Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 23 tiết 23: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Nêu được thế nào là di sản văn hoá. Kể được tên một số di sản văn hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng :
- Tìm hiểu các di sản VH của đất nước.
CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa di sản phi vật thể và vật thể.
3. Thái độ :
- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ
1.Thầy: SGK,Giao án,tư liệu,truyện đọc
2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
? Thế nào là bảo vệ TNTN và MT?
? Mục đích và tác dụng của việc bảo vệ?
3. Bài mới.
* Giới thiệu ( 1’) Trong những năm gần đây tổ chức UNESCO dã có một chương trình giáo dục bảo vệ di sản văn hoá và đã được triển khai. Còn ở VN tháng 7/2000, Quốc Hội đã thông qua luật di sản văn hoá, TW đảng ra nghị quyết V về giữ gìn văn hoá dân tộc.
? Vì sao cả nhân loại và dân tộc đều đang quan tâm tới vấn đề di sản văn hoá?
Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện chủ trương của Đảng? để hiểu vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Tuần 23 – Tiết 23 Ngày soạn:19/1/2014 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Nêu được thế nào là di sản văn hoá. Kể được tên một số di sản văn hoá ở nước ta. 2. Kĩ năng : - Tìm hiểu các di sản VH của đất nước. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa di sản phi vật thể và vật thể. 3. Thái độ : - Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1.Thầy: SGK,Giao án,tư liệu,truyện đọc 2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định lớp.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ. (5’) ? Thế nào là bảo vệ TNTN và MT? ? Mục đích và tác dụng của việc bảo vệ? 3. Bài mới. * Giới thiệu ( 1’) Trong những năm gần đây tổ chức UNESCO dã có một chương trình giáo dục bảo vệ di sản văn hoá và đã được triển khai. Còn ở VN tháng 7/2000, Quốc Hội đã thông qua luật di sản văn hoá, TW đảng ra nghị quyết V về giữ gìn văn hoá dân tộc. ? Vì sao cả nhân loại và dân tộc đều đang quan tâm tới vấn đề di sản văn hoá? Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện chủ trương của Đảng? để hiểu vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. - GV ghi đầu bài lên bảng. * Hoạt động 1: Quan sát ảnh. (7’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV cho HS quan sát ảnh +? Di sản Mĩ Sơn Quảng Nam có đặc điểm gì? +? Trình bày hiểu biết của em về khu di tích Mĩ Sơn? +? Bến nhà Rồng là di sản văn hoá gì? Nó có đặc điểm gì và gắn với sự kiện lịch sử nào? +? Vịnh Hạ Long là di sản văn hoá gì? Nó có đặc điểm gì? 1. Quan sát ảnh: + Là công trình kiến trúc do ông cha ta xây dựng nên. - Phản ánh tư tưởng xã hội thời kì phong kiến. ® Được Unesco công nhận di sản VH TG 1/12/1999. + Di tích LS gắn với sự kiện NAQ ra đi tìm đường cứu nước. ® Được Unesco công nhận di sản thiên nhiên TG„ Năm 2000 được công nhận lần thứ 2. + Là danh lam thắng cảnh xếp hạng thế giới, là cảnh đẹp tự nhiên, không phải do con người tạo nên. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (19’) ? Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? ? Di sản văn hoá gồm mấy loại? ? Thế nào là di sản phi vật thể và phi vật thể?? Lấy ví dụ về mỗi loại di sản này? - GV cung cấp cho các nhóm HS tranh ảnh sưu tầm để HS phân thành di sản vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên. 2. Nội dung bài học a.Khái niệm - Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá KH được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Di sản văn hoá gồm: Vật thể và phi vật thể. + DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học. Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế… + DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu bằng trí nhớ, chữ viết, lễ hội, nghề thủ công.. Ví dụ: Không gian cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế… ? Em hãy nêu một số di sản văn hoá ở địa phương hoặc VN mà em biết? ? Hãy mô tả đặc điểm và nói rõ di sản đó thuộc loại nào? ? VN có những loại di sản nào được công nhận là di sản thế giới? - GV có thể giải thích thêm: + Di tích LS VH: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. + Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan tự nhiên với công trình kiến trúc. - VN có rất nhiều di sản văn hoá, thể hiện truyền thống lâu đời của dân tộc, rất đáng tự hào. + 15 di sản: - Vật thể: Cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), di tích Mĩ Sơn (1999), Vịnh Hạ Long (1994), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003), Hoàng thành Thăng Long (1/8/2010) - Phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), không gian cồng chiêng Tây Nguyên (2005), quan họ Bắc Ninh (2009), ca trù (1/10/2009). * Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập (8’) - GV đưa bảng phụ BTa: + Gọi HS làm. + Lớp nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở bài tập 3.Bài tập Bài tập b: đồng ý với ý 1, 3, 4, 5, 6, 8 -Làm bài trong vở bài tập Cao An, ngày tháng năm 2011 Ký duyệt Đỗ Thị Đào 4/Củng cố,dặn dò:(5’) GV cho HS làm Bài tập Câu 1: Di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới: A. Múa rối nước B. Cải lương Nam Bộ C. Cồng chiêng Tây Nguyên D. Áo dài truyền thống Câu 2: Trong các di sản văn hóa sau di sản văn hóa nào không được công nhận là di sản văn hóa thế giới? Cố đô Huế b.Nhã nhạc cung đình Huế Vịnh Hạ Long d.Hồ Ba Bể Câu 3: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá phi vật thể? A. Vịnh Hạ Long C. Hoàng thành Thăng Long B. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên D. Bến nhà Rồng. Câu 4: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể? A. Cố đô Huế C. Hát ca trù B. Quan họ Bắc Ninh D. Trang phục áo dài truyền thống. - HS đọc nội dung bài học. - Học kĩ nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới Bảo vệ di sản văn hoá - Tiết 2 Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt tuần 23 Ngày:
File đính kèm:
- 7 T23.doc