Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Động vật

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết và gọi tên, chức năng, số lượng của một vài bộ phận cấu tạo của động vật.

- Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về động vật nuôi và động vật hoang dã.

- Mở rộng sự hiểu biết về các tập tính của động vật.

- Trẻ biết khái quát hóa động vật thông qua thao tác.

2. Phát triển thể chất

- Phát triển một số vận động cơ bản: Bật, bò, trườn,. sự phối hợp khéo léo giữa các chi, các cơ ngón tay.

- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động, các trò chơi vận động.

- Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong môi trường xã hội xung quanh.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khen thưởng (về nhất: Chú heo đất to hơn, về nhì: heo đất nhỏ hơn).
- Lần 1: Lần lượt các bé trong đội chạy lên chuyển bao về 
- Lần 2: Từng đội lấy theo kí hiệu riêng (hình tròn và hình vuông).
3. Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Bác chủ trang trai cám ơn các bạn rủ các bạn vào thăm các con vật (đi hít thở nhẹ nhàng) 
HOẠT ĐỘNG GÓC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Trẻ hiểu nội dung ở các góc, biết vào góc chơi mình thích.
- Biết bày và dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Góc phân vai: Bán các con vật nuôi và bán thức ăn của vật nuôi.
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ các con vật ưa thích
- Góc học tập – Sách: Xem tranh truyện về các con vật.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát gà trống, gà mái
- Trẻ chú ý quan sát và tích cực trong hoạt động.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô.
2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
- Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật trò chơi vận động.
- Mèo chỉ được bắt các con chim sẻ ở ngoài vòng tròn.
3. Chơi tự chọn: 
-Trẻ biết chơi theo nhóm và tự chọn trò chơi theo ý thích.
- Tranh gà trống - gà mái.
- Vẽ một vòng tròn ở một góc sân làm tổ của chim sẻ.
- Đồ dùng đồ chơi dễ lấy đễ cất
- Hướng trẻ đến nơi cô cần cho cháu quan sát.
- Gợi ý cháu trả lời về một số đặc điểm giống và khác nhau của gà trống, gà mái
+ Hình dáng
+ Tiếng kêu
+ Sinh sản
+ Nơi sống
- Cách chơi: Chọn một cháu làm "mèo" ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3 – 4m. Các trẻ khác làm "chim sẻ". Các con "chim sẻ" vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chíp, chíp, chíp" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ 2 tay xuống đất giả như mổ thức ăn). Khoảng 30 giây "mèo" xuất hiện. Khi "mèo" kêu "meo, meo, meo" thì các co"chim sẻ" bay (chạy) nhanh vể "tổ" của mình (vào vòng tròn). Con nào chậm chạp sẽ bị "mèo" bắt và phải ra ngoài một lần chơi.
- Cô cho cháu tự vui chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở, quan sát khi cháu chơi.
- Gợi ý xem cháu thích chơi ở góc nào.
- Khi chơi phải giữ trật tự.
Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tiết 1
MÔN: MTXQ
ĐỀ TÀI: Một số con vật nuôi trong gia đình.	
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Trẻ nhận biết những đặc điểm đặc trưng của các con vật nuôi trong gia đình và biết các con vật này mang lại lợi ích cho con người.
- Biết quan sát về đặc điểm của các con vật, tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau về hình dáng, tiếng kêu, tư thế, vận động của các con vật.
- Phân biệt đặc điểm đặc trưng của gia súc gia cầm.
- Phát triển vốn từ: “màng da, đệm thịt, tai thính, mắt tinh, gia súc, gia cầm”.
- Trẻ biết chăm sóc vật nuôi trong gia đình, biết một số thực phẩm dinh dưỡng của vật nuôi như cung cấp thịt, trứng, sữa 
- Một số tranh con vật: Chó, mèo, gà vịt..
- Một số thẻ hình con vật cắt rời nhiều mảnh để trẻ ráp (chó, mèo, gà, vịt) để trong 4 rổ. 
