Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng

. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ 3T: Trẻ nhớ tên bài tập, biết tập cùng cô và các bạn.

- Trẻ 4T: Biết tập các động tác theo nền nhạc của các bài hát trong chủ điểm gia đình (bài hát: cháu yêu cô chú công nhân, em tập lái ô tô).

- Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về ngành nghề.

2. Kĩ năng

- Phát triển thể lực cho trẻ, rèn luyện cơ chân, cho trẻ.

- Phát triển các giác quan cho trẻ.

- Rèn sự khéo léo cho trẻ.

- Trẻ biết hát một số bài hát trong chủ điểm ngành nghề.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những nhân vật nào 
- Trẻ 4T: Có mấy nhân vật. 
- Các con đếm cùng cô nào.
- Trẻ 3T: thỏ nâu có cho bác Gấu đen trú nhờ không?
- Trẻ 4T: Tại sao? 
+ Thỏ Nâu trả lời bằng giọng như thế nào?
- Trẻ 3T: Ai cho bác Gấu trú nhờ?
- Trẻ 4T: Giọng Thỏ trắng thế nào?
- Khi bạn Thỏ Trắng và bác Gấu chuẩn bị đi ngủ thì bỗng có tiếng gõ cửa ầm ầm
- Trích: “... Nửa đêm đến hết”
- Trẻ 3T: Ai gõ cửa đấy các con?
- Trẻ 4T: Vì sao Thỏ Nâu lại sang gõ cửa nhà Thỏ Trắng?
+ Bác Gấu có giận bạn Thỏ Nâu không?
+ Vì sao con biết?
- Cháu yêu bạn Thỏ nào? Vì sao?
=> Các con ạ, bạn Thỏ Trắng hiền lành, tốt bụng biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn vì thế các con phải biết học tập bạn ấy các con nhớ chưa.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ kể lại chuyện
- Cô dạy trẻ kể chuyện theo nội dung bức tranh
- Lần 2 trẻ kể theo lời đối thoại.
- Sau đó cô cho trẻ kể nối tiếp theo tổ.
- Trẻ nào thuộc chuyện cô cho trẻ lên kể cho cả lớp cùng nghe.
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi ghép tranh
- Cô thấy các con học ngoan và giỏi cô thưởng cho các con trò chơi “Thi ghép tranh” nhé, các con nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Cô chia các con thành 3 đội, mỗi đội khi lên chơi phải nhảy qua một con mương nhỏ lên lấy một miếng tranh để ghép.
- Luật chơi: Mỗ bạn chỉ được ghép 1 miếng tranh.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ chơi 
* Kết thúc: Cô dẫn dắt và cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài chơi
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm.
- Không ạ.
- Tại vì sợ nhà đổ.
- Gắt gỏng
- Thỏ Trắng
- Nhẹ nhàng
- Thỏ Nâu.
- Vì nhà bạn ấy bị đổ.
- Không ạ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể chuyện.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát, ra ngoài.
---------------------------* * * * -----------------------------* * * * * -----------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quan sát cây chẩu.
 - CTD: Chơi với nút nhựa, phấn, que tính, cầu trượt.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Biết tên cây chẩu, tên bộ phận của cây chẩu. Biết chơi với đồ chơi cùng các bạn
- Trẻ 4 tuổi: + Biết tên, đặc điểm, ích lợi của cây chẩu. Chơi đoàn kết với các bạn
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây chẩu, chơi đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau.
II. Chuẩn bị
- Cây chẩu ở vườn trường.
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ, rộng rãi an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” ra sân.
* hoạt động 1: Quan sát có mục đích
Cô hướng cho trẻ quan sát cây chẩu.
- 3 tuổi: + Đây là cây gì?
 + Cây chẩu có đặc điểm gì?
- Cho một số cá nhân nhắc lại.
- Trẻ 4T: + Thân cây chẩu như thế nào?
- Trẻ 3T: Thân cây màu gì?
- Trẻ 4T: Thân cây có ích lợi gì?
 + Lá cây chẩu như thế nào?
- 3 tuổi: Lá chẩu màu gì?
- Cây chẩu có ích lợi gì?
- Muốn có không khí trong lành và nhiều bóng mát các con phải làm gì?
- Chúng mình chăm sóc như thế nào?
- Cây chẩu có thân, lá, cuống lá, thân thẳng, cuống lá nhỏ dài, lá to, màu xanh, trồng cây chẩu để lấy bóng mát và không khí trong lành giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Chơi tự do.
- Chúng mình rất là giỏi cô giáo chuẩn bị rất nhiều đò chơi.
