Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm 3: Gia đình của bé

I. MỤC TIÊU.

1. Phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng sức khoẻ.

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các nhóm thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.

- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện đựơc các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt.

- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo trước khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

- Nhận biết được một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.

 

doc58 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm 3: Gia đình của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sửa sang quần áo
- Trẻ nhận xét.
-Trẻ trả lời
- Giữ gìn sạch sẽ
- Trẻ nói cách chơi 
- Cả lớp cùng chơi
- Trẻ chơi theo ý thích
- Vệ sinh vào lớp.
SINH HOẠT CHIỀU
1 – Ôn bài cũ:
Toán: So sánh sắp xếp chiều dài của 3 đối tượng
2. Chơi các góc:
 + Góc phân vai : Mẹ con. 
 + Góc xây dựng: Xếp nhà. 
 + Góc tạo hình: Vẽ, nặn đồ dùng gia đình. 
 + Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về gia đình.
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5/27/10/2011 
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Đề tài: Thơ “Em yêu nhà em” (Tiết thao giảng)
I. Mục đích yêu cầu: 
1- Kiến thức :
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Em yêu nhà em”. Biết ngôi nhà đáng yêu có cảnh vật, con vật cũng đáng yêu.
2- Kỹ năng: 
- Trẻ đọc thuộc bài thơ. Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3-Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu quí giữ gìn ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh bài thơ ‘‘Em yêu nhà em’’
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh các ngôi nhà. Cô hỏi trẻ:
- Xung quanh nhà con có gì?
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình mọi người cùng xum họp, chung sống trong một ngôi nhà. Ở trong nhà có rất nhiều đồ dùng để sinh hoạt và ở xung quanh nhà còn có những cảnh vật con vật gần gũi đáng yêu. Dù có đi xa đến đâu cũng không quên được ngôi nhà của mình. Đó là nội dung bài thơ “Em yêu nhà em” do Nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã sáng tác. Bây giờ cô sẽ đọc cho các con nghe nhé.
2. Hoạt động: Cô đọc mẫu:
- Cô đọc diễn cảm 2 lần. Kết hợp hình ảnh minh họa.
3. Hoạt động 3. Đàm thoại giảng giải trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Trong bài thơ bạn nhỏ đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
- Có những con vật nào quanh nhà bạn nhỏ?
- Các chú chim đang làm gì trước thềm nhà bạn nhỏ?
- Xung quanh nhà bạn nhỏ trồng những cây gì?
- Bên cạnh nhà bạn có đầm gì toả hương thơm?
- Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình?
=> Nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã miêu tả ngôi nhà của bé rất đẹp. Xung quanh còn có những con vật đáng yêu như: Con chim sẻ, gà mái hoa mơ, con cá cờ, con ếch, dế mèn và có những cây xanh hoa nở thắm: Cây ngô bắp, cây chuối mật, có rau muống, có đầm sen.
*Giảng từ: Ông ngô bắp: Là cây ngô đã có bắp và bắp ngô có râu nhỏ và hồng
- Dế mèn ngâm thơ: Là con dế kêu râm ran gọi là dế mèn ngâm thơ
=> Bé tự hào với mọi người về ngôi nhà của bé, rất đẹp lại đáng yêu ai cũng không quên được 
- Cô đọc lại cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô cho cả lớp đọc, sau đó đến tổ nhóm, cá nhân lên đọc.
=> Giáo dục trẻ yêu quí nhà, đồ dùng, con vật, cảnh vật trong nhà mình.
4. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình” một lần rồi ra chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Bài Em yêu nhà em
- Đàm Thị Lam Luyến
- Bạn nhỏ kể về ngôi nhà nông thôn ,
