Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng ( tiết 1)
1.Về kiến thức
Hiểu rõ được các khái niệm : triết học ,thế giới quan.
Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác.
Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
Nắm được nội dung cơ bản bản chất của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
2.Về kỹ năng
Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn.
3.Về thái độ
Trân trọng ,ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng ,đồng thời phê phán triết học duy tâm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
Các phương pháp đàm thoại như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kiểm tra bài cũ Đây là bài mở đầu của SGK GDCD lớp 10 nên có thể kiểm tra những kiến thức tổng hợp từ chương trình GDCD ở THCS làm nền tảng cho bài mới. 3. Giảng bài mới Giới thiệu bài mới Đặt ra tình huống : Lan là một học sinh giỏi toàn diện và được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong đó, Lan đặc biệt yêu thích môn Văn để mai kia thi vào trường ĐHSP. Nhưng bố mẹ Lan lại muốn Lan học khối A để sau này thi vào một trường kinh tế. Lan rất băn khoăn không biết giải quyết như thế nào, nên làm theo ý bố mẹ hay tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Nếu em là Lan em sẽ giải quyết như thế nào? Sau khi học sinh trả lời, GV đưa ra kết luận : Đứng trước một tình huống, sự việc trong cuộc sống mỗi người đều có những cách nhìn nhận và giải quyết riêng. Vậy muốn có một cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn cần có nền tảng khoa học. Đó chính là thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của triết học -GV: Trong quá trình chinh phục và cải tạo thế giới, để có cuộc sống tốt đẹp hơn, loài người đã và đang xây dựng nhiều môn khoa học khác nhau. Mỗi môn khoa học lại đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của thế giới. Đặt câu hỏi: Từ hiểu biết bản thân, em hãy cho biết những vấn đề nghiên cứu của một số bộ môn khoa học? -HS: Suy nghĩ. Trả lời. -GV: Bổ sung. Nhận xét. Đặt vấn đề: Có một môn khoa học xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng nó lại không đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Đó là triết học. Vậy, theo em, triết học là gì? Triết học có giúp ích gì cho con người hay không? - HS: Suy nghĩ. Trả lời. -GV: Nhận xét. Kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thế giới quan Ở hoạt động này, GV nên sử dụng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. - GV: Em hiểu, thế giới quan là gì? - HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến. - GV: Nhận xét. Kết luận. Khi quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh con người muốn đạt được điều gì? - HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến. - GV: Nhận xét. Kết luận. Những hiểu biết về thế giới xung quanh sẽ đem lại cho con người điều gì? - HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến. - GV: Nhận xét. Kết luận. Theo em, những quan điểm và niềm tin của con người có thay đổi hay không? Vì sao? - HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến. - GV: Nhận xét. Kết luận. Cho HS lấy ví dụ về thế giới quan thần thoại, tôn giáo thông qua các truyện ngụ ngôn, thần thoại… - HS: Nêu ví dụ (các truyện: Nữ Oa vá trời,Adam và Eva,Lạc Long Quân và Âu Cơ,Thần trụ trời…). - GV: Nhận xét. Kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm - GV: Trong lịch sử hình thành và phát triển, triết học cũng đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận và giải thích thế giới. Song nhìn chung có 2 quan điểm lớn: Đó là quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm. Tại sao lại có sự phân chia như vậy? Và cơ sở của sự phân chia đó là gì? Đó là do có sự khác nhau trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Đặt câu hỏi: Như vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chỉ ra các mặt của vấn đề cơ bản của triết học. -HS: Suy nghĩ. Trả lời. - GV: Nhận xét. Kết luận. Tùy cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm. Đặt câu hỏi: Vậy, em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Lấy ví dụ cụ thể. -HS: Suy nghĩ. Trả lời. - GV: Nhận xét. Kết luận. 1.Thế giới quan và phương pháp luận a. Khái niệm,vai trò của triết học Triết học là một bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và trong lĩnh vực tư duy. Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Khoa học cụ thể Triết học Đều nghiên cứu sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. àVai trò của Triết học: Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan là gì? Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống. Thế giới quan được hình thành dựa trên bao gồm các yếu tố hình thái ý thức xã hội( triết học, chính trị,đạo đức, tôn giáo…). Trong đó, triết học đóng vai trò là hạt nhân, nền tảng cho các hình thái ý thức xã hội khác. Thế giới luôn biến đổi và sự hiểu biết của con người về thế giới cũng thay đổi. Do đó, thế giới quan của mỗi người cũng như của nhân loại cũng thay đổi theo hướng ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Lịch sử phát triển thế giới quan của con người là từ thế giới quan thần thoại -> thế giới quan tôn giáo -> thế giới quan triết học. * Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm “ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt : + Mặt thứ nhất : Giữa vật chất(tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy ,tinh thần),cái nào có trước cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào? + Mặt thứ hai : con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không? Tùy cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm. Thế giới quan duy vật cho rằng : vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người ,không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Thế giới quan duy tâm cho rằng : ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên . 4.Củng cố GV nhắc lại kiến thức tiết học. Giải đáp thắc mắc của HS. 5. Dặn dò Đọc trước nội dung c, phần 1. Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1 THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG ( TIẾT 2) MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong tiết này, HS cầm nắm được: 1.Về kiến thức Hiểu rõ được khái niệm phương pháp luận. Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác. Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học. Nắm được nội dung cơ bản bản chất của phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. 2.Về kỹ năng Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn. Rút ra bài học cho bản thân :Trong hoạt động thực tiễn phải đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lênin. 3.Về thái độ Trân trọng, ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học. Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng ,đồng thời phê phán triết học duy tâm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học Các phương pháp đàm thoại như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm … 2.Phương tiện dạy học SGK, SGV GDCD lớp 10. Bảng so sánh đối tượng . Giấy khổ lớn ,bút dạ. Ca dao tục ngữ, truyện ngụ ngôn thần thoại có liên quan đến bài giảng . Máy chiếu ,giáo án điện tử . III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Hãy cho biết, Triết học là gì? Triết học có vai trò gì đối với nhận thức con người? Câu hỏi 2: Thế nào là thế giới quan? Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. 3. Giảng bài mới Tiết 1 đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ban đầu về thế giới quan của Triết học. Nó giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. Tuy nhiên chỉ có thế giới quan duy vật mới giúp con người nhận thức và giải thích đúng đắn như nó đang tồn tại. Song vấn đề đặt ra là trong khi xem xét về thế giới con người sử dụng cách thức nào để đạt tới mục tiêu đặt ra. Để đạt được điều đó, con người phải có phương pháp nhất định. Khi nhu cầu con người càng cao thì cách thức để đạt tới mục tiêu đó càng phức tạp. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có một khoa học nghiên cứu về nó và khái quát thành lý luận, Triết học gọi đó là phương pháp luận . Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp luận -GV: Kể cho HS nghe câu chuyện Con quạ thông minh, sau đó đặt câu hỏi: Con quạ thông minh đã làm cách nào để uống được nước trong bình? Ngoài cách đó ra, theo em, còn cách nào khác để uống được nước trong bình? - HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. - GV: Nhận xét. Kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình -GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: Nhóm 1,2 : Nêu những đặc trưng về phương pháp luận biện chứng. Tìm những ví dụ về phương pháp luận biện chứng( ca dao, tục ngữ, câu chuyện…) Nhóm 3,4 : Nêu những đặc trưng về phương pháp luận siêu hình. Tìm những ví dụ về phương pháp luận siêu hình (ca dao, tục ngữ, câu chuyện…) -HS: Thảo luận. Phát biểu ý kiến. Đóng góp ý kiến cho nhóm bạn. - GV: Nhận xét. Kết luận. PPLBC và PPLSH đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan. Do hạn chế của nó, PPLSH không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, PPLBC lại phản ánh đúng bản chất vốn có của sự vật, giúp con người nhận thức đúng và hành động đúng. Vì thế, PPLBC là đúng đắn và khoa học. c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình * Phương pháp luận là gì? Mỗi người sẽ có cách thức khác nhau để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Cách thức để đạt được mục đích đặt ra đó gọi là phương pháp. Tuy nhiên, loài người không chỉ dừng lại ở những cách thức cụ thể. Mà từ những cách thức cụ thể đó, người ta xây dựng, khái quát thành hệ thống lý luận chặt chẽ để chỉ đạo trở lại các phương pháp cụ thể, đó là phương pháp lu
File đính kèm:
- Bai 1 The gioi quan duy vay va phuong phap luan bien chung.doc