- Đàn organ.
- Trước hoạt động làm quen nội dung chuyện : “Chú vịt xám”.
1. Hoạt động 1: Trò chơi: “Vịt mẹ – vịt con”.
Yêu cầu: Biết nhận xét đặc điểm chung số vật nuôi trong gia đình.
- Cô kể một đoạn truyện truyện “chú vịt xám”:
+ “Vít vít vít cứu tôi với” đó là tiếng kêu cứu của ai?
+ Trong câu chuyện gì?
- Chia 2 nhóm: Nhóm trai và nhóm gái.
Nhóm trai: Tìm vịt mẹ.
Nhóm gái: Tìm vịt con.
- Từng nhóm thảo luận về đặc điểm của con vịt, sau đó đại diện nhóm lên nói về đặc điểm hình dáng bên ngồi tiếng kêu, nơi sống.
- Cô gợi ý cho trẻ trả lời: 
+ Con có nhận xét gì về con vịt này?
+ Con thường thấy vịt sống ở đâu?
+ Người ta nuôi vịt để làm gì?
+ Nếu con người không chăm sóc có được không? Tại sao?
* Tổng hợp: Vịt là vật nuôi trong gia đình mang nhiều lợi ích con người. Vịt có đặc điểm đặc trưng chân có màng da chân bơi được dưới nước.
- Cô hát bài hát : “Con gà trống”
+ Con biết đặc điểm nổi bật của con gà trống là gì?
- Dùng câu đố: 
 “Con gì cục tác cục ta
 Nó đẻ quả trứng nó khoe trứng tròn”.
+ Gà mái và gà trống khác nhau ở điểm nào?
* Tổng hợp: Tất cả các con vật gà mái, gà trống và vịt là những con vật được nuôi trong gia đình, có 2 chân, đẻ trứng được gọi là gia cầm.
- Cô dùng trò chơi  “tiếng kêu con vật”   để trẻ phát hiện ra con bò, chó, mèo, tương tự cô cho trẻ biết về đặc điểm, hình dáng tiếng kêu,thức ăn, lợi ích của con vật đó.
- Gợi ý: Điểm đặc trưng của con vật qua kỹ năng so sánh: 
Bò có 2 sừng
Chân mèo có đệm thịt đi nhẹ nhàng, tai thính, mắt tinh, bắt chuột. 
Chó thì sủa to canh giữ nhà.
* Tổng hợp: Bò, mèo, chó là những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con, được gọi là gia súc. Bò cho sữa và thịt bò có nhiều chất dinh dưỡng giúp ta khoẻ mạnh.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Tôi là ai?”
 Yêu cầu: Trẻ tìm ra được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của 2 nhóm gia súc – gia cầm.
Cách chơi: Bạn gái chọn hình nhóm gia cầm, bạn trai chọn hình nhóm gia súc.
- Cô chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó trả lời.
VD: Cô chỉ nhóm gia cầm.
 - Bạn là ai?
 - Bạn kêu thế nào?
 - Bạn có mấy chân? 
 - Bạn thích ăn gì?
Tương tự với nhóm gia súc và gia cầm cô tìm ra điểm khác nhau cho trẻ so sánh.
3. Hoạt động 3: Trò chơi ráp hình.
Yêu cầu: Trẻ ráp được hình con vật và mô phỏng dáng đi tiếng kêu của con vật.
Cách chơi: 4 nhóm có 4 rổ hình con vật cắt rời (có chi tiết khác), từng nhóm ráp và đoán tên con vật cùng bàn bạc mô phỏng dáng đi tiếng kêu.
- Từng nhóm lên thực hiện con vật mà nhóm đã ráp.
Kết thúc:
Tiết 2
MÔN: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: Vẽ đàn gà con.	
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cháu biết đàn gà là có nhiều chú gà, mỗi chú gà con đều có vẻ đáng yêu khác nhau (về tư thế, màu sắc).
- Củng cố kỹ năng vẽ nét tròn, nét thẳng, nét xiên, tô màu. Kỹ năng mới: phối hợp các nét vẽ để vẽ được những chú gà con, khuyến khích trẻ sáng tạo qua vẽ tư thế khác nhau của con gà chọn phụ liệu, đặt tên sản phẩm. - Giáo dục tính thẩm mỹ yêu mến cái đẹp, yêu quý các con vật nuôi gần gũi.
- Tranh vẽ gợi ý: 
+ Tranh Đàn gà con theo mẹ tìm mồi
+ Tranh những chú gà con đang nô đùa (sử dụng kim sa làm mắt)
- Giấy vẽ, bút màu, khăn lau tay, hồ dán đủ theo yêu cầu hoạt động.
- Phụ liệu: kim sa, giấy màu, hoa, họa báo, lá vải, cành khô, len.
- Máy cassette + băng nhạc
- Giá treo sản phẩm
- Bàn cho trẻ ngồi.
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Cô mở nhạc “Đàn gà trong sân” cho trẻ múa tự do
+ Ai biết gì về những chú gà con kể cho cô và các bạn nghe?
+ Những chú gà con có hình dáng như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh 1:
+ Con có nhận xét gì về những chú gà con trong tranh?
+ Những chú gà con đang làm gì? Tại sao con nghĩ như vậy?
