Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Ước mơ của bé

I. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận và nêu lên một số nghề phổ biển, truyền thống của địa phương.

- Có thể nói được câu dài và kể chuyện về một số nghề gần gũi quen thuộc.

II. Phát triển nhận thức:

- Biết được trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của các nghề trong cuộc sống.

- Phân biệt được một số nghề phổ biến; nghề truyền thống của địa phương qua một số đặt điểm nỗi bật.

- Phân loại dụng cụ và sản phẩm của một số nghề .

- Nhân biết số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.

III. Phát triển thẩm mỹ:

- Biết hát và vận động theo nhạc và một số nghề nghiệp.

- Biết phối hợp đường nét,màu sắc hình dáng: vẽ, nặn ,xé dán,xếp hình tạo thành sản phẩm về các nghề.

 

doc64 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Ước mơ của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Một mẹ thường có bốn đôi
	Yêu thương mẹ sẽ nước non vơi đầy” Là gì?(Bộ ấm chén)
- Ở nhà các con có bộ ấm chén không? Bộ ấm chén dùng để làm gì?
- Con có uống nước nước chà bao giờ chưa?
- Thế con có biết bộ ấm chén được làm từ đâu không? Do ai làm ra?
- Ngoài bọ ấm chén được làm từ đất sét ra các con còn biết sản phẩm nào được làm từ đất sét nửa?
- Cô có một số sản phẩm được làm từ hòn đất sét các con xem đó là gì nha!
	2. Hoạt động 2: XEM TRANH VỀ SẢN PHẨM CỦA NGHỀ SẢN XUẤT
- Xem tranh về cái dĩa:
	+ Các con có biết đây là cái gì không?
	+ Cái dĩa còn gọi là cái đĩa.
	+ Cái dĩa dùng làm gì? Con có gặp cái dĩa chưa? Gặp ở đâu?
	+ Ai làm ra cái dĩa?
	+ Cái dĩa được làm từ nguyên vật liệu gì?
	+ Ngoài dĩa được làm từ đất sét con có biết cái dĩa có thể làm từ vật liệu gì nửa?
	+ Cô tóm lại ý của trẻ.
- Xem tranh về lọ hoa:
	+ Các con có biết đây làm gì không?
	+ Dùng để làm gì? Con gặp ở đâu?
	+ Do ai làm ra? Cô này đang làm gì?
	+ Con thấy trong lớp mình có bình hoa không?
	+ Con thấy bình hoa có đẹp không?
	+ Cho trẻ xem thêm một số bình hoa với các kiểu khác.
- Xem tranh cái bát:
	+ Các con thấy cái này là cái gì có quen với các con không?
	+ Cái chén còn gọi là cái gì?
	+ Dùng để làm gì?
	+ Do ai làm ra? Được làm từ nguyên vật liệu gì?
	+ Những sản phẩm nảy giờ cô cho các xem đó là nghề gì?
- Ngoài những sản phẩm cô vừa cho các con xem, còn có những sản phẩm nào do cô chú công nhân làm ra cho chúng ta sử dụng?
- Nhờ ai mà chúng ta có sản phẩm để sử dụng? Các con yêu quý và biết ơn cô chú công nhân không? Vì sao?
- Cho trẻ xem tranh về một số sản phẩm khác của nghề sản xuất.
- Để nhớ ơn cô chú công nhân các con phải làm gì?
- Khi lớn lên các con thích làm nghề gì? Có muốn làm nghề giống như cô chú công nhân không?
- Các con sử dụng các sản phẩm này như thế nào?
- GD: Khi các con sử dụng phải biết giữ gìn cẩn thận, trân trọng những sản phẩm này. Do bàn tay lao động của con người làm ra mới có sản phẩm để chúng ta sử dụng. Vì vậy, các con phải nhớ đến công ơn của các Bác nông dân.
- Cô thấy các con học giỏi lại ngoan hôm nay cô thưởng cho các con trò chơi.
- Trước khi chơi trò chơi bây giờ các con cùng cô chơi trò chơi nhỏ Xòe bàn tay, nắm ngón tay.
	3. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI
* Khoanh tròn những sản phẩm do cô chú công nhân làm ra: 
- Luật chơi: Cử một nhóm trưởng có nhiệm vụ là khoanh tròn sản phẩm của cô chú công nhân.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, các bạn khác trong nhóm giúp bạn tìm xem trong bức tranh của mình những sản phẩm nào của cô chú công nhân làm ra.
	+ Mỗi nhóm tìm xem sản phẩm của cô chú công nhân là sản phẩm nào dùng bút màu khoanh tròn lại.
	+ Nhóm nào làm xong đem lên bảng dán. Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm xem trẻ có khoanh tròn đúng hay không?
	4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
- Cô và các con cùng về chơi ở góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Góc phân vai: 
