Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 31 tiết 31: Trật tự an toàn giao thông
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc ATGT :thực trạng tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng. Hiểu được nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
2. Kĩ năng:
- HS tìm hiếu và nắm vững hơn luật giao thông đường bộ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS đồng tình, ủng hộ việc chấp hành luật lệ giao thông, lên án những hành vi vi phạm luật giao thông. giáo dục HS chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II . Chuẩn bị
1.GV:SGK- SGV , Tài liệu dạy an toàn giao thông, số liệu, mẩu chuyện, quy định của nhà nước về an toàn giao thông.
2. HS: SGK,vở ghi
III. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ ngoại khóa )
3.Bài mới:
HĐ1 : Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc ATGT (29’)
: 1. Kiến thức: - HS nắm được Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc ATGT :thực trạng tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng. Hiểu được nguyên nhân và giải pháp khắc phục.... 2. Kĩ năng: - HS tìm hiếu và nắm vững hơn luật giao thông đường bộ.. 3. Thái độ: - Giáo dục HS đồng tình, ủng hộ việc chấp hành luật lệ giao thông, lên án những hành vi vi phạm luật giao thông. giáo dục HS chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II . Chuẩn bị 1.GV:SGK- SGV , Tài liệu dạy an toàn giao thông, số liệu, mẩu chuyện, quy định của nhà nước về an toàn giao thông. 2. HS: SGK,vở ghi III. Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định tổ chức( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ ngoại khóa ) 3.Bài mới: HĐ1 : Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc ATGT (29’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS thảo luận theo nhóm ? Nhận xét về tình hình tai nạn giao thông ở nước ta và ở địa phương em ? - GV kết luận. ? Hãy kể một số vụ tai nạn giao thông mà em biết ở Việt Nam và ở địa phương em ? ? Tai nạn giao thông gây những hậu quả như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng ? ?Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT Như vậy, để cải thiện tình hình giao thông hiện nay, chúng ta phải tập trung vào vấn đề con người đúng không ạ? Tập trung vào vấn đề con người, chúng ta sẽ cùng xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến người lái xe nhé! ? Những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến tai nạn giao thông ? - KL: Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do ý thức của con người không am hiểu luật lệ giao thông hoặc biết mà coi thường luật lệ giao thông. ? Em hãy chỉ một số lỗi mà người tham gia giao thông mắc phải? ? Chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để giữ gìn trật tự an toàn giao thông? GV: Chốt các giải pháp chính và yêu cầu HS rèn luyện và thực hành. “ An toàn là bạn, tai nạn là thù”, giữ gìn trật tự an toàn giao thông là cấp bách, là trách nhiệm của mọi người. ? Tình hình TNGT của học sinh trung học Theo em thì ý thức tham gia giao thông của học sinh chúng ta đã tốt chưa? Nếu chưa, thì cụ thể ý thức chưa tốt đó là gì? Các em tự đánh giá kiến thức Luật giao thông của mình như thế nào? Nếu kiến thức Luật giao thông của em chưa tốt thì emthấy có cần thiết phải trau dồi kiến thức đó không? Các em tự đánh giá kỹ năng đi xe đạp của mình như thế nào? Các em đã bao giờ đi xe khi cơ thể mệt mỏi hoặc bị ốm (bệnh) chưa? Nếu có, thì khi đó các bạn có thấy tự tin khi tham gia giao thông không? 