Giáo án giáo dục công dân 7 bài 5: Yêu thương con người (tiết 1)

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức.

 - Hiểu được thế nào là yêu thương con người.

 - Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người

 - Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết thể hiện lòng yêu thương con người đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.

 3. Về thái độ.

 Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.

 * Các nội dung lồng ghép:

 Lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tấm lòng yêu thương con người của Bác

II- CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của lòng yêu thương con người.

- Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông / chia sẻ.

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Động não.

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày 1 phút.

- Đóng vai.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da, các mẫu chuyện về Bác Hồ.

 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.

V- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Kiểm tra bài cũ:

 * Mục tiêu. Kiểm tra bài: Đạo đức và kỉ luật.

 * Câu hỏi.

 ? So sánh đạo đức và kỉ luật? Cho ví dụ?

 * Đáp án: - Đạo đức là những quy định , những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện .

 VD: yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô; giúp đỡ người khó khăn, tàn tật,.

- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng động hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan, xí nghiệp, ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

 VD: Thực hiện nội quy nhà trường.

 

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 40019 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 bài 5: Yêu thương con người (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu thương ông bà, tặng sách cho thư viện,...
- GV toå chöùc cho HS chôi troø chôi đóng vai 
 - Baïn Haïnh gia ñình gaëp khoù khaên. Lớp tröôûng lôùp 7A ñaõ cuøng cacù baïn ñaõ cuøng caùc baïn quyeân goùp giuùp ñôõ .
 ? Nhaän xeùt veà vieäc laøm cuûa caùc baïn lôùp 7A 
Hoạt động 3: Bài tập
Cho học sinh đọc nội dung bài tập a/16
HS thảo luận làm bài. Mỗi nhóm một ý trong yêu cầu.
I. Bài học.
1. Thế nào là yêu thương con người:
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác đặc biệt là những người khó khăn, hoạn nạn.
- Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho họ.
II. Bài tập:
Bài a/16:	
-Haønh vi cuûa Nam và Long laø theå hieän lonøg yeâu thuông con ngöôøi vì đbiết quan tâm đến người khác khi ốm đau, bệnh tật và gặp khó khăn.
- Haønh vi cuûa Toàn laø khoâng coù lòng thöông yeâu con ngöôøi vì chưa biết giúp đỡ bạn lúc ốm đau.
- Hành vi của Hồng cũng thể hiện lòng yêu thương con người vì không muốn làm hại bạn nêu cho Trung mượn tiền mua thuốc hút sẽ có hại cho sức khỏe của Trung
3. Hướng dẫn học tập ở nhà.
 - Học bài, coi phần tiếp theo.
VI- RÚT KINH NGHIỆM	
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 **********************************
Ngày soạn: 15.09.2013 Ngày dạy: 27.09.2013
Tuần 6 . Tiết 6
 Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức.
 - Hiểu được thế nào là yêu thương con người.
 - Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người
 - Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết thể hiện lòng yêu thương con người đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
 3. Về thái độ.
 Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
 * Các nội dung lồng ghép:
 - Lồng ghép giáo dục trật tự an toàn giao thông: Hành vikhông thể hiện lòng yêu thương con người của một số người khi tham gia giao thông.
 - Lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tấm lòng yêu thương con người của Bác.
II- CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy phê phán.
Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông / chia sẻ. 
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Động não.
Thảo luận nhóm.
Trình bày 1 phút.
Nghiên cứu trường hợp điển hình.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da, các mẫu chuyện về Bác Hồ.
 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.
V- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Mục tiêu. Kiểm tra bài: Yêu thương con người (tiết 1)
 * Câu hỏi. 
 ? Thế nào là yêu thương con người? Hãy tìm một số ví dụ thể hiện lòng yêu thương con người?
 * Đáp án: 
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác đặc biệt là những người khó khăn, hoạn nạn.
 VD: Giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tặng sách cho thư viện, tiếp bước đến trường, giúp đỡ người già neo đơn,...
2. Bài mới.
*Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết 1 các em đã được tìm hiểu yêu thương con người là gì? Lòng yêu thương con người được xuất phát từ đâu. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng tìm tiếp tìm hiểu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và ý nghĩa của nó?
* Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1. Tiếp tục nội dung bài học.
Rèn kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
HS thảo luận các câu hỏi:
