Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Đề tài: Hát, múa “Cô Giáo”

Hoạt động 1: Trò chơi âm nhạc “ Nốt nhạc vui”

 - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Nốt nhạc vui”

 - Luật chơi: Trên màng hình vi tính có các tranh ảnh về 1 số nghề. Cô sẽ mời một bạn đại diên theo tổ lên chọn 1 hình bất kì trên màn hính vi tính, bạn chơi sẽ nhắp chuột vào bất kì hình nào mà con thích, khi nghe nhạc vang lên thì lắng nghe và đoán bài hát đó có tên là gì? Nếu bạn lên chơi không đoán được c/c có thể trẻ lời dùm cho bạn.

- Cho trẻ chơi: cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung đoạn nhạc: Đoạn nhạc vừa rồi con vừa nghe xong nói về cái gì?(Trẻ trả lời)

+ Cho trẻ đoán tên bài hát đó?

- Cô và trẻ nhận xét trò chơi

 

doc46 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Đề tài: Hát, múa “Cô Giáo”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cái bàn máy may dùng để may đồ
- Bạn nào ước mơ sẽ làm nghề may?
- Vậy nghề may thì con may đồ cho bạn nam hay bạn nữ?
- Bạn Nam thường may những trang phục gì?
- Bạn nữ may những trang phục nào? (Đầm váy)
Không những có nghề thợ mộc, thợ may là nghề sản xuất còn có nghề gì nữa?(Trẻ kể)
+ Cô cũng có tranh thợ dệt
Tranh thợ dệt
- Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét
- Thợ dệt thì cần những đồ dùng gì? (trẻ kể)
- Thợ dệt dệt ra những sản phẩm nào mà con biết? (Dệt vải.)
*Cho trẻ kể tên 1 số nghề sản xuất ? (trẻ kể)
+ Ngoài ra cô cung cấp thệm các nghề như: nghề nông, nghề cạo mũ
Giáo dục trẻ biết yêu mến, quý trọng người lao động và biết quí trọng sản phẩm một số nghề đã làm ra
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
Trò chơi: “ Bé nhanh trí”
- Cô cho trẻ về lấy thẻ lô tô về đồ dùng của một số nghề sản xuất
- Cho trẻ chơi lô tô “lấy thẻ lô tô theo yêu cầu của cô”
- Trẻ chơi 3-4 lần
- Cô quan sát sữa sai cho trẻ
- Trò chơi: “Bé trỗ tài”
- Luật chơi Cô sẽ cho c/c về 2 đội, đội A và đội B
+ Đội A sẽ làm động tác hoạt động của nghề sản xuất để đội B đoán.
+ Ngược lại đội B xẽ nói nhanh 1 số đồ dùng của nghề để đội A đoán: Cái máy may - nghề may.
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét trò chơi
Kết thúc: Cho trẻ về góc chơi nạn 1 số đồ dùng của nghề sản xuất mà trẻ thích
Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2009
HOẠT ĐỘNG : THƠ “BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ.”
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc lời bài thơ và hiểu nội dung bài thơ: có 1 số nghề quen thuộc mà trẻ biết
- Biết ngắt giọng, thể hiện nhịp điệu giọng nhanh, chậm khi đọc thơ.
- Giáo dục: trẻ biết yêu mến, quí trọng 1 số nghề trong xã hội
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh trích dẫn có nội dung bài thơ.
- 3 tranh có chữ to có nội dung bài thơ cho trẻ chơi gạch chân tìm chữ cái đã học
- Máy Cattset, đĩa bài hát có nội dung một số ngành nghề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé.
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trong bài hát nói về cái gì?
- Chú công nhân làm những công việc gì?
- Chú công nhân xây dựng làm việc ở đâu?
+ Trong bài hát còn nói đến ai nữa? (Cô công nhân)
- Cô công nhân làm nghề gì?
 - Cô công nhân làm việc ở đâu?
- Có một bài thơ nói về các ngành nghề ở trong xã hội và muốn biết đó là những ngành nghề gì thì các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” của tác giả: Yên Thao 
* Hoạt động 2: Đọc thơ bé nghe.
- Cộ đọc thơ lần 1 với tranh vẽ minh họa.
+ Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì?
+ Tác giả của bài thơ là ai?
- Cô đọc thơ lần 2 với tranh trích dẫn, đàm thoại, giải thích từ khó.
+ Đoạn 1: “Bé chơi làm thợ nề
	 đất nước”.
+ Bài thơ nói về ai?
+ Bé chơi làm nghề gì?
+ Thợ nề làm công việc gì?
+ Bé còn chơi làm nghề gì nữa?
+ Thợ mỏ làm công việc gì?
