Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình thân yêu của bé - Đề tài: Truyện “Tích Chu”

I/ Mục đích.

1. Kiến thức.

 - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật có trong chuyện.

 - Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng.

 - Chú ý nghe cô kể chuyện, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong chuyện. Qua đó phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.

 - Trả lời các câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc.

3. Giáo dục.

 - Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương những người trong gia đình, vâng lời ông, bà, bố, mẹ và biết chăm sóc giúp đỡ những người thân khi họ bị ốm.

II/ Chuẩn bị.

 - Máy chiếu, máy tính, phông chiếu.

 - Tranh minh hoạ truyện Tích Chu.

 - Vạch kẻ làm dòng suối, lọ đựng nước cho trẻ chơi trò chơi, bàn, ghế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình thân yêu của bé - Đề tài: Truyện “Tích Chu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
Môn : làm quen văn học
Chủ điểm: Gia đình thân yêu của bé
Đề tài: Truyện “Tích Chu”
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 phút
Số trẻ: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Thị Thuyên
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tâm
Đơn vị: Trường mầm non Trung Nghĩa
I/ Mục đích.
1. Kiến thức.
	- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật có trong chuyện.
	- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng.
	- Chú ý nghe cô kể chuyện, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong chuyện. Qua đó phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.
	- Trả lời các câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc.
3. giáo dục.
	- Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương những người trong gia đình, vâng lời ông, bà, bố, mẹ và biết chăm sóc giúp đỡ những người thân khi họ bị ốm.
II/ chuẩn bị.
	- máy chiếu, máy tính, phông chiếu.
	- Tranh minh hoạ truyện tích Chu.
	- Vạch kẻ làm dòng suối, lọ đựng nước cho trẻ chơi trò chơi, bàn, ghế.
III/ Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. ổn định tổ chức và giới thiệu vào bài.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây"
Rồng rắn lên mây 
Có cây lúc lắc 
Có nhà khiển binh 
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không 
Mẹ con rồng rắn đi đâu 
Đi xin thuốc về cho con 
Con lên mấy 
Con lên một 
Thuốc chẳng ngon 
Con lên hai 
Thuốc chẳng ngon 
Con lên ba 
Thuốc ngon vậy 
Xin khúc đầu 
Cùng xương cùng xẩu 
Xin khúc giữa 
Cùng máu cùng me 
Xin khúc đuôi 
Tha hồ thầy đuổi.... 
 - Cô hỏi trẻ: Mẹ con rồng rắn đến nhà thầy thuốc làm gì?
 + Tại sao lại phải xin thuốc cho con?
 + Khi gia đình chúng ta có người bị ốm thì chúng ta thường làm gì?
 Khi chúng ta bị ốm cơ thể chúng ta rất yếu và mệt nên người ốm rất cấn sự chăm sóc của người khác để giúp họ mau phục hồi sức khoẻ. Nhưng có một bạn nhỏ lại chẳng quan tâm chăm sóc bà của mình khi bà ốm mà cứ mải đi chơi nên cậu đã nhận được một bài học rất sâu sắc. Cậu bé đó là ai vậy? Cô mời các con cùng lắng nghe câu chuyện "Tích Chu".
2. Trọng tâm
 a/ Cô kể- giảng nội dung - đàm thoại
 - Cô kể lần 1: diễn cảm, không tranh kết hợp điệu bộ.
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
 - Cô kể lần 2: Kèm tranh minh hoạ
*/Giảng tóm tắt nội dung.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện về bạn nhỏ Tích Chu. Bố mẹ bạn mất sớm,Tích Chu đã phải ở với bà, bà rất yêu thương Tích Chu nhưng lúc đầu bạn nhỏ này đã rất ham chơi ,không hề biết yêu thương giúp đỡ bà và cho đến khi bà biến thành chim bay đi mất Tích Chu mới thấy hối hận và đã cố gắng hết sức mình đi lấy nước suối tiên về để cứu bà đấy.
* Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Tích Chu” rồi đấy. Câu chuyện kể về hai bà cháu nhà Tích Chu, bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà
+ Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào?
+ Tích Chu có thương Bà không? vì sao con biết?
+ Tại sao Bà bị ốm?
+ Bà gọi Tích Chu như thế nào?
+ Khi bà biến thành chim bay đi, Tích Chu có hối hận không? Tích Chu đã nói với bà như thế nào? Bà đã trả lời Tích Chu ra sao?
+ Bà tiên đã nói gì với Tích Chu?
+ Tích Chu đã làm gì để Bà trở lại thành người? 
+ Cuối cùng hai Bà cháu đã sống với nhau như thế nào?
+ Qua câu chuyện này con thấy bạn Tích Chu đáng chê hay đáng khen? Vì sao?
 + Nếu con là bạn Tích Chu khi bà bị bệnh con sẽ làm gì?
 + ở nhà con có vâng lời mọi người không? Con đã từng chăm sóc ai bị ốm chưa?
 Cô giáo dục trẻ biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ, yêu thương, kính trọng, chăm sóc mọi người trong gia đình.
 - Cô kể chuyện lần 3: Cô kể kết hợp cho trẻ xem phim hoạt hình.
* Trò chơi củng cố:
 + Trong đoạn phim các con thấy bạn Tích Chu đi lấy nước cho bà có vất vả không? 
+ Chúng mình có muốn giúp bạn Tích Chu không?
+ Chúng mình sẽ cùng giúp bạn Tích Chu qua một trò chơi có tên gọi "Bật qua suối lấy nước".
 Cô sẽ chia lớp mình làm 2 đội. Chúng mình sẽ bật qua 2 dòng suối nhỏ để đi lấy nước. Bạn nọ nối tiếp bạn kia cho đến hết. Đội nào lấy được nhiều nước hơn là đội chiến thắng. 
 Khi đi lấy nước các con phải bật được qua suối và trên đường về không làm rơi nước thì mới được tính điểm.
 Sau một bản nhạc đội nào được nhiều nước hơn là đội chiến thắng. 
 Cô tổ chức cho trẻ chơi.
 3. Kết thúc : 
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ và cho trẻ ra ngoài.
- Trẻ chơi cùng cô một lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe và theo dõi.
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hướng lên màn hình và chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chia làm 2 đội
Trẻ bắt đầu chơi
- Trẻ cùng cô ra ngoài

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_diem_gia_dinh_than_yeu_cua_be.doc