Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức :Giúp học sinh hiểu .
-Hiểu được thế nào là tự trọng .
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng .
-Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người .
1.2/Kỹ năng :
-Biết thể hiện tự trọng trong học tập ,sinh hoạt và các mối quan hệ .
-Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng đối với những việc làm thiếu tự trọng .
1.3/Thái độ:Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Hiểu được thế nào là tự trọng .
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng .
-Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người .
3.CHUẨN BỊ :
3.1/Giáo viên :Ca dao tục ngữ, gương về tính tự trọng .
3.2/ Học sinh :Xem bài trước ở nhà .
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:Kiểm diện , vỡ ghi chép của học sinh .
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trung thực là gì ? Cho ví dụ ? ( Câu hỏi dành cho học sinh yếu) ( 10 đ)
HS: -Là tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí lẽ phải ,sống thẳng thắng ,thật thà dám dũng cảm khi mình mắc khuyết điểm .(7 đ)
-Ví dụ : Khi thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra cần báo cho thầy cô biết chứ không cùng xem với bạn .( 3đ)
Câu 2:Nêu những hành vi trái với trung thực ?Nêu một việc làm rèn luyện của em tại lớp về tính trung thực ? ( 10đ) .
HS: -Dối trá ,xuyên tạc , bóp méo sự thật .( 5đ)
-Không quay cóp ,không nói dối thầy cô ( 5đ)
Câu 3:Em hãy giải thích câu danh ngôn của người xưa: “Sự việc chưa biết chắc chắn mười mươi thì chưa nên nói.đã biết chắc chắn mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói”( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)( 10 đ)
HS: Khuyên chúng ta trước khi nói điều gì cần biết chắc chắn về vấn đề ấy với những thông tin chính xác và đầy đủ.Ngoài ra khi đã biết chính xác về một việc gì đó rồi cũng cần lựa chọn thời gian và hoàn cảnh phùhợp để nói.Tất cả đều nhằm giúp cho việc ăn nói của chúng ta thể hiện được sự trugn thực ,mang lại lợi ích cho mình và người khác
Tuần:3 tiết :3 Ngày dạy: 5/9/2014 BÀI 3 : TỰ TRỌNG 1.MỤC TIÊU : 1.1/Kiến thức :Giúp học sinh hiểu . -Hiểu được thế nào là tự trọng . - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng . -Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người . 1.2/Kỹ năng : -Biết thể hiện tự trọng trong học tập ,sinh hoạt và các mối quan hệ . -Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng đối với những việc làm thiếu tự trọng . 1.3/Thái độ:Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. 2/NỘI DUNG HỌC TẬP: -Hiểu được thế nào là tự trọng . - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng . -Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người . 3.CHUẨN BỊ : 3.1/Giáo viên :Ca dao tục ngữ, gương về tính tự trọng . 3.2/ Học sinh :Xem bài trước ở nhà . 4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:Kiểm diện , vỡ ghi chép của học sinh . 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Trung thực là gì ? Cho ví dụ ? ( Câu hỏi dành cho học sinh yếu) ( 10 đ) HS: -Là tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí lẽ phải ,sống thẳng thắng ,thật thà dám dũng cảm khi mình mắc khuyết điểm .(7 đ) -Ví dụ : Khi thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra cần báo cho thầy cô biết chứ không cùng xem với bạn .( 3đ) Câu 2:Nêu những hành vi trái với trung thực ?Nêu một việc làm rèn luyện của em tại lớp về tính trung thực ? ( 10đ) . HS: -Dối trá ,xuyên tạc , bóp méo sự thật .( 5đ) -Không quay cóp ,không nói dối thầy cô ( 5đ) Câu 3:Em hãy giải thích câu danh ngôn của người xưa: “Sự việc chưa biết chắc chắn mười mươi thì chưa nên nói.