+ Ngoài ra bé còn làm được những nghề nào nữa?
+ Thợ hàn làm công việc gì?
- Giải thích từ” thợ nề” hay gọi là thợ xây
+Đoạn 2: “Bé chơi làm thầy thuốc
	 .cháu bé”.
+ Cho trẻ kể những nghề có trong đoạn thơ này!
+ Thầy thuốc làm công việc gì?
+ Vì sao con biết?
+ Ngoài ra có nghề nào nữa?
+ Cô giáo làm công việc gì?(trẻ kể)
+Đoạn 3: “Một ngày ở nhà trẻ
	.cái cún”.
+ Ở nhà trẻ bé làm được gì?
+ Khi mẹ đón về, bé như thế nào?
Vừa rồi c/c được học bài thơ có rất nhiều nghề. Mỗi nghề có những công việc khác nhau nhưng đều giúp ích cho con người chúng ta. Sản phẩm làm ra là phục vụ cho chúng ta.
- Vì thế c/c biết yêu quý, kính trọng sản phẩm người lao động đã làm ra
* Hoạt động 3: Bé đọc thơ
- Cho trẻ đọc tiếp theo cô. Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ
- Cho hai đội đọc đối đáp.
- Cho tổ, nhóm đọc.
- Cô mời một cháu lên đọc thơ với tranh chữ to.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Cho các cháu kết làm 3 nhóm về thảo luận tìm và gạch chân chữ cái “u,ư” trong đoạn thơ.
- Cô quan sát trẻ chơi
- Nhận xét trò chơi
Kết thúc: Cho trẻ về góc vẽ một số sản phẩm về ngành nghề. 
Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2009
HOẠT ĐỘNG VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ biết sử dụng các đường nét cơ bản để vẽ trang trí hình tròn.
- Khi vẽ trang trí trẻ biết dùng xen kẽ 2 màu và cách đều.
- Thông qua trang trí giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh
II.CHUẨN BỊ: 
- Mẫu vẽ trang trí hình tròn: 3 tranh
- Giấy , bút màu cho trẻ.
- Máy casset
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:
- Cho trẻ đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Các con biết bé chơi làm bao nhiêu nghề trong nội dung bài thơ?
- Làm cô nuôi để làm gì?
- Thế các con có yêu em bé không?
- Yêu em bé các con sẽ vẽ tặng em bé cái đĩa đựng thức ăn thật đẹp nhé.
*Hoạt động 2: Cho trẻ xem tranh mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh 
- Cô nói cái đĩa đựng thức ăn có dạng hình tròn được trang trí như thế nào?(Trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ nói kỷ năng tô màu xen kẻ giữa các hoa lá!
- Cô cho trẻ lên vẽ bông hoa để trang trí hình tròn? (Trẻ vẽ vào bên trong hình tròn)
Tranh vẽ trang trí hình tròn với những nét cong nối liền nhau
+ Ngoài ra cô cũng có thêm bức tranh vẽ trang trí hình tròn rất đẹp cô sẽ cho c/c xem
- Cô hỏi trẻ về kỷ năng vẽ trang trí hình tròn? (Vẽ những nét cong nối liền nhau, cách quãng đều nhau)
- Khi rang trí c/c vẽ cho hết vòng tròn, sau đó tô màu trong các nét cong thật đẹp có các màu xen kẽ nhau.
- Kế tiếp là tô màu mãng? 
- Cô cho trẻ nói cách trang trí hình tròn? (Có thể vẽ xen kẻ các hình như: hình tam giác, hình vuông, hình tròn . 
Có thể vẽ trang trí hình tròn to, hình tròn nhỏ và tô màu
+ Cô cho trẻ xem tranh vẽ trang trí hình tròn to, nhỏ
- Trẻ nói kỷ năng vẽ trang trí hình tròn to, nhỏ xen kẻ với nhau
- Để tô màu bức tranh cho đẹp c/c tô như thế nào? (Xen kẻ các màu)
*Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Trẻ vẽ: cô bao quát hướng dẫn trẻ cách chia bố cục hình vẽ trong hình tròn. 
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Động viên khuyến khích những trẻ vẽ, tô màu cho đẹp.
- Cô luôn luôn động viên trẻ vẽ sáng tạo thêm những hoa văn mà trẻ đã được quan sát
- Nhắc nhở trẻ tư thế ngồi vẽ
- Báo hết giờ
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
- Trẻ đem sản phẩm lên giá trưng bày .
+Cho trẻ nhận xét các sản phẩm trẻ thích ?Vì sao trẻ thích?
+Cô nhận xét chung
- Cho trẻ hát “cô giáo em”
Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2009
NHẬN BIẾT – PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ phân biệt được đặc điểm tính chất của khối cầu, khối trụ và gọi tên được khối cầu, khối trụ
- Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của khối cầu và khối trụ