+ Nhưng sao có chú gà to, có chú gà nhỏ thế?
- Quan sát tranh 2
+ Những điểm khác nhau với đàn gà con ở tranh 1?
+ Theo con những chú gà con này đang làm gì?
+ Con thích đặt tên cho tranh là gì?
+ Hôm nay các con sẽ trổ tài họa sĩ vẽ đàn gà con thật đáng yêu nhé!
- Hỏi ý tưởng của trẻ:
+ Con sẽ vẽ đàn gà con như thế nào?
+ Vẽ làm sao để được tư thế có 2 chú gà đang nói chuyện với nhau?
+ Còn bạn nào có ý tưởng vẽ đàn gà con khác không?
2. Hoạt động 2: Bé làm họa sĩ
- Quan sát cả lớp để giúp đỡ cháu yếu, gợi ý cho cháu khá sáng tạo
- Những cháu sử dụng NVL cô quan tâm để có thể giúp đỡ cháu gắn đính theo ý tưởng cháu.
3 Hoạt động 3: Nhận xét tranh
- Cô nhận xét khen cả lớp đã vẽ đàn gà con xinh xắn
+ Con có nhận xét gì về các tác phẩm của bạn?
+ Con thấy đàn gà con nào đẹp, đáng yêu? + Đẹp ở chỗ nào, đáng yêu chỗ nào?
+ Con sẽ đặt tên cho tranh đàn gà này là gì?
- Cô nhận xét những tác phẩm vẽ đẹp, bố cục hài hòa, có nét sáng tạo mới lạ và nhận xét những tác phẩm chưa hoàn chỉnh để duy trì ý tưởng vẽ tiếp trong hoạt động góc.
*Kết thúc: Đọc thơ: “Đàn gà con”
HOẠT ĐỘNG GÓC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Không tranh giành đồ chơi với bạn, biết đoàn kết cùng nhau hoàn thành vai chơi.
- Chơi có nề nếp.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Góc phân vai: Chơi nấu ăn từ các con vật nuôi
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Góc nghệ thuật: Đọc thơ và hát các bài hát theo chủ đề.
- Góc học tập: Chơi domino về các con vật, ráp hình con vật, chữ số, phân nhóm.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát con bò.
- Trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt trong hoạt động.
- Tích cực và biết tham gia thảo luận, đặt câu hỏi.
2. Trò chơi vận động: Cáo và thỏ 
-Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật trò chơi vận động..
3. Chơi tự chọn: 
-Trẻ biết chơi theo nhóm và tự chọn trò chơi theo ý thích.
- Tranh con bò
-Một mũ cáo
-Trống lắc.
- Đồ dùng đồ chơi dễ lấy đễ cất
- Hướng trẻ đến nơi cô cần cho cháu quan sát.
- Gợi ý cháu trả lời về một số đặc điểm của con bò
+ Tên gọi.
+ Hình dáng
+ Thức ăn
+ Ích lợi
+ Cách chăm sóc, bảo vệ.
- Cách chơi: (Sách tuyển tập trò chơi bài hát thơ truyện mẫu giáo 4 – 5 tuổi theo chủ đề Tr 56).
- Cô cho cháu tự vui chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở, quan sát khi cháu chơi.
Thứ tư ngày 06 tháng 01 năm 2010
HOẠT ĐỘNG CHUNG
MÔN: TOÁN
ĐỀ TÀI: Xác định vị trí các con vật theo các hướng cơ bản của trẻ.	
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Trẻ nhận biết trên – dưới, phải – trái, trước – sau của bản thân trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ toán học: bên trái, bên phải, phía phải, phía trái, bên trên, bên dưới, phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau.
- Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn và tích cực tham gia hoạt động.
- Một số con vật bằng nhựa, thú nhồi bông: Gấu, thỏ, chuồn chuồn, bướm
- Mô hình vườn bách thú.
1. Hoạt động 1: Ôn xác định tay phải – tay trái.
- Cho cả lớp giơ tay phải, tay trái làm động tác mô phỏng một số con vật
+ Bướm bay tay trái, bướm bay tay phải. – Chú ý cho trẻ giơ đúng tay.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định phải- trái, trên – dưới, trước – sau của bản thân trẻ.
* Dạt trẻ xác định phía phải- trái.
- Cho trẻ quay đầu về phía phải tìm bác Gấu. Tương tự như vậy tìm ở phía trái.
- Khi nói kết quả cho trẻ nói đầu tiên là “Phía tay phải con có” sau đó là “phía phải con có”
Tương tự phía trái cũng vậy.
* Dạy trẻ xác định vị trí trên – dưới:
- Cho trẻ ngồi theo hình vòng cung
+ Con hãy tìm xem có con vật gì đang bay trong l

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_diem_dong_vat.doc