 Khung cảnh xung quanh ngôi nhà rất đẹp và đáng yêu.
- Chim sẻ, gà mái, cá cờ, ếch con, dế mèn
- Hót líu lo vui chào bình minh.
- Cây chuối, ngô, rau muống.
- Hoa sen
- “Dù đinhà em”.
- Lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
SINH HOẠT CHIỀU
1 – Ôn bài cũ
- MTXQ: Trò chuyện về ngôi nhà của bé
2 - Chơi các góc:
 + Góc phân vai: Mẹ con. 
 + Góc xây dựng: Xếp nhà. 
 + Góc tạo hình: Vẽ, nặn đồ dùng gia đình. 
 + Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về gia đình.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Thứ 6/28/10/2011
HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Hát và vận động: Nhà của tôi.
Nghe hát: Tổ ấm gia đình.
Trò chơi: Ai nhanh nhất
I - Mục đích – yêu cầu:
1 - Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát “Nhà của tôi” nhạc và lời của Thu Hiền và biết vận động theo nhạc bài hát.
2 - Kỹ năng:
- Phát triển tai nghe âm nhạc, biết phân biệt âm sắc của dụng cụ âm nhạc.
- Hát chính xác giai điệu, tiết tấu, thể hiện tính chất trong sáng, ngây thơ.
- Rèn luyện phản xạ về tiết tấu qua trò chơi.
3 – Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học
- Hứng thú khi nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát, cảm nhận sự nhịp nhàng, phấn khởi.
- Giáo dục trẻ chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình.
II - Chuẩn bị:
	- Nhạc bài hát nhà của tôi.
	- Cho trẻ mang ảnh gia đình mình
III - Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 - Hoạt động 1: Gợi mở - Gây hứng thú:
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ “Em yêu nhà em”. Khuyến khích trẻ kể về ngôi nhà của mình, về các thành viên trong gia đình.
- Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
- Cô cũng có một bài hát nói về tình cảm của bé đối với ngôi nhà yêu quý của mình, các con lắng nghe nhé.
2 - Hoạt động 2: Dạy há và vận động: “Nhà của tôi”
- Cô hát mẫu lần 1 không có nhạc đệm, thể hiện điệu bộ diễn cảm, âu yếm, lời ca nhẹ nhàng trong sáng, chú ý âm vực của bài hát sao cho phù hợp.
- Cô giới thiệu tên bài hát “Nhà của tôi” do nhạc sỹ Thu Hiền sáng tác.
- Cô hát mẫu lần 2 có nhạc đệm.
- Cô dạy trẻ hát
- Lần lượt cho tổ nhóm, cá nhân lên hát.
3 - Hoạt động 3: Nghe hát: Tổ ấm gia đình
- Gia đình là tổ ấm của mỗi người, trong đó tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đã được tác giả Hoàng Vân viết thành bài hát “Tổ ấm gia đình”. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe nhé.
- Cô hát kết hợp với điệu bộ minh hoạ. Cô giảng giải nội dung bài hát. Lần 3 cho trẻ nghe băng đĩa.
4 - Hoạt động 4: Trò chơi: Về đúng nhà:
- Cô vẽ 3 vòng tròn cách xa nhau tượng trưng cho 5 ngôi nhà.
- Cách chơi: Gọi 4 – 5 trẻ lên chơi. Cô quy định:
- Khi cô hát nhỏ, chậm trẻ đi ngoài vòng tròn.
- Khi hát to và nhanh trẻ chạy nhanh về nhà của mình. Ai chạy chậm phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Nhận xét và tuyên dương
- Trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em”
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Tổ, nhóm, cá nhân lên hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Cây rau cải
 Trò chơi: Gà trong vườn rau + Địa chỉ nhà cháu.
Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt
I. Mục đích yêu cầu.
1 - Kiến thức:
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm của cây rau cải, biết giá trị dinh dưỡng trong
rau.
2 - Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3 – Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm sóc rau.
II. Chuẩn Bị.
- Địa điểm: Vườn rau cải
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát cây rau cải.
- Cô kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.
- Cô đọc câu đố về rau cải.