đã biết chắc chắn mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói”( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)( 10 đ) HS: Khuyên chúng ta trước khi nói điều gì cần biết chắc chắn về vấn đề ấy với những thông tin chính xác và đầy đủ.Ngoài ra khi đã biết chính xác về một việc gì đó rồi cũng cần lựa chọn thời gian và hoàn cảnh phùhợp để nói.Tất cả đều nhằm giúp cho việc ăn nói của chúng ta thể hiện được sự trugn thực ,mang lại lợi ích cho mình và người khác 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài :Qua tiết học vừa rồi ,chúng ta đã tìm hiểu về trung thực ,là một đức phẩm chất đạo đức cần thiết cho mọi người .Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phẩm chất đạo đức khác nữa đó là lòng tự trọng .Vậy tự trọng là gì ,ý nghĩa ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu truyện đọc ( 10 PHÚT) GV: Phân vai cho học sinh đọc truyện SGK . HS: - Một em đọc lời dẫn . Một em đọc lời thoại của ông giáo . Một em đọc lời thoại của Sác lây . Một em đọc lời thoại của Rô-Be. ?Qua câu chuyện trên Rô –Be có hoàn cảnh như thế nào ? ( Phương pháp động não ) ? Hành động của Rô –Be được thể hiện như thế nào ? ? Vì sao Rô –Be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm ? ? Em có nhận xét gì về hành động của Rô –Be? ?Việc làm của Rô-be đã thể hiện đức tính gì ?(Tự trọng ). ?Hành động của Rô-be tác động đến tình cảm của tác giả như thế nào ?- Kết luận :Qua câu chyện trên ta thấy được hành động cử chỉ đẹp cao cả ,tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ .Đây là một bài học quí giá về lòng tự trọng của mỗi chúng ta . HOẠT ĐỘNG 2: ( 20 PHÚT) -Hiểu được thế nào là tự trọng . - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng . -Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người . Phương pháp liên hệ : Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế ? ( Kĩ năng so sánh ) HS: Không quay cóp ,giữ đúng lời hứa ,dũng cảm nhận lỗi,cư xử đàng hoàng ,nói năng lịch sự ,kính trọng thầy cô,hoàn thành công việc được giao . … ? Tìm những hành vi không biểu hiện tự trọng trong thực tế ? …( Câu hỏi dành cho học sinh yếu ) HS:Sai hẹn ,sống buông thả, làm điều sai không thấy xấu hổ ,nịnh nọt để lấy lòng người khác …. ?Thế nào là tự trọng ? Giải thích Chuẩn mực xã hội :Là xã hội đề ra các chuẩn mực để mọi người tự giác rèn luyện nghĩa vụ ,lương tâm ,danh dự ,nhân phẩm. ?Biểu hiện của tính tự trọng ? Lưu ý : Lòng tự trọng phải được biểu hiện ở mọi lúc mọi nơi ,trong mọi hoàn cảnh từ cách ăn mặc ,đến đời sống cá nhân .Biểu hiện rõ nhất là đối với học sinh . Liên hệ :Lịch sử kể tấm gương có lòng tự trọng (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ):Vị anh hùng Nguyễn Trung Trực lập nhiều chiến công đốt cháy tàu pháp trên sông Vàm Cỏ ông nói : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây .” =>Thái độ đó thể hiện cho phẩm chất tự trọng của người anh hùng nông dân. ? Người có tính tự trọng sẽ được lợi ích gì ? Phân biệt : Tự trọng với tự ái . Mở rộng : Có tự trọng thì con người mới có hành động phù hợp với các chuẩn mực xã hội ,tránh được những việc làm xấu có hại .Vì khi đó con người sẽ nghiêm khắc với bản thân hoàn thiện ý chí . ? Kể gương có lòng tự trọng trong cuộc sống mà em biết ? …( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình ) HS:Dù nghèo mà vẫn sống sạch sẽ ,gọn gàng nhà ở ,không gây tiếng tâm .. ? Nếu sống thiếu tự trọng sẽ gây ảnh hưởng gì ? HS: Tự hạ mình ,mọi người coi thường không tin tưởng … ? Em hãy giải thích câu tục ngữ : -Chết vinh hơn sống nhục . -Đói cho sạch, rách cho thơm . ? Muốn có lòng tự trọng học sinh phải làm gì ? Hs:Phải tự rèn luyện mình từ những việc nhỏ nhất trong học tập ,cư xử ,lời nói tác phong ,thực hiện đúng lời hứa không để ai nhắc nhở ,có ý thức tình cảm tôn trọng bảo vệ phẩm chất của chính mình . Thảo luận 2 phút : Tình huống : Đang đi chơi cùng các bạn