	- Góc lắp ghép:
	- Góc thư viện: 
F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
“ SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA BA ĐỐI TƯỢNG“
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	1. Kiến thức: 
- Trẻ biết vận dụng cách so sánh để sắp xếp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.
- Biết diễn đạt được ý rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất. 
	2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng đặt cạnh, sắp xếp thứ tự từ rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.
- Vận dụng kỹ năng so sánh vào các trò chơi một cách chính xác.	
- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
	3. Giáo dục: Phải ngồi học ngay ngắn, chú ý lắng nghe cô giảng bài.
II/ CHUẨN BỊ:
	* CÔ: 3 cái bát khác nhau về chiều rộng và màu sắc
	 - 3 con đường: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.
	 - 3 cái cổng.
	 - 3 ngôi nhà: Ngôi nhà rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.
	* TRẺ: Mỗi trẻ có 3 cái chén có chiều rộng khác nhau.
	- Một số ô tô có số lượng khác nhau.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
	1. Hoạt động 1: TRÒ CHUYỆN
- Đọc thơ Cái bát xinh xinh.
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói đến cái gì? Cái bát dùng để làm gì?
- Hôm qua, bạn cô có tặng cho cô 3 cái chén các con có muốn xem không?
	2. Hoạt động 2: SO SÁNH CHIỀU RỘNG CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG
- Cô có 3 cái chén: Màu xanh, màu trắng và bông đỏ.
- Các con thấy 3 cái chén này như thế nào với nhau?
- Có rộng bằng nhau không?
	* So sánh chén màu xanh với chén bông đỏ:
- Các con xem cái chén màu xanh với cái chén bông đỏ như thế nào với nhau?
- Cái chén nào rộng hơn?
- Cái chén nào hẹp hơn?
- Gọi cá nhân trả lời.
	* So sánh chén màu xanh với trắng:
- Xem chén màu xanh với màu trắng cái nào rộng hơn? Vì sao con biết?
- Khăn nào hẹp hơn?
- Mời một vài cá nhân trả lời.
	* So sánh chén màu trắng với chén bông đỏ:
- Còn hai chén này thì sao? Chén nào rộng hơn?
- Còn chén nào hẹp hơn?
	* So sánh chén màu xanh, màu trắng và chén bông đỏ:
- Con xem trong 3 cái chén này, cái nào rộng nhất?
- Chén màu gì hẹp nhất?
- Vậy chén màu xanh như thế nào?(rộng nhất).
- Chén màu trắng thì sao?(hẹp hơn).
- Còn chén bông đỏ?(hẹp nhất).
- Gọi một vài đứng lên so sánh 3 cái chén.
- Các con xem trong rổ của mình có gì?
- Mấy cái chén? Tương ứng số mấy?
- Chén có màu gì?
- Các con hãy xếp 3 cái chén giống cô và chỉ vào chén nói cho cô biết:
	+ Chén màu xanh?(rộng nhất).
	+ Chén màu trắng?(hẹp hơn).
	+ Chén bông đỏ?(hẹp nhất).
- Chén màu trắng so với chén màu xanh và bông đỏ như thế nào?
* Các con ăn cơm nhờ vào cái gì? Vậy nhờ ai mà các con có chén ăn cơm? Khi con ăn cơm phải ngồi ngay ngắn, để tô lên bàn ăn, không được làm rớt tô khi ăn.
- Hôm nay các con học giỏi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi.
	3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
	* Tìm đúng nhà:
- Luật chơi: Bạn nào chạy về sai đường thì bạn đó sẽ ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Mỗi chú công nhân lái một ô tô vừa chạy, vừa hát. Khi cô nói Trời nắng, trời mưa tì các ô tô phải chạy về đúng đường để về nhà của mình.
	+ Để về nhà của mình thì ô tô rộng nhất phải chạy vào đường rộng nhất để về ngôi nhà rộng nhất, ô tô hẹp hơn chạy vào đường hẹp hơn về ngôi nhà hẹp hơn.
	+ Chú công nhân lái ô tô hẹp nhất phải chạy vào đường hẹp nhất để về đúng ngôi nhà hẹp nhất của mình.
	4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
- Đọc thơ Cái bát xinh xinh.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Góc thư viện:
	- Góc tạo hình: 
	- Góc toán tin: 
F
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Thơ: “CÁI BÁT XINH XINH”
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	1. Kiến thức: Trẻ biết đọc thơ Cái bát xinh xinh và biết được tên của tác giả Thanh Hòa.
