Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 15- Tuần 16

I. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức.

 - Hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học ở kì I

 - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về các chuẩn mực đạo đức để hình thành nhân cách người học sinh trong thời kì đổi mới.

 2. Về kĩ năng.

 Rèn kĩ năng nắm bắt bài tốt và biết vận dụng vào bài làm của mình

 3. Về thái độ

 - Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học GDCD.

* Nội dung lồng ghép:

II. Các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong bài

III. Các phương pháp dạy học tích cực.

 - Kĩ thuật chia nhóm

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi

 - Kĩ thuật giao nhiệm vụ

IV. Phương tiện dạy học.

 - Đề cương và câu trả lời.

 - Bảng da.

V. Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập.

 2. Bài mới.

 * Giới thiệu bài mới:

 Các em đã học xong chương trình học kì I. Tiết học này Thầy cùng các em ôn tập lại những kiến thức đã học để trang bị cho mình kiến thức cơ bản khi làm bài thi.

* Trình tự các hoạt động dạy và học:

 

docx9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 15- Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7. Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
* Hai việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ trong học tập:
- Chép bài giúp bạn và giảng lại bài khi bạn bị ốm phải nghỉ học.
- Khi có những bài tập khó, giảng giải cho nhau để cùng làm bài
8. Con người cần có lòng khoan dung vì:
- Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. 
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
9. Gia đình văn hóa là: Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết với hàng xóm láng giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
* Đối với học sinh có trách nhiệm:
- Chăm học, chăm làm.
- Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em.
- Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
10. Cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ vì:
- Đối với cá nhân: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí dân tộc Việt Nam.
- Đối với xã hội: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần 
làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập,
điều đó càng có ý nghĩa quan trọng.
 11. Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
* Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sự sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
12. Em không đồng ý với ý kiến trên vì: theo em, trong bất cứ thời đại nào vai trò của thầy cô giáo vẫn rất quan trọng. Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học , những kiến thức để chúng ta bước vào đời, công ơn đó chúng ta không bao giờ quên được. Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người Việt.
13. Em không tán thành việc làm của Anh và Hà vì: Việc làm của hai bạn đã vi phạm nội quy khi kiểm tra, thiếu trung thực và bạn Anh còn đánh mất lòng tự trọng của mình, việc làm đó còn khiến bạn Anh không có kiến thức và như vậy là bạn Hà làm hại bạn chứ không phải là thương bạn, giúp đỡ bạn.
14. Linh và các bạn đã vi phạm nội quy nhà trường: đem đồ ăn, thức uống vào lớp, xả rác bừa bãi làm mất vẻ mĩ quan và gây ô nhiễm môi trường lớp học. Ngoài ra, nước đổ xuống nền có thể gây trượt ngã, xảy ra tai nạn. Việc làm của các bạn rất đáng chê trách.
 Em sẽ khuyên các bạn: giờ ra chơi chỉ nên ăn uống ở căng tin để tránh vi phạm nội quy, tránh xả rác gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập, tạo cảnh quan trường học sạch, đẹp.
15. Không đồng tình với suy nghĩ của Hà vì: quê hương, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như: cần cù lao động, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa,...Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hà vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để có thể góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi đói nghèo. Ai cũng có quyền tự hào về quê hương và dòng họ của mình.
3. Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Về nhà học các câu trong đề cương, chuẩn bị thi HKI.
 - Chuẩn bị tiết ngoại khóa: Chủ đề: An toàn giao thông.
VI. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn:10.11.2013 Ngày dạy: 02.12.2013
Tuần: 16 Tiết : 16
 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA
 ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
 (Chủ đề: An toàn giao thông)
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Về kiến thức.
 - Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục tai nạn giao thông ở địa phương và trong cả nước.
 - Nhận biết hệ thống biển báo thông dụng và những quy định, trách nhiệm của người tham gia giao thông.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện ý thức và thiếu ý thức trong việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
 - Biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để thực hiện tốt trật tự, an toàn giao thông.
 3. Về thái độ.	
 - Ủng hộ, bảo vệ những hành vi thực hiện tốt trật tự, an toàn giao thông trong cuộc sống.
 - Phê phán những hành vi thiếu ý thức trong việc chấp hành luật lệ giao thông.
 * Nội dung lồng ghép: Giáo dục trật tự, an toàn giao thông.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được tích hợp trong bài
Kĩ năng trình bày
Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin.
Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng hợp tác.
III. Các phương pháp dạy học tích cực.
Động não.
Xử lí tình huống.
