dụ.
 ? Vì sao ta phải có lòng khoan dung.
? Nêu cách rèn luyện lòng khoan dung.
 - Giáo viên giải thích thuật ngữ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
 - Hướng dẫn học sinh trắc nghiệm bài tập b.
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập a.
 - Giúp học sinh giải quyết tình huống bài c
 I. Truyện đọc: “Hãy tha lỗi cho em”
 - Khôi đứng dậy nói to: Thưa cô chữ cô viết khó đọc quá.
 - Cô đứng lặng người, mắt chớp chớp, mặt đỏ rồi tái dần, cô đánh rơi phấn, cô xin lỗi học sinh.
 - Cô tập viết hàng ngày.
 - Vì cô Vân bị thương khi còn phục vụ ở chiến trường, nay trong tay cô vãn còn mảnh đạn cuả kẻ thù.
 - Khôi hối hận và xin cô tha thứ 
 - Cô không giận mà sẵn sàng tha thứ cho khôi.
 - Cô kiên trì, khoan dung, độ lượng và tha thứ.
 * Bài học: 
- Không định kiến, vội vàng khi nhận xét người khác.
 - Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
 II. Nội dung bài học:
 1. Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
 2. Ý nghĩa: Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và nhiều bạn tốt, nhờ đó mà quan hệ giữa ngườivới người trở nên lành mạnh, thân ái.
 3. Cách rèn luyện: Sống cởi mở, gần gũi mọi người, cư xử chân thành rộng lượng, tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen của người khác theo các chuẩn mực xã hội .
 III. Bài tập: 
 Bài b: Khoan dung: 1, 3 ,5 ,7 .
 Bài a: Học sinh tự kể.
 Bài c: Lan chưa khoan dung độ lượng với việc làm vô ý của Hằng.
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Học bài, làm bài tập d đ. Chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn bài 1- 8. 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/10/2013 	 Ngày dạy: 30/10/2013(lớp 7A1)
 	 Ngày dạy: 30/10/2013(lớp 7A2)
TIẾT 10: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
 - Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người.
	2. Kĩ năng: - Biết phân biệt những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo với việc làm thiếu tôn trọng.
 - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, với mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
	3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ hành vi tôn sư trọng đạo, đoàn kết, tương trợ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Câu hỏi, đáp án, biểu điểm
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, giấy kiểm tra.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới:
* Hình thức ra đề kiểm tra: Tự luận
* Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
1. Tôn sư trọng đạo
Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo
Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
2
4
40%
2. Yêu thương con người
Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1
3
30%
3. Đoàn kết tương trợ
Biết đoàn kết tương trợ với bạn bè...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1
3
30%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
2
5
50%
1
3
30%
4
10
100%
* Đề bài:
Câu 1: ( 2 điểm) 
Thế nào là tôn sư trọng đạo?
	Câu 2: (2 điểm)
Theo em, vì sao phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
Câu 3: ( 3 điểm)
Em hãy nêu 4 biểu hiện của lòng yêu thương con người và 4 biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống.	
Câu 4: ( 3 điểm)
	Cho tình huống sau:
Trong lớp của Vũ có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp.
Em vận dụng bài học Đoàn kết tương trợ để nêu nhận xét của em về hành vi của một số bạn đó.
Nếu là học sinh cùng lớp với Vũ, em sẽ nói gì?
* Đáp án và thang điềm:
Câu 1: ( 2 điểm)
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, vâng lời thầy, cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi lúc mọi nơi.
Câu 2: (2 điểm)
Vì: - Giúp chúng ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.
- Giúp thầy, cô giáo làm tròn trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những người lao động trẻ tuổi cho sự tiến bộ của xã hội.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta phải giữu gìn và phát huy.
Câu 3: ( 3 điểm)
- Học sinh kể được 4 biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Học sinh kể được 4 biểu hiện trái với lòng yêu thương con người.
Câu 4: ( 3 điểm)
- Hành vi của 1 số bạn trong lớp Vũ là không đúng, đáng phê phán.
- Đó là việc làm gây chia rẽ, mất đoàn kết, vì có sự phân biệt đối xử thiếu sự cảm thông, chia sẻ và do đó khó hòa nhập, hợp tác và giúp đỡ nhau.
- Việc là đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân và của tập thể lớp.
- Nêu việc sẽ làm
3. Nhận xét sau giờ kiểm tra:
4. Dặn dò:
 Xem trước nội dung bài “ Xây dựng gia đình văn hóa ”.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/11/2013 	 Ngày dạy: 06/11/2013(lớp 7A1)
 	 Ngày dạy: 06/11/2013(lớp 7A2)
TIẾT 11, BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hoá.
 2. Kỹ năng: 
- Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình.
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết thể hiện hành vi văn hoá trong ứng xử, lối sống ở gia đình.
 3. Thái độ: 
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hoá . 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, câu hỏi tình huống.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Khoan dung là gì ? ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống?
 - Cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung?
 3. Bài mới:
 *Vào bài: Thế nào là một gia đình văn hóa? Các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 7.doc