	+ Biết được cái bát được làm từ đâu?
	2. Kỹ năng: Thuộc bài thơ và đọc thơ diễn cảm.
	+ Biết cái bát còn gọi là cái chén. Cái bát được làm từ đất sét.
	3. Giáo dục: Biết yêu quý sản phẩm của người lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
	* CÔ: 3 cái bát(inox, mica, sành).
	+ Tranh bài thơ và tranh chữ bài thơ trên máy tính.
	+ Máy cassest và đĩa nhạc.
	* TRẺ: Tranh bài thơ còn thiếu.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
	1. Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CÁI BÁT
- Cô đọc câu đố:	“Miệng tròn lòng trắng phau phau
	 Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày”.
- Đó là cái gì?
- Cái bát còn gọi là cái gì? Dùng để làm gì? Nhà con có cái bát không?
- Những người làm ra cái bát họ làm nghề gì?
- Cho trẻ xem 3 cái bát và đếm số lượng, so sánh 3 cái bát có giống nhau không?
- Cô cũng có bài thơ nói đến cái bát cô sẽ dạy cho các con. Đó là bài thơ Cái bát xinh xinh.
	2. Hoạt động 2: DẠY TRẺ ĐỌC THƠ
- Cô đọc lần 1 diễn cảm không giải thích.
- Lần 2 tóm tắt nội dung: Trong bài thơ nói đến ba mẹ đi công tác mang về cho bé cái bát hoa.
- Cô giải thích từ khó:
	+ Bát Tràng là tên của nhà máy.
	+ Hoa cúc là tên của loài hoa.
	+ Nở xòe: Hoa nở thành nhiều cánh chứ không phải hoa búp.
	+ Xinh xinh: cái bát đẹp.
	+ Nâng niu: Bé cầm trên tay mà cầm bàng hai tay.
	+ Hòn: Là từ viên đất.
- Cả lớp đọc theo cô 2-3 lần.
- Mời nhóm bạn gái, bạn trai, tổ đọc thơ. 
- Cô cho trẻ đọc luâphiên: cô chỉ tay vào nhóm nào thì nhóm đó đọc.
- Cá nhân đọc.
- Đàm thoại bài thơ mời một vài trẻ trả lời:
	+ Bài thơ nói về cái gì? Cái bát do ai làm ra?
	+ Trong bài thơ nói cha mẹ em bé công tác ở đâu?
	+ Cha mẹ em bé làm việc gi?
	+ Cha mẹ mang về cho bé cái gì?
	+ Trên thân bát có vẽ gì? Vậy cái bát được cha mẹ em bé làm ra đẹp như thế nào?
	+ Cái bát được làm từ vật liệu gì?
	+ Khi sử dụng các bát mà cha mẹ mang về, bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm như thế nào? Các con có yêu quý cái bát không? Vì sao? Con làm gì để giữ gìn những sản phẩm đó?
	+ Ngoài cái bát được làm bằng sành ra, còn có bát được làm bằng gì cô vừa cho các con xem rồi nè?
- Cho trẻ đọc lại bài thơ.
* GD: Các con phải giữ gìn cát bát cẩn thận khi ăn cơm, không được làm rớt cái bát sẽ bị vỡ nếu cái bát làm bằng sành. Trong trường thì các con ăn cơm bằng cái bát gì? Các con phải yêu quý các sản phẩm của các cô chú đã làm ra cho chúng sử dụng.
- Cô có chữ viết bài thơ Cái bát xinh xinh và tranh bài thơ. Các con đọc lại theo cô.
- Các con có biết bài thơ của mình có tên là gì không?
	3. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI
	* Đính hình còn thiếu vào tranh chữ:
- Luật chơi: Các bạn phải thay luân phiên được dán vào tranh.
	+ Được mở đầu bằng bài hát và kết thúc khi hết bài hát.
- Cách chơi: Một bạn làm nhóm trưởng chỉ cho các bạn trong nhóm của mình đọc bài thơ và thảo luận xem thiếu hình gì và lấy hình dán vào chỗ thiếu.
	+ Chia lớp thành 3 đội đứng thành hàng dọc, cô treo ba bức tranh trên bảng và 3 cái rổ để một số hình ảnh còn thiếu của tranh, cô nói luật chơi xong thì 3 nhóm chạy lên đứng trước tranh của mình và cùng thảo luận với nhau rồi lấy hình dán vào chỗ còn thiếu cho phù hợp.
	VD: 	Mẹ cha công tác
	Nhà máy bát Tràng
	Mang về cho bé
	Cái xinh xinh
	..
+ Khi nào hết bài hát thì các nhóm phải dừng lại.
- Cô và cả lớp cùng kiểm tra xem đội nào thực hiện nhanh và đính hình đúng nhất thì đội đó chiến thắng sẽ được cả lớp khen bằng bài hát:
	“Hay là hay quá, hay là hay ghê, hay hết chỗ nào chê”.
	4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
- Cho trẻ về hoạt động góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
	- Góc nghệ thuật:
	- Góc xây dựng: 
	- Góc phân vai: 
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Lĩnh vực phát triển thể chất:
Đề tài: “BẬT

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_diem_uoc_mo_cua_be.doc