Giáo án giáo dục công dân 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức.

 - Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.

 - Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

 - Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

 3. Về thái độ.

 - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác.

 - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

* Các nội dung lồng ghép:

 - Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: lời dạy của Bác về vai trò của đoàn kết (Đoàn kết là gốc của thành công).

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự đoàn kết, tương trợ với mọi người.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông / chia sẻ trước khó khăn của người khác.

- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.

 

docx9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p.
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?
 - Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm…
- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi.
- Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ mình.
? Em có suy nghĩ gì về những việc làm của các bạn lớp 7B?
 - Các bạn lớp 7B có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn khi khó khăn. Đó là sự đoàn kết, tương trợ.
GV: Cho HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công.
 (Nhân dân ta cùng đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Cùng đắp đê để ngăn lũ , trồng cây, giữ gìn vệ sinh môi trường, nhặt rác.. Đoàn kết trong lớp để bạn bè thân ái, giúp đỡ lẫn nhau....)
Hoạt động 2: Bài học.
? Như thế nào là đoàn kết, tương trợ?
- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
- Trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
? Đoàn kết, tương trợ đúng nghĩa phải như thế nào?
- Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kết bè kéo cánh, a dua hoặc bao che cho cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
? Tìm những biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống?
- Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, giặc Mĩ xâm lược.
- Học sinh học khá giúp bạn học yếu hơn mình.
- Một tập thể lớp thân ái, hòa thuận, không có xích mích, bất hòa,…
Rèn kĩ năng thể hiện sự cảm thông
? Bản thân em sẽ thể hiện tình đoàn kết, tương trợ bằng cách nào?
- Quan tâm giúp đỡ mọi người khi khó khăn.
- Có quan hệ thân ái trong tập thể lớp, đối xử bình đẳng với bạn bè.
- Không xích mích, chia bè phái, không lôi kéo nhau vào những việc xấu như chơi bời, quậy phá, bao che khuyết điểm cho nhau.
? Đối với những hành vi thể hiện sự đoàn kết tương trợ và hành vi gây mất đoàn kết, em có thái độ ra sao?
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ; mong muốn giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết như đánh nhau, cãi nhau, nói xấu người khác, chia rẽ bè phái,...
? Tình đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý giúp đỡ .
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
- Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
 Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh
? Sinh thời Bác Hồ đã dạy chúng ta như thế nào về sự đoàn kết, tương trợ?
 - Đoàn kết là gốc của thành công. Bác đã từng dạy “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. 
? Hãy kể một câu chuyện nói về sự đoàn kết mà Bác đã dạy?
“Năm 1954, các cán bộ tham gia cải cách ruộng đất đang dự hội nghị tổng kết ở Hiệp Hòa (Hà Bắc) để rút kinh nghiệm làm tốt đợt mới ở vùng giải phóng, thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, anh em bàn tán rất sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán… Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Giữa lúc đó thì Bác Hồ đến thăm hội nghị. Hôm đó giữa mùa thu, nhưng trời vẫn còn nóng. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu của Bác…Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
  - Các chú có trông thấy cái gì đây không ?
  Mọi người đồng thanh: 
  - Cái đồng hồ ạ. 
 - Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?
 - Có những chữ số ạ.
 - Những cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?
 - Để chỉ giờ, chỉ phút ạ. 
- Cái máy bên trong dùng để làm gì ?
 - Để điều khiển cái kim chạy ạ. 
   Bác mỉm cười, hỏi tiếp: 
 - Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?
   Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: 
 - Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?
- Thưa không được ạ. 
  Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận: 
 - Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vô lý”. 
? Đối với bạn bè và mọi người xung quanh em sẽ làm gì để mọi người cùng có ý thức đoàn kết, tương trợ?