 - Bây giờ các con hãy chơi tự do với nút nhựa, phấn, que tính nhé, cầu trượt nhé.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
- Trẻ vừa đi vừa hát.
- Cây chẩu.
- Thân, cuống lá, lá...
- Thân thẳng.
- Trẻ trả lời
- Lá to
- Màu xanh.
- Cho bóng mát...
- Trồng cây, chăm sóc cây.
-Tưới nước, nhổ cỏ...
- Chơi 2 - 4 lần.
- Có ạ.
- Trẻ chơi theo ý thích.
---------------------------* * * * -----------------------------* * * * * -----------------------------
Đánh giá trẻ sau một ngày
1. Sĩ số:	
2. Trạng thái cảm xúc, hành vi của trẻ	
3. Kiến thức, kĩ năng của trẻ:	
4. Biện pháp:	
------------------------------------* * * * -----------------------------* * * * * -----------------------------------
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ XÂY DỰNG
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 24 tháng 12 năn 2010
Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC
TOÁN: GHÉP ĐÔI
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Bước đầu trẻ được làm quen với cách ghép đôi.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết ghép đôi theo hướng dẫn của cô.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ rèn tính linh hoạt cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập và giữ gìn đồ dung học tập
4. Liên môn
- Trẻ thuộc bài hát “Tập đếm”.
- Trẻ biết chơi đúng luật chơi “Tay cầm tay”
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng cho cô
- Một số đồ dùng cá nhân: áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng... để xung quanh lớp.
- Một củ cà rốt, một con thỏ, thẻ số 1.
* Đồ dùng cho trẻ
- Mỗi trẻ một củ cà rốt, một con thỏ, thẻ số 1.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức: cho trẻ hát bài tập đếm.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con đếm các ngón tay trên một bàn tay cho cô nào.
* Hoạt động 1: Ôn một và nhiều.
- Các con nhìn xem xung quanh lớp chúng có những đồ dùng đồ chơi nào có số lượng 1 và nhiều ?
 - Cho 1 trẻ tìm nhóm 1 - đặt thẻ số 1. Cô và cả lớp nhận xét.
- Cho 1 trẻ tìm nhóm có nhiều.
- Cô nhận xét.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ ghép đôi.
- Cô làm mẫu: Cô nhặt một con thỏ lên tay đếm, gắn lên bảng - gắn thẻ số 1.
- Trong rổ của các con có những đồ dùng gì?
- Cho trẻ đếm 1 con lên tay xếp xuống bàn - Đặt thẻ số 1.
- Cho trẻ đếm 1 củ cà rốt lên tay, xếp tương ứng phái dưới con thỏ - Đặt thẻ số 1.
- 4 tuổi: Cho trẻ so sánh nhóm thỏ và nhóm củ cà rốt như thế nào?
- Trời đã nắng lên rồi cô muốn mang cà rốt ra phơi đấy cô con mình cùng mang cà rốt đi phơi( Cô và trẻ cất cà rốt).
- Còn củ cà rốt nào nữa không?
- Vậy cô phải cất thẻ số mấy đi?
- Bớt nhóm thỏ, cất thẻ số 1.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Tay cầm tay”
- Cách chơi: Chơi tập thể cả lớp
 Trẻ đứng tự do trong phòng, cô nói: “Tay cầm tay”, trẻ vừa cầm tay nhau theo từng nhóm 2 trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp: “ Đầu chạm đầu”, từng nhóm 2 trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó.
 Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: “Mũi chạm mũi”, “ Vai kề vai”, “Tay khoác tay”, “Chân chạm chân”, “Lưng tựa lưng”, “Bàn tay áp bàn tay”...để trẻ tập nói theo cô.
- Luật chơi: Ghép đúng theo hiệu lệnh.
- Cô tổ chức hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- nhận xét sau mỗi lần chơi của trẻ, đông viên khích lệ trẻ chơi hứng thú.
* Kết thúc: nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi.
Cả lớp hát.
- Bài tập đếm.
- Trẻ đếm các ngón tay.
- Trẻ tìm phát hiện, kể tên
- Cả lớp quan sát nhận xét.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Cà rốt, thỏ, thẻ số
- Trẻ xép theo yêu cầu.
- Trẻ thực hiện..
- Bằng nhau, đều bằng 1.
- Trẻ cất.
- Không.
- Số 1.
- Trẻ thực hiện.
- Chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- chơi 3 - 4 lần.
---------------------------* * * * -----------------------------* * * * * -----------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quan sát cây chẩu.
 - TCVĐ: Gieo hạt, Mèo