Giáo án giảng dạy Sinh học 6 cả năm - Năm học 2011-2012
- GV: cho HS kể tên một số đồ vật và 1 số loại cây hoặc con vật ở xung quanh.
- HS kể tên một số đồ vật, một số loại cây và một số con vật xung quanh.
? Các cây và các con vật cần những điều kiện gì để sống?
- Cần thức ăn, nước uống.
? Cái bàn và hòn đá có cần các điều kiện đó không?
- Không cần.
? Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào thay đổi đối tượng nào không thay đổi kích thước?
- Các cây và các con vật thay đổi kích thước.
- GV: Thông báo đối tượng thay đổi kích thước gọi là vật sống còn đối tượng không thay đổi kích thước gọi là vật không sống.
? vậy em hiểu thế nào là vật sống và thế nào là vật không sống?
- HS: trả lời và ghi nhớ kiến thức.
- GV: Chow HS nghiên cứu thông tin SGK/5 và thảo luận nhóm hoàn thành bài tập SGK/6.
GV: Gọi đại diện HS của một nhóm lên trình bày trên bảng
- HS: Nhóm khác nhận xét bổt xung.
- GV: Chốt lại nội dung kiến thức và giải thích.
/83 và thông báo lá cây bèo đất có nhiều lông tuyến tiết chất dịch bắt sâu bọ. - GV: Treo bảng phụ yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập. - HS: các nhóm cử đại diện của nhóm lên bang trình bày. - HS : Nhóm khác ở dưới theo dõi nhận xét bổ xung. - GV: chốt lại kiến thức HS ghi nhớ. - Lá biến thành tay móc ,tua cuốn à giúp cây leo cao. - Củ dong ta ,củ gừng lá biến thành vảy mỏng à che trở cho chồi của thân rễ. - Củ hành bẹ lá phình to thành vảy dày à chứa chất dự trữ. - Cây bèo đất có nhiều lông tuyến tiết chất dính à bắt sâu bọ. - Cây nắp ấm gân lá kéo dài làm thành bình à bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình. TT Tên vật mẫu Đặc điểm hìnhthái của lá biến dạng chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng 1 Xương rồng Lá có dạng gai nhọn giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai 2 Lá đậu hà lan Lá có dạng tua cuốn giúp cây leo cao Lá biến thành tua cuốn 3 Lá mây Lá có dạng tay móc giúp cây leo cao Lá biến thành tay móc 4 Củ dong ta Lá dạng vảy mỏng màu nâu nhạt che trở cho chồi của thân rễ Lá biến thành vảy 5 Củ hành bẹ lá phình to thành vảy dày chứa chất dự trữ Lá dự trữ 6 Cây bèo đất có nhiều lông tuyến tiết chất dính bắt sâu bọ Lá bắt mồi 7 Cây nắp ấm gân lá kéo dài làm thành bình bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình Lá bắt mồi Hoạt động 2: BIẾN DẠNG CỦA LÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ? Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học ? Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá thường? - HS Trả lời ? Những đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây? - HS: Trả lời và ghi nhớ kến thức - Lá 1 số cây biến dạng về hình thái thích hợp với chức năng ở các điều kiện sống khác nhau. IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: ? Sự biến dạng của lá có chức năng gì? vì sao lá của 1 số cây xương rồng biến thành gai? V. DẶN DÒ: - Về nhà học bài trả lời câu hỏi SGK/85. - Nghiên cứu trước bài sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: ............................................................................................................ Ngày soạn: 22/ 11/ 2011. Ngày dạy: 03/ 12/ 2011. Tiết 30. CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG BÀI 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS nắm được kiến thức đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát so sánh phân tích mẫu. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Tranh: sự tạo thành thân mới từ rễ thân lá ở 1 số cây 2. Học sinh: Vật mẫu: Củ gừng, khoai lang để ở nơi ẩm, lá bỏng, cây rau má.... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Bài cũ: ? Sự biến dạng của lá có chức năng gì ? vì sao lá của 1 số cây xương rồng biến thành gai? * Bài mới: Hoạt động 1: SỰ TẠO THÀNH CÂY MỚI TỪ RỄ, THÂN, LÁ Ở MỘT SỐ CÂY CÓ HOA Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS quan sát vật mẫu kết hợp quan sát H26.1 à 26.4. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi ở mục tam giác SGK/87. ? Cây rau má khi mọc trên đất ẩm ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? - HS: Có rễ và chồi nách. ? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể tạo thành 1 cây mới không? vì sao? - HS: có vì nó có đầy đủ cơ quan sinh dưỡng. ? Củ gừng để nơi đất ẩm có thể tạo cây mới được không? tại sao? - HS: Có vì nó phát triển thành các cơ quan sinh dưỡng. ? Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo cây mới được không? tại sao? - HS: Có vì nó phát triển thành các cơ quan sinh dưỡng. ? Lá cây thuốc bỏng để nơi đất ẩm có thể tạo cây mới được không? tại sao? - HS: Có vì nó phát triển thành các cơ quan sinh dưỡng. ? Treo bảng phụ có nội dung của phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận thống nhất ý kiến và cử đại diện lên bảng trình bày. - HS: Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ xung. - GV: Thống nhất ý kiến của các nhóm và đưa ra đáp án. STT Tên cây Mọc từ phần nào của cây Phầnđó thuộc cơ quan nào Trong điều kiện nào 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm 2 củ gừng Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm 3 củ khoai lang Thân củ Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm 4 lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đất ẩm ? Từ kết quả trên em có nhận xét gì về sự tạo thành cây mới? - 1 số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng. Hoạt động 2: SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở CÂY Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Treo bảng phụ có ghi nội dung lệnh tam giác SGK/88. - HS: Đại diện HS hoàn thành đáp án. - HS: Khác nhận xét bổ xung. - GV: Đưa ra kết quả. ? Em hiểu thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? ? Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó nhất là cỏ gấu? - HS: Rễ ăn sâu dưới đất như rễ củ nhỏ. ? Trình bày những biện pháp tiêu diệt cỏ dại? (1) sinh dưỡng. (2) Thân bò, Thân rễ, Thân củ, Lá. (3) độ ẩm. (4) cơ quan sinh dưỡng. - Khả năng tạo thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng à sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: ? Kể tên 34 loại cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm như thế nào? V. DẶN DÒ: - Về nhà học bài trả lừi câu hỏi SGK/88. - Nghiên cứu trước bài Sinh sản sinh dưỡng do người. * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG TUẦN 16. Ngày soạn: 28/ 11/ 2011. Ngày dạy: 05/ 12/ 2011. Tiết 31. Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS: Hiểu thế nào là giân cành chiết cành , gép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - Biết được những ưu điểm của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm. 2. Kĩ năng: - Quan sát, nhận biết, so sánh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn , ham mê tìm hiểu thong tin khoa học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Mẫu vật thật cành sắn giâm , ngọn rau muống giâm đã ra rễ. 2. Học sinh: - Mẫu vật thật cành sắn giâm , ngọn rau muống giâm đã ra rễ. - Ôn lại bài sự vận chuyển các chất trong thân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Bài cũ: ? Sinh sản sinh dưỡng là gì ? * Bài mới: - Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống trong ống nghiệm là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm mục đích nhân giống cây trồng. Vậy cách sinh sản sinh dưỡng trên con người đã tác động như thế nào ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 1: GIÂM CÀNH Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS quan sát 1 đoạn sắn có đủ mắt đủ chồi cắm dưới đất ẩm sau 1 thời gian có hiện tượng gì ? - HS: Cành sắn hút ẩm ra rễ à Cây con. - GV: Thông báo đó là giâm cành ? Vậy giâm cành là gì ? - GV: Cho HS kể tên 1 số loại cây trồng theo kiểu giâm cành. G? Cành của những cây này có đặc điểm gì mà có thể giâm được - HS: Có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. - Giâm cành là tách 1 đoạn thân hoặc 1 đoạn cành của cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ để phát triển thành 1 cây mới. Hoạt động 2: CHIẾT CÀNH Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS quan sát H27.2. Chú ý các bước tiến hành chiết cây trả lời câu hỏi: ? Chiết cành là gì? ? Vì sao ở cành chiết rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt. - HS: Vì chất hữu cơ được chế tạo không vận chuyển qua mạch rây đã bị cắt nên tích lại ở đó, do có độ ẩm và bầu đất bao quanh tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ở đó. - GV: Cho HS kể tên 1 số loại cây được trồng bằng cách chiết cành. ? Vì sao các loại cây này không được trồng bằng cách giâm? - HS: Vì những loại cây này chậm ra rễ. - Làm cho 1 đoạn cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi cắt đem trồng thành cây mới gọi là chiết cành. Hoạt động 3: GHÉP CÂY Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát H27.3 trả lời câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là ghép cây? ? có mấy cách ghép cây? ? Ghép mắt gồm những bước nào - HS:Có 4 bước (SGK/90) - Ghép cây là dùng mắt chồi của 1 cây gắn vào cây khác cùng loại cho tiếp tục phát triển. - Có 2 loại ghép cây: ghép mắt và ghép cành . Hoạt động 4: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRONG ỐNG NGHIỆM Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung bài học - GV: Cho HS nghiên cứu thông tin SGK kế hợp quan sát H27.4 trả lời câu hỏi: ? Nhân giống vô tính là gì? ? Em hãy cho biết những thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin - HS: Từ 1 củ khoai tây trong 8 tháng bằng phương pháp nhân giống vô tính thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng 40 ha. Nhân giống phong lan cho hàng 100 cây mới. - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo nhiều cây mới từ 1 mô trong ống nghiệm. IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: ? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt chồi? ? Chiết khác giâm ở điểm nào? V. DẶN DÒ: - Về nhà học bài trả lời câu hỏi SGK/90 - Nghiên cứu trước bài (cấu tạo và chức năng của hoa) - Giờ sau mỗi nhom mang 1 cành hoa râm bụt và 1 cành hoa hồng * RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: ............................................................................................................ Ngày soạn: 29/ 11/ 2011. Ngày dạy: 10/ 12/ 2011. Tiết 32. CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH BÀI 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS: biết phân biệt các bộ phận chính của hoa , các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh các bộ phận của hoa. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật có hoa. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Mẫu vật: hoa râm bụt, hoa cúc, hoa hồng. - Mô hình: Cấu tạo hoa. - Dụng cụ: kính lúp, dao lam. 2. Học sinh: Vật mẫu: Củ gừng, khoai lang để ở nơi ẩm, lá bỏng, cây rau má.... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Bài cũ: ? Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường ch
File đính kèm:
- giao an sinh hoc 6.doc