1/ Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc ATGT Tình hình Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ * ở Việt Nam : Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng - trung bình mỗi ngày khoảng 30 người chết hoặc trên 30 người chết, khoảng hơn 60 người bị thương do tai nạn giao thông. + Địa phương em : Tai nạn giao thông cũng gia tăng, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người. => Hậu quả : -Thiệt hại về người và của, nhiều người mất khả năng lao động trở thành gánh nặng cho gia đình XH. - bệnh viện quá tải - ảnh hưởng đến tâm lý nhân dân (người dân tham gia giao thông trong tâm trạng nơm nớp lo sợ). Các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT -Yếu tố con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng. Các bạn có thể thấy con người là yếu tố lớn nhất gây ra TNGT chiếm tới hơn 70%. 3.Nguyên nhân TNGT do người tham gia giao thông + Do sự gia tăng các phương tiện giao thông trong lúc cơ sở hạ tầng, đường sá không kịp đáp ứng. + Do nhiều phương tiện giao thông xuống cấp vẫn được sử dụng tham gia giao thông. + Do lực lượng cảnh sát giao thông còn ít, còn mỏng và làm việc chưa hết trách nhiệm, xử lí chưa nghiêm. + Nguyên nhân cơ bản nhất: Do người tham gia giao thông thiếu ý thức, không hiểu luật hoặc coi thường luật, cố tình vi phạm luật. - Lạng lách đánh võng, chở cồng kềnh, uống rượu bia quá nồng độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm, đi không đúng làn đường. + Biện pháp khắc phục : + Mở rộng đường sá. + Giáo dục luật lệ giao thông cho mọi người. Giáo dục con người nâng cao ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông. + Nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông. + Các cơ quan có chức năng cần làm việc nghiêm túc, xử lý nghiêm các trường hợp phạm luật. 4.Tình hình TNGT của Học sinh trung học 5.Nguyên nhân TNGT do Học sinh trung học Nguyên nhân khách quan Do người khác, do phương tiện, điều kiện đường sá, yếu tố thời tiết, môi trường… Nguyên nhân chủ quan Bản thân học sinh + Quá tự tin: 1 số học sinh luôn cho rằng khả năng lái xe của mình rất tốt nên đôi khi quá tự tin lại biến thành chủ quan khi tham gia giao thông. Các em có thể điều khiển xe đạp bằng 1 tay hay đi xe máy khi chưa đủ tuổi. Thậm chí, nhiều bạn còn tự tin mù quáng rằng đi xe máy dễ hơn cả đi xe đạp + Thích thể hiện bản thân: Nhiều học sinh luôn thích thể hiện bản thân, thể hiện mình khác biệt với người khác để thu hút sự chú ý. Do đó, nhiều lúc tham gia giao thông các bạn thể hiện những động tác nguy hiểm như bốc đầu xe, buông tay khi đi xe,v.v. + Một ý thức rất không tốt và phổ biến của nhiều học sinh là không quan tâm đến an toàn của những người tham gia giao thông khác. Rất nhiều bạn tham gia giao thông trên đường với tâm niệm mình cứ đi, người lớn phải nhường mình. Vì thế, nhiều bạn đi xe đạp vô tư dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, sang đường không cần đúng nơi quy định, v.v + Nguy hiểm hơn nữa, 1 số bạn học sinh có tư tưởng bất chấp, bất cần khi tham gia giao thông như biết rõ nguy hiểm mà vẫn tổ chức hoặc tham gia đua xe trái phép, thực hiện các động tác lái xe máy nguy hiểm,… Những ý thức không tốt trên của 1 bộ phận các bạn học sinh đã khiến cho tình hình giao thông của lứa tuổi học sinh trở nên rất nghiêm trọng - Hiện nay là nhiều bạn học sinh chưa đọc và tìm hiểu luật giao thông. Do đó, các bạn rất dễ vi phạm các quy tắc giao thông và gây hậu quả nghiêm trọng Những hậu quả có thể kể đến là: + Trước hết gây hại cho chính bản thân: Thương tích, nguy hiểm đến tính mạng thậm chí mất mạng, và luôn có cảm giác tội lỗi, ám ảnh vì những tổn thương mình gây ra cho gia đình và người khác. + Làm bố mẹ, người