- Giáo dục trẻ biết tập trung chú ý và tích cực hợp tác chia sẻ trong giờ họcII. CHUẨN BỊ:
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô và đồ dùng của trẻ:
+ Khối cầu, khối trụ, một túi vải đựng khối cầu, khối trụ.
+ Để xung quanh lớp 1 số ĐDĐC có dạng khối cầu(Bóng, bi..) khối trụ (lon nước ngọt, lon đựng trà, lon sữa).
+ Mỗi trẻ 1 khối cầu, 1 khối trụ và 1 – 2 khối khác nhau. Cô để vào rổ và để ở các góc.
+ Đất nặn, dĩa dựng sản phẩm, bảng nặn đủ cho mỗi trẻ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Luyện tập khối cầu, khối trụ
- Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trong bài hát nói đến nghề nào?
- Chú công nhân làm những công việc gì?
- Chú cần những đồ dùng nào? 
- Vật liệu để xây là cái gì? (xi măng, gạch..)
- Chú công nhân các khối gỗ để làm việc. Vậy hôm nay cô sẽ cho c/c xem 1 số khối!
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kì diệu”
- Cho trẻ đoán trong túi có gì? (Trẻ đoán)
- Cô đưa khối cầu ra cho trẻ nhận xét? (Trẻ sờ và nói: khối cầu là khối tròn đều, lăn được nhiều hướng, nó có dạng hình tròn)
- Cho trẻ gọi tên khối cầu?
- C/c thử nghĩ xem đồ dùng nào có dạng hình khối cầu? (Quả bóng, hòn bi...)
- Cô cho trẻ lên tìm và gọi tên khối trụ ? (Khối trụ)
- Vì sao con biết là khối trụ?(Trẻ trả lời)
- Các con thử kể và đi tìm xung quanh lớp đồ dùng nào có dạng khối trụ? (Trẻ tìm)
*Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ
- Cô cho trẻ xem máy vi tính hình và từ “khối cầu”
- Vì sao c/c cho đây là khối cầu? (Có dạng hình tròn)
- Cô cho trẻ quan sát khối cầu và nhận xét? (khối cầu đều lăn được nhiều hướng)
- Cô cho trẻ xem máy vi tính hình và từ “khối trụ” và trẻ nhận xét : khối trụ là khối tròn dài có 2 mặt là hình tròn ở 2 đầu và lăn được
- Để biết được khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì cô và c/c cùng khám phá nhé!
- Cô cho trẻ lấy rổ xong về đội của mình.
Khối cầu:
- Cô cho trẻ cầm khối cầu đưa lên và gọi tên?
- Tại sao con biết đây là khối cầu?’
- Con cầm khối cầu lên sờ xem khối cầu này có đặc điểm như thế nào?”
- Bây giờ con đặt khối cầu xuống lăn xem sao? (lăn tới, lăn lui, lăn trái, lăn phải, lăn tròn...)
- Con thử đoán xem nếu ta xếp chồng khối cầu này thì sẽ như thế nào? 
- Tại sao khối cầu không xếp chồng được?(Vì khối cầu không có chỗ nào phằng mà đều cong nên dễ lăn, không đặt chồng lên nhau được.)
+ Cho trẻ tìm đồ dùng xung quanh có dạng khối cầu?(trẻ tìm)
- Cô quan sát trẻ
Khối Trụ:
- Cho trẻ tìm và gọi tên khối trụ ? (Trẻ tìm khối trụ và và gọi tên)
- Các con có nhận xét gì về khối trụ? (dùng tay sờ, lăn để khảo sát)
- Con thử đặt khối trụ dựng đứng. Con có nhận xét gì về khối trụ? (Khối trụ đứng được nhờ có mặt phẳng)
 - Khối trụ có lăn được không?(Trẻ lăn và nhận xét: Đặt nằm thì lăn được, đặt đứng thì lăn không được)
-Vì sao khối trụ có lúc lăn được, có lúc lại không lăn được?
- Cho trẻ đặt chồng 2 khối trụ lên nhau? (khối trụ đặt chồng lên nhau nhờ có 2 mặt phẳng)
- Khối gì thân tròn dài, có 2 mặt là hình tròn ở 2 đầu, lăn được theo 2 hướng và đứng được trên mặt phẳng, xếp chồng nhau được?( khối trụ)
- Cho trẻ tìm quanh lớp những đồ dùng, đồ chơi có dạng khối trụ và kể thêm những đồ vật mà con biết có dạng hình khối trụ
Cô kết luận: Khối cầu là khối tròn đều, lăn được nhiều hướng trên mặt phẳng, không xếp chồng được. có 2 mặt là hình tròn ở 2 đầu, lăn được theo 2 hướng và đứng được trên mặt phẳng, xếp chồng được gọi là khối trụ
* So sánh khối cầu và khối trụ:
Giống nhau: lăn được
- khác nhau: Khối cầu là khối tròn đều, lăn được nhiều hướng trên mặt phẳng, không xếp chồng được. Khối trụ là khối có 2 mặt là hình tròn ở 2 đầu, lăn được theo 2 hướng và đứng được trên mặt phẳng, xếp chồng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_de_tai_hat_mua_co_giao.doc