- Các con đã được ăn rau cải chưa? 
- Ăn thấy như thế nào?
- Ở gia đình các con trồng những loại rau gì?
- Hôm nay cô cùng các con quan sát cây rau cải ở vườn trường mình nhé.
- Cô cho trẻ đi theo hàng ra vườn rau
- Các con quan sát xem có những loại rau gì?
- Đây là cây rau gì?
- Cây rau cải canh có đặc điểm gì?
- Lá rau có đặc điểm gì?
- Lá bên ngoài như thế nào? 
- Lá non như thế nào?
- Rau cải là loại rau ăn gì? 
- Chế biến thành những món gì?
=> Cô chốt lại đặc điểm của rau cải và giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau, địa chỉ nhà cháu ở đâu?
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Trẻ nêu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô phân khu cho trẻ chơi.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Cô nhận xét từng góc chơi
- Cùng trẻ thu dọn đồ chơi.
- Trẻ kiểm tra trang phục của mình.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ kể tên các loại rau trong vườn.
- Cây rau cải.
- Lá to, nhiều gân, màu xanh.
- Lá to có nhiều gân, màu xanh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi.
- Trẻ chơi tự do
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: NHU CẦU GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 31/10 đến 04/11/2011
Thứ 2/31/10/2011
Làm phổ cập
 Thứ 3/01/11/2011
HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Một số nhu cầu, địa chỉ gia đình.
I. Mục đích yêu cầu: 
1-Kiến thức:
- Trẻ biết kể về gia đình mình có bao nhiêu người, công việc của bố mẹ, địa chỉ gia đình và một số nhu cầu của gia đình.
 2-Kỹ năng:
- Trẻ biết số lượng thành viên trong mỗi gia đình, biết gia đình có từ 1-2 con là ít con, gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con, gia đình nhiều thế hệ.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Củng cố kỹ năng dán, hát về gia đình. 
3-Thái độ:
- Giáo dục trẻ kính trọng ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức
II. Chuẩn bị
- 1 số tranh vẽ về gia đình: gia đình ít con, gia đình đông con, gia đình nhiều thế hệ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở - gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
=> Mỗi chúng ta ngồi đây ai cũng có một gia đình, mọi người đều yêu thương nhau. Hôm nay cô con mình cùng trò chuyện về gia đình mình nhé.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về gia đình
- Các con có muốn nghe cô kể về gia đình cô không?
- Cô kể về gia đình cô, công việc của từng người, sở thích của gia đình.
=> Chúng mình vừa được nghe cô kể về gia đình mình rồi bây giờ cô mời các con hãy kể về gia đình mình cho cô và các bạn cùng biết với nào?
- Cô cho một số trẻ kể về gia đình, địa chỉ, nhu cầu của gia đình.
- Trong gia đình chúng mình cần rất nhiều đồ dùng đó là những đồ dùng gì? 
- Dùng để làm gì?
- Vào ngày nghỉ chúng mình được bố mẹ đưa đi đâu?
- Hằng ngày các con làm gì để giúp đỡ ông bà bố mẹ?
- Trong gia đình có ông bà, bố mẹ, con thì ai là người nhiều tuổi nhất?
=> Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, mọi người trong gia đình đều rất thương yêu giúp đỡ lẫn nhau dù nhà ít người hay nhiều người, các con còn nhỏ phải biết vâng lời ông bà bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.
* Quan sát tranh và thảo luận
- Các con xem cô có bức tranh gì đây? (Cô giới thiệu tranh gia đình bạn Hoa)
- Con có nhận xét gì về bức tranh gia đình bạn Hoa
- Trong tranh có tất cả mấy người?
- Nhà con nào có số người bằng số người nhà bạn hoa?
- Những gia đình có 1 con là gia đình đông con hay ít con?
- Gia đình có ít con thì cuộc sống như thế nào?
- Gia đình từ mấy con thì gọi là gia đình đông con?

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_diem_3_gia_dinh_cua_be.doc