- Phải là người gương mẫu trong việc đoàn kết, tương trợ. Không gây mát đoàn kết, phải có lòng yêu thương con người.
? Đối với những kẻ luôn gây mất đoàn kết thì em sẽ xử lí như thế nào?
- Kiên quyết đấu tranh và bài trừ những hành vi gây mất đoàn kết.
Gv bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 3: Bài tập.
? Đọc và xác định yêu cầu bài a/22.
 Gọi 2 HS làm.
Rèn kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu bằng bài tập b,c/22
? Xác định yêu cầu bài b/22.
? Xác định yêu cầu bài c/22? GV gọi HS làm, cả lớp nhận xét – GV kết luận - HS ghi vào vở.
I. Bài học:
 1. Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
- Trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
- Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kết bè kéo cánh, a dua hoặc bao che cho cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
2. Biểu hiện:
- Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, giặc Mĩ xâm lược.
- Học sinh học khá giúp bạn học yếu hơn mình.
- Một tập thể lớp thân ái, hòa thuận, không có xích mích, bất hòa,…
3. Vì sao phải đoàn kết tương trợ?
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý giúp đỡ .
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
- Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
4. Cách rèn luyện:
- Phải đoàn kết tương trợ với bạn bè, với mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể hoặc trong cuộc sống.
- Kiên quyết phản đối những hành vi gây mất đoàn kết
II. Bài tập: 
Bài a/22
 Nếu em là Thuỷ em sẽ chép bài giúp bạn, giảng bài cho bạn hiểu, động viên bạn.
Bài b/22
 Em không tán thành việc làm đó vì đó không phải là đoàn kết mà là hại bạn
Bài c/22.
 Hai bạn góp sức trong giờ kiểm tra là không được vì kiểm tra phải tự làm.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà. 
 - Làm bài d/22 
 - Học bài 1 đến bài 7. Tuần sau kiểm tra một tiết.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 **********************************
Ngày soạn: 09.10.2013 Ngày dạy: 18.10.2013
Tuần: 9 Tiết 9
 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:
 - Đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua các nội dung bài học từ đầu năm đến nay.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào bài làm của mình.
 2. Kĩ năng.
 - Giúp học sinh nắm bắt kĩ năng làm bài tốt.
 - Làm quen với dạng kiểm tra trắc nghiệm.
 3. Thái độ.
 - Hiểu được tầm quan trọng của kiến thức để làm bài tốt hơn.
 - Làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng thời gian quy định.
II. CHUẨN BỊ: 
Học sinh: Học bài, ôn lại các kiến thức đã học.
Giáo viên: Soạn đề, đáp án, biểu điểm.
 MA TRẬN ĐỀ
 Cấp độ
Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sống giản dị
Hiểu thế nào là sống giản dị.
(câu 3)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
Tự trọng
Nhận biết được ý kiến sai về về lòng tự trọng.
 (câu 4)
Nhận biết thế nào là tự trọng. 
(câu 1)
Hiểu hành vi có lòng tự trọng (câu 1)
Hai việc làm thể hiện tính tự trọng (câu 1)
3
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
0,5
1,0
10%
1
0,5
5%
0,5
1
10%
3
3,0
30%
 Tôn sư trọng đạo
Nhận biết câu nói về truyền thống tôn sư trọng đạo.
 (câu 2)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
Yêu thương con người
Ý nghĩa của lòng yêu thương con người. (câu 2)
Tìm được bốn câu ca dao, tục ngữ.
(câu2)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
0,5
1,0
10%
0,5
2,0
20%
1
3,0
30%
Đạo đức và kỉ luật.
Tôn sư trọng đạo.
Vận dụng kiến thức xử lí tình huống (câu 3)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
 1
2,0
20%
1
2,0
20%
Tự trọng, sống giản dị, tôn sư trọng đạo, yêu thương con người
Nhận biết được các hành vi (câu 5)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1
1,0
10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
1
2
20%
3
2
20%
0,5
1
10%
0,5
2
20%
1
2
20%
8
10
100%
I. Phần: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng.
 Câu 1: Hành vi nào sau đây mà theo em là có lòng tự trọng?
Bạn Nam đã tự nhận lỗi vì mải chơi nên vào lớp muộn.
Bạn Liên giờ kiểm tra Toán đã giở tài liệu.
Lân nghiện hút, ăn cắp tài sản của gia đình bị đi cải tạo nhiều lần.
Chú Quân phường em đã nhận hối lộ.
 Câu 2: Câu nào sau đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?
Uống nước nhớ nguồn.
Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Không thầy đố mày làm nên.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 3: Sống giản dị là?
Tính tình dễ dãi, xuề xòa.
Không bao giờ chú ý đến hình thức bên ngoài.
Sống phù hợp với điều kiện, hoàn

File đính kèm:

  • docxTuần 8- 9.docx