thân phải chịu trách nhiệm thay cho mình như đền tiền, đền bù cho người bị hại do các em chưa đủ 18 tuổi để có thể tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. + Nguy hiểm nữa là gây tổn thương cho những người tham gia giao thông khác: Thương tật, hoặc thậm chí chết người,… =>Thiếu kiến thức luật giao thông mà vẫn tham gia giao thông rất dễ gây ra nguy hiểm cho chính mình và những người tham gia giao thông khác. -Kỹ năng lái xe an toàn tốt phải bao gồm cả 3 yếu tố + Thứ 1 là Hiểu được đặc điểm phương tiện mà mình đang đi như tốc độ cho phép, tốc độ tối đa, khả năng phanh, giảm xóc, địa hình nào phù hợp nhất với xe, các tính năng nào của xe có thể giúp tham gia giao thông an toàn… Ví dụ, nhiều bạn học sinh thường xuyên vi phạm ATGT khi đi xe đạp vì các bạn cho rằng xe đạp là xe thô sơ nên các phương tiện khác phải chủ động nhường mình mà quên mất xe đạp là xe có tốc độ và sức mạnh thấp nên rất dễ bị các phương tiện khác gây tai nạn. Chính vì thế trên nhiều tuyến đường phải có làn đường dành riêng cho loại xe này. Bên cạnh đó, xe đạp điện có tốc độ không kém xe máy nhưng hệ thống và tính năng an toàn lại không đầy đủ như xe máy nên khả năng gây rủi ro và tai nạn cũng rất cao. Trong khi đó, học sinh lại chưa nhận thức được vấn đề này. + Thứ 2: Kỹ thuật lái xe chưa tốt Để có kỹ thuật lái xe tốt phải có ít nhất 8 kỹ năng cơ bản và để có đủ 8 kỹ năng này không phải là điều đơn giản + Thứ 3: Chưa biết cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm Dự đoán phòng tránh nguy hiểm là kỹ năng rất quan trọng giúp tham gia giao thông an toàn trên đường, Ghi nhớ: dù chúng ta có ý thức tốt, kiến thức luật tốt nhưng không có kỹ năng LXAT cũng rất dễ gây ra tai nạn. - Tình trạng cơ thể không tốt cũng tác động rất lớn đến việc điều khiển xe. Khi đã uống rượu bia thì chúng ta không đủ minh mẫn để điều khiển bất cứ phương tiện giao thông nào. Ngoài ra điều khiển xe khi cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều khiển xe hay tham gia giao thông trên đường. Hoạt động 2:Luyện tập(10’) 1. Yếu tố nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tai nạn giao thông? Con người Môi trường Cơ sở hạ tầng 2. Bài tập tình huống: Một lần bạn A (16 tuổi) lấy xe máy của mẹ chở B là bạn học cùng lớp để đến trường. Trên đường đi gặp bạn C đang đi xe đạp, A và B rủ bạn C bám vào xe mình để đi cho nhanh nhưng C nhất quyết không đồng ý. Thấy vậy, B nói: “Cậu thật là gàn, tội gì mà đạp xe cho mệt, đường đông thế này các chú công an phát hiện ra cũng không sao đâu”. Nhưng C vẫn kiên quyết không đu bám xe máy và khuyên 2 bạn A, B không nên đi xe máy vì chưa đủ tuổi. a.Em có tán thành hành vi của 2 bạn A và B không? Vì sao? b.Bạn C phản ứng như vậy có đúng không? Vì sao? 3.Bài tập Đáp án: 1.A 2. Không tán thành vì hành vi của 2 bạn này không an toàn ở chỗ: + Đi xe máy khi chưa 3 điều kiện quy định, kiến thức và kỹ năng LXAT chưa tốt rất dễ bị tại nạn + Không nhận thức được nguy hiểm của việc đu bám xe khác trên đường sẽ dễ làm mất thăng bằng, mất tay lái, cản trở giao thông trên đường, gây nguy hiểm cho chính bản thân và các bạn khác. b. Em tán thành với bạn C vì bạn ấy đã không hùa theo 2 bạn A, B để vi phạm Luật giao thông và nhận thức được nguy hiểm của việc đu bám xe để không làm theo 4. Củng cố,dặn dò( 5’) - HS rèn luyện theo yêu cầu, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn trật tự an toàn giao thông. - Học kĩ nội dung bài học. - Chuẩn bị thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và nội dung đã học. Rút kinh nghiệm ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 7 T31.doc