bất chợt thấy ba mình đạp xích lô đi tới .Minh xấu hổ vội vàng quay đi không chào bố vì sợ các bạn biết và cười chê .Vậy hãy cho biết vì sao Minh quay đi không chào bố? Thái độ của Mimh là đúng hay sai ? Tại sao ? (Kĩ năng giao tiếp ứng xử) HS: Đại diện nhóm trả lời. GV:Minh thiếu tôn trọng ba mình thiếu lòng tự trọng I.TRUYỆN ĐỌC : Một tâm hồn cao thượng . -Mồ côi , không nơi nương tựa phải đi bán que diêm kiếm sống . -Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẽ để trả lại cho người mua diêm .Khi bị xe chẹt và bị thương nặng Rô-Be nhờ em mình đem trả tiền lại cho khách . -Muốn giữ lời hứa ,không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà dối trá để lấy tiền ,không muốn bị coi thường danh dự ,xúc phạm ,phạm mất lòng tin -Có ý thức trách nhiệm cao . -Giữ đúng lời hứa . -Tôn trọng người khác và chính mình . -Tuy có cuộc sống nghèo nhưng có tâm hồn cao thượng . -Đã làm thay đổi tình cảm của tác giả( từ chổ nghi ngờ không tin đến sững sờ se tim lại vì hối hận )và cuối cùng nhận nuôi em Sác –lây . II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1.Tự trọng :L à biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội . 2.Biểu hiện :Cư xử đàng hoàng đúng mực ,biết giữ lời hứa ,và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình không để người khác phải nhắc nhở , chê trách . 3. Ý nghĩa :-Là phẩm chất đạo đức cao quý . - Giúp con người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ . -Nâng cao phẩm giá uy tín của cá nhân của mọi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh . 4.4/Tổng kết : ?Thế nào là tự trọng ? ? Vì sao học sinh phải rèn luyện để trở thành người có lòng tự trọng ?Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS:-Học sinh phải rèn luyện tính tự trọng vì nếu có lòng tự trọng sẽ giúp học sinh có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ,nâng cao phẩm giá, uy tín của mình và được cha mẹ ,thầy cô bạn bè thương yêu ,quý mến. -Để trở thành người học sinh có lòng tự trọng đòi hỏi các em phải tự rèn luyện mình từ những việc làm nhỏ nhất trong học tập ,cư xử ,lời nói,tác phong…thực hiện đúng lời hứa của mình,không để ai nhắc nhở,chê trách . ?Trong những câu tục ngữ dưới đây câu nào thể hiện tính tự trọng ? (Câu hỏi dành cho học sinh trung bình ) 1.Giấy rách phải giữ lấy lề. (x) 2.Đói cho sạch rách cho thơm. (x) 3.Chết vinh hơn sống nhục .(x) 4.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn . ? Bài tập 1 SGK trang 11: Các hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính tự trọng ?Giải thích vì sao ? 1.Không làm được bài nhưng Nam không quay bài và không nhìn bài của bạn . 2.Nếu có khuyết điểm khi được nhắc nhở Sơn đều vui vẻ nhận lỗi nhưng chẳng mấy khi sửa chữa. 3.Dù khó đến mấy cũng cố gắng thực hiện cho được lời hứa của mình .. 4.Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Hoa mới nói khoe bố mẹ . 5.Đang đi chơi với cùng các bạn Lan rất xấu hổ khi gặp bố mẹ mình lao động vất vả. HS: Trả lời (1),(2).Vì hành vi đó thể hiện tính tự trong của bản thânbiết coi trọng giữ gìn đạo đức,biết giữ lời hứa tôn trọng mình và người khác . GV: Nhận xét ,đánh giá . 4.5/Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này : -Học bài ,làm bài tập còn lại SGK . -Tìm ca dao tục ngữ nói về tính tự trọng . *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị bài tiếp theo : “Đạo đức và kỉ luật” . -Đọc kỉ câu chuyện SGK và trả lời câu hỏi . -Nghiên cứu nội dung bài phần 1. 5/PHỤ LỤC : -Câu chuyện : “Hũ mắm và những nén vàng”. -Ca dao tục ngữ: 1/Cọp chết để da ,người ta chết để tiếng . 2/Tốt danh hơn lành áo . 3/Quân tử nhất ngôn. 4/Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. 5/Thà rẳng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời . @T?
File đính kèm:
- TU TRONG.doc