 ? Em hãy tìm những biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn.
- Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. 
? Cho những ví dụ cụ thể?
- Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân.
- Thầy cô giáo tận tụy dạy dỗ học sinh nên người.
- Hi sinh thân mình để cứu bạn chết đuối.
- Động viên, an ủi, giúp đỡ người tàn tật,…
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh:
? Phân biệt lòng yêu thương con người với lòng thương hại?
Lòng yêu thương con người khác với thương hại: 
- Yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng nhân đạo chân thành, trong sáng
- Thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân, hạ thấp giá trị con người.
? Trái với yêu thương con người là gì và hậu quả của nó?
- Trái với yêu thưong là căm thù, căm ghét =>hậu quả mọi người mâu thuẫn thù hận nhau.
Tích hợp giáo dục trật tự an toàn giao thông:
? Hãy tìm những hành vi không thể hiện lòng yêu thương con người của một số người khi tham gia giao thông?
- Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy.
- Gặp người gặp tai nạn giao thông chỉ đứng nhìn hay lẳng lặng bỏ đi.
? Em có suy nghĩ gì về những hành vi này?
- Không có lòng yêu thương, sự thờ ơ, lãnh đạm, vô trách nhiệm và đó cũng là hành vi vi phạm luật giao thông.
? Vậy lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào?
- Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng
? Để trở thành người có lòng yêu thương con người, em cần rèn luyện như thế nào?
- Chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
- Gần gũi, cư xử ân cần, chu đáo với mọi người.
- Tránh làm điều ác, điều xấu như đánh nhau, bắt nạt bạn bè, em nhỏ, chế giễu người tàn tật, thờ ơ lãng tránh trước đau khổ của người khác.
- Tích cực tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo,…
? Để có lòng yêu thương con người ta phải làm gì?
- Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng việc làm cụ thể.
- Quan tâm đến mọi người và không đồng tình với thái độ lạnh nhạt, thờ ơ hay độc ác với người khác.
Hoạt động 2: Bài tập.
Cho học sinh đọc nội dung bài tập b,c,d /17
HS thảo luận làm bài
Trình bày phần thảo luận trên lớp.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
I. Bài học.
 1.Thế nào là yêu thương con người:
 2. Biểu hiện:
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn.
- Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. 
3. Vì sao phải yêu thương con người:
- Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng.
4. Cách rèn luyện
- Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng việc làm cụ thể.
- Quan tâm đến mọi người và không đồng tình với thái độ lạnh nhạt, thờ ơ hay độc ác với người khác.
II. Bài tập:
Bài b/17	
Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu thương con người.
 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
 - Lá lành đùm lá rách.
 - Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Yêu nhau chín bỏ làm mười.
- Chia ngọt sẻ bùi.
Bài c/17.
Hs kể một việc làm cụ thể như:
Chăm sóc ông bị ốm.
Dẫn người già qua đường,...
Bài d/17:
HS kể.	
3. Hướng dẫn học tập ở nhà.
 - Học bài, Coi bài 6.
VI- RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 **********************************
Ngày soạn: 22.09.2013 Ngày dạy: 04.10.2013
Tuần 7. Tiết 7
 Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức.
 - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
 - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Về thái độ.
 - Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Các nội dung lồng ghép:
II- CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
Kĩ năng suy ngẫm / hồi tưởng; kĩ năng xác định giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy trò. 
Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo.
Kĩ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự tôn sư trọng đạo trong các tình huống của cuộc sống.
Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về những suy nghĩ, việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo. 
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Thảo luận nhóm.
Xử lí tình huống.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da.
 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.
V- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Mục tiêu. Kiểm tra bài: Yêu thương con người (tiết 2)
 * Câu hỏi. 
 ? Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Đọc ba câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương giữa con người với nhau?
 * Đáp án: Ý nghĩa:
 - Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.
 - Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng.
 Ca dao, tục ngữ:
 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
 - Lá lành đùm lá rách.
 - Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
2. Bài mới
 *Giới thiệu bài mới:
 Gv kể mẩu chuyện sau : Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Thu nhân ngày 20 – 11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Thu ra mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Cô giáo Thu ngạc nhiên nhìn anh lính rồi cô nhận ra đó là một em học trò cu

File đính kèm:

  • docxtuan 5-7.docx