Đóng vai.
IV. Phương tiện dạy học.
- Tranh ảnh, tư liệu về các vụ tai nạn giao thong đường bộ. 
 Hệ thống biển báo, tình huống.
 Bảng da, máy chiếu.
V. Tiến trình lên lớp.
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra phần soạn đề cương ôn tập của học sinh.
2. Bài mới.
 * Giới thiệu bài mới: 
 Tai nạn giao thông đang là hiểm họa đe dọa cuộc sống của con người. Nó xảy ra ngày càng nghiêm trọng trong đó có rất nhiều nguyên nhân. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Làm thế nào để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông. Câu hỏi này là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Tiết ngoại khóa hôm nay sẽ giúp các em có thêm những kiến thức bổ ích khi tham gia giao thông để góp phần phòng ngừa tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. 
 * Trình tự các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục tai nạn giao thông ở địa phương Đồng Nai và trong cả nước.
Rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin
GV trình chiếu bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông Đồng Nai qua một số năm.
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
2011
648
272
819
2012
821
432
841
2013
486
312
414
* Lưu ý: Riêng năm 2013 chỉ tính 9 tháng đầu năm.
? Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây?
- Tai nạn giao thông ngày một tăng.
? Hãy chỉ ra những nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ngày một tăng và hết sức nghiêm trọng như vậy?
- Dân cư tăng số. Người tham gia giao thông ngày càng đông, phương tiện giao thông càng nhiều.
- Đường xấu và hẹp. Sửa chữa, nạo vét, …
- Phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn (đứt phanh, đang chạy bốc cháy, nổ,…)
- Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt.
 + Thiếu hiểu biết luật lệ giao thông. (vượt đèn đỏ, đi sai tín hiệu, biển báo trên đường, lấn tuyến, đi sai tuyến,…)
 + Biết nhưng không tự giác chấp hành (lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, không đội nón bảo hiểm, dùng chất kích thích,…)
? Trong những nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào là chủ yếu?
- Do thiếu hiểu biết về luật lệ giao thông và ý thức tham gia giao thông kém.
GV cho HS xem một số hình ảnh về tai nạn giao thông.
? Em hãy kể một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây?
- Vụ tàu hỏa tông 6 ô tô và hàng loạt xe máy trên cầu Ghềnh (Đồng Nai).
- Tàu hỏa đâm xe ăn cưới 9 người tử vong.
- Lật xe gỗ làm 10 người chết.- Khoảng 3 giờ 50 phút ngày 7/12/2011, chiếc xe biển kiểm soát 37V-3851 trên đường vận chuyển gỗ từ xã Xiêng My (huyện Tương Dương, Nghệ An) sang huyện Quỳ Hợp khi đến đỉnh Pù Huột, giáp địa bàn xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông) bất ngờ bị lật làm 10 người tử vong, 4 người bị thương.
- Vụ chìm tàu ở nhà hàng Dìn Kí (Bình Dương) tối 20/5/1011. Làm 16 người gồm rất nhiều trẻ nhỏ đã tử vong,….
? Qua quan sát các bức ảnh, hãy cho biết tai nạn giao thông đã gây ra những hậu quả gì?
- Tổn thất lớn về tính mạng và tài sản
- Gây ra nỗi đau thể xác và tinh thần.
GV chiếu những hình ảnh vi phạm luật giao thông.
? Qua đó em hãy nêu các biện pháp khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông?
- Chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Có hiểu biết về luật giao thông
- Ý thức tham gia giao thông tốt.
? Em có nhận xét gì về tình hình giao thông ở Đồng Nai?- Cũng như các thành phố lớn khác tình hình giao thông ở Đồng Nai cũng phức tạp, tai nạn thường xuyên diễn ra trên các quốc lộ lớn như quốc lộ 51, quốc lộ 1A
- Đồng Nai có một hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, theo thống kê nếu tính cả giao thông nông thôn và giao thông khu phố thì Đồng Nai có 3.058 tuyến đường với tổng chiều dài 6.266,763Km. 
Trong đó: 
- Đường Quốc lộ gồm 05 tuyến (QL1A, QL1K, QL20, QL51, QL56) với tổng chiều dài 244,23Km được nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II,III đồng bằng.
- Đường tỉnh gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 370Km, đường nhựa đạt tỷ lệ 76% còn lại chủ yếu là đường cấp phối sỏi đỏ. Chất lượng đường được nâng lên rõ rệt dần dần đáp ứng được nhu cầu vận tải và lưu thông hàng hoá ngày càng tăng của vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
- Đường huyện, thị xã, thành phố gồm 249 tuyến với tổng chiều dài 1317Km, đường nhựa đạt trên 65%
- Đường xã phường gồm 2.629 tuyến với tổng chiều dài 3.835Km. 100% xã phường có đường ô-tô đến trung tâm, một số xã vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn nhờ vào chương trình xã hội hoá giao thông nông thôn và giao thông khu phố nên tỷ lệ nhựa hoá đạt 60-70%.
- Đường chuyên dùng gồm 155 tuyến với tổng chiều dài 390Km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 100%. Được sự quan tâm và đầu tư đúng mức hệ thống giao thông đường khu công nghiệp phát triển khá nhanh, tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn đến tận cơ sở.
Hiện nay, ngành Giao thông Đồng Nai đã và đang triển khai thực hiện các dự án nâng cấp QL56, QL1K và xây dựng mới tuyến đường tránh TP.Biên Hoà. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh như : ĐT.761; ĐT.764; ĐT.766; ĐT.769….. thành đường cấp III, IV đồng bằng, hoàn thành bêtông nhựa 100% trên các tuyến đường tỉnh. Hoàn thành đầu tư nâng cấp các cầu trên đường tỉnh thành cầu vĩnh cửu, đảm bảo khả năng chịu tải H30-XB80. 
- Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam có một vai trò hết sức quan trọng, là đầu m

File đính kèm:

  • docxTuần 15- 16.docx