Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 10 tiết 10: Xây dựng gia đình văn hoá tiết 1

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức:

- Giúp Hs hiểu được những tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.

- Biết được mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

 2. Kĩ năng :

- Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.

 3. Thái độ :

- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa .

4. Nội dung tích hợp :

- Kĩ năng sống : Kĩ năng trình bày suy nghĩ ,ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa .Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề .Kĩ năng quản lí thời gian ,đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia công việc của gia đình .

- Giáo dục môi trường : Học sinh chúng ta cần phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa ,phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình ,lối xóm và nơi công cộng .

 II. CHUẨN BỊ.

1.Thầy:- Tranh ảnh,Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa

- Những câu chuyện về gia đình văn hóa và không văn hóa

2.Trò:Chuẩn bị bài mới

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

 1.Ổn định lớp.(1’)

2. Kiểm tra bài cũ.(5’)

? Khoan dung là gì? Lấy ví dụ?

? Ý nghĩa của lòng khoan dung? Để có lòng khoan dung chúng ta cần rèn luyện ntn?

 3. Bài mới.

 GV giới thiệu 1 gia đình – trong đó mọi người đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau, con cháu học hành chăm chỉ → Đó thể hiện một gia đình văn hoá. Vậy hiểu thế nào là gia đình văn hoá và ý nghĩa của nó, chúng ta đi tìm hiểu bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8085 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 tuần 10 tiết 10: Xây dựng gia đình văn hoá tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 - TIẾT 10
Ngày soạn: 06/10 /2013
BÀI 9 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
tiết 1
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
- Giúp Hs hiểu được những tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Biết được mỗi người cần phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
 2. Kĩ năng :
- Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
- Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.
 3. Thái độ :
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
- Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa .
4. Nội dung tích hợp : 
- Kĩ năng sống : Kĩ năng trình bày suy nghĩ ,ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa .Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề .Kĩ năng quản lí thời gian ,đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia công việc của gia đình .
- Giáo dục môi trường : Học sinh chúng ta cần phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa ,phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình ,lối xóm và nơi công cộng .
 II. CHUẨN BỊ.
1.Thầy:- Tranh ảnh,Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa
- Những câu chuyện về gia đình văn hóa và không văn hóa
2.Trò:Chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
	1.Ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
? Khoan dung là gì? Lấy ví dụ?
? Ý nghĩa của lòng khoan dung? Để có lòng khoan dung chúng ta cần rèn luyện ntn?
	3. Bài mới.
 GV giới thiệu 1 gia đình – trong đó mọi người đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau, con cháu học hành chăm chỉ → Đó thể hiện một gia đình văn hoá. Vậy hiểu thế nào là gia đình văn hoá và ý nghĩa của nó, chúng ta đi tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện " Một gia đình văn hoá"(10’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV cho HS đọc truyện.
- GV gợi ý HS thảo luận các câu hỏi:
? Gia đình cô Hoà gồm mấy người? Sự cố gắng của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích gì?
? Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà ?
? Mỗi thành viên trong gia đình cô Hoà đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành GĐ văn hoá?
? Đối với bà con, khu dân cư cô chú đã có những việc làm gì?
? Em có thể lấy 1 ví dụ ở địa phương em 1 gia đình được coi là tiêu biểu?
? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
1. Truyện đọc:
+ Mục đích: Xây dựng gia đình mình êm ấm, hạnh phúc.
+ Nhận xét:
- Đều có giờ giấc cụ thể.
- Gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ.
+ Cô chú:
- Ngoài việc cơ quan, còn việc nhà.
- Luôn là tấm gương...
 +Tú:
- Học giỏi.
- Giúp bố mẹ việc nhà.
- Gia đình tích cực xây dựng nếp sống khu dân cư, giúp đỡ bà con.
Bài học: Mọi người cùng đoàn kết, cố gắng sẽ xây dựng được gia đình văn hoá.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học(14’)
? Vậy em hiểu thế nào là gia đình văn hoá?
- GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận:
?Trong thực tế có phải gia đình nào cũng hạnh phúc và được coi là gia đình văn hoá không?
?Hãy tìm hiểu trong thực tế các loại hình thức gia đình?
? Đời sống vật chất có tác động như thế nào tới đời sống tinh thần trong gia đình?Yếu tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống vật chất trong gia đình là gì?
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
- GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận:
+ Nhóm 1: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?
+ Nhóm 2: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần làm gì và tránh làm điều gì?
+Nhóm 3: Trong gia đình, mỗi người có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận trong gia đình?
+Nhóm 4: Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không?Nếu có thì tham gia ntn?
? Việc xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
- GV cho HS liên hệ thêm.
2. Nội dung bài học :
a.Khái niệm 
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, đoàn kết xóm giềng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
+ Không, chỉ có gia đình nào có sự hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc mới được coi là gia đình văn hoá.
+ Có nhiều hình thức:
- Gia đình không giàu → mọi người yêu thương nhau, con cháu ngoan ngoãn.
- Gia đình giàu nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu → con cái hư hỏng.
- Gia đình bất hoà, thiếu nề nếp.
- Gia đình bất hạnh vì quá đông con, nghèo túng.
+ Giữa đời sống vật chất và tinh thần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Vật chất tốt " tinh thần tốt.
- Tinh thần tốt " tăng điều kiện vật chất
+N1: Có ý nghĩa tích cực đối với mỗi thành viên, làm cho các thành viên ngày càng tiến bộ. GĐ văn hoá là điều kiện để phát triển xã hội “GĐ là tế bào của XH”.
+N2: Cần hiểu rõ trách nhiệm của mình, tránh xu hướng hưởng thụ, gây mâu thuẫn…
+N3: Cần có sự nhường nhịn lẫn nhau tạo không khí hoà thuận.
+N4: Có.
VD: Học giỏi chăm ngoan, giúp đỡ bố mẹ việc nhà…
b. Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân và gia đình : Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. 
- Đối với xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
* Hoạt động 3 :Giải bài tập.(10)
- GV cho HS làm bài tập a,b
+ Gọi HS làm.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đánh giá cho điểm.
3.Bài tập
bài tập a:Hs liên hệ
bài tập b:
Gia đình
Đời sống vật chất
Đời sống tinh thần
Đông con
Túng thiếu
Không vui vẻ
Giàu có nhưng con cái ăn chơi ,đua đòi
Đầy đủ
Không vui vẻ
Có hai con đều ngoan ngoãn,chăm học,chăm làm
Đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu
Hạnh phúc
4.Củng cố,dặn dò: (5’)
- HS đọc nội dung bài học.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới : Bài 8 “Xây dựng gia đình văn hoá”- Tiết 2.
 Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………
Ký duyệt tuần 10
Ngày

File đính kèm:

  • doc7 T10.doc