Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 22 tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm MT.

- Kể được những quy định cơ bản của PL về bảo vệ MT và TNTN. Biện pháp .

2. Kĩ năng :

- Nhận biết được các hành vi VPPL về bảo vệ MT và TNTN; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

- Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi BVMT và hành vi gây hại

- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động BVMT.

- Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.

3. Thái độ :

- Có ý thức bảo vệ MT và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi VP Luật BVMT

II. CHUẨN BỊ

1.Thầy: SGK,Giao án,tư liệu,truyện đọc

2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 1. Ổn định lớp.(1’)

2. Kiểm tra bài cũ. (5’)

? Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

 3. Bài mới.(34’)

* Giới thiệu (1’) : Chúng ta đã tìm hiểu và năm được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên , cùng với vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cuộc sống loài người. Vậy vì sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các biện pháp bảo vệ là gì? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

* Hoạt động 1: Liên hệ - tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.(20’)

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6125 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 22 tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 – Tiết 22
Ngày soạn:12/01/2014
Bài 14
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm MT.
- Kể được những quy định cơ bản của PL về bảo vệ MT và TNTN. Biện pháp ...
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được các hành vi VPPL về bảo vệ MT và TNTN; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi BVMT…và hành vi gây hại…
- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động BVMT.
- Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
3. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ MT và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ...
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi VP Luật BVMT 
II. CHUẨN BỊ
1.Thầy: SGK,Giao án,tư liệu,truyện đọc
2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
	1. Ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
? Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
	3. Bài mới.(34’)
* Giới thiệu (1’) : Chúng ta đã tìm hiểu và năm được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên , cùng với vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cuộc sống loài người. Vậy vì sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các biện pháp bảo vệ là gì? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 1: Liên hệ - tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.(20’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV cho HS thảo luận nhóm
? Lấy ví dụ trong thực tế về những việc làm gây ô nhiễm môi trường và hành động phá hoại tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
? Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?
? Tác hại của những việc làm đó là gì?
? Vậy khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch đã tác động đến môi trường và cuộc sống của con người ntn? - GV lấy thêm ví dụ việc thải khí độc vào môi trường và tình trạng thiên tai xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua để HS hiểu thêm tác hại.
? Vậy bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm mục đích gì?
?Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là của những ai? Nhà nước có quy định ntn về vấn đề này?
- GV nêu ví dụ về một số hành vi PL cấm: thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc, các chất độc hại vào nguồn nước…
- GV đưa ra câu hỏi để HS thảo luận:
+ Nhóm 1,2: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
+ Nhóm 3, 4: HS chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
- GV giới thiệu điều 29 Hiến pháp 1992 và nhấn mạnh: ® Mọi người phải thực hiện nghiêm túc bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên ® vi phạm sẽ bị xử nghiêm theo quy định của pháp luật.
- GV giới thiệu điều 182,183,184188, 189 bộ Luật hình sự 1999
2. nội dung bài học:
- HS lấy các ví dụ: Đổ chất thải độc hại vào nguồn nước (C.ty Vêđan...). Khai thác bừa bãi tài nguyên: Rừng, khoáng sản…
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm MT:
- Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế...
+ Tác hại của việc làm ô nhiễm MT, phá hoại TNTN:
- Mất cân bằng sinh thái.
- MT bị suy thoái: Lũ lụt, cạn kiệt TN 
" Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp,đảm bảo cân bằng sinh thái…
+ Sự cần thiết: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp toàn dân.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi (5’) 
- Trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Giữ gìn vệ sinh MT, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa) thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch…
- HS: Thực hiện tốt khẩu hiệu : Xanh - sạch- đẹp trong nhà trường….
* Hoạt động 2: Luyện tập(13’)
- GV cho HS làm tiếp BT
- Phân tích tình huống sau: Trên đường đi học về về, Tuấn phát hiện một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc xuống hồ nước.
+ HS GV gọi HS đưa ra ý kiến.
GV nhận xét: Khi phát hiện các hiện tượng làm ô nhiễm MT chúng ta phải phát huy vai trò của mình báo cho cơ quan chức năng để giải quyết, ngăn chặn và đó chính là hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT.
- Cho HS sắm vai
3 Bài tập
-HS làm tiếp BT vào vở bài tập
+ HS thảo luận, GV gọi HS đưa ra ý kiến.
+ Lớp nhận xét bổ sung. 
- HS sắm vai
4/Củng cố,dặn dò:(5’)
- HS đọc nội dung bài học.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới : Bài 15 – “Bảo vệ di sản văn hoá" (tiết 1)
+ Sưu tầm các di sản văn hóa của đất nước,thế giới
+ Tìm hiểu các khái niệm 
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 22
Ngày:

File đính kèm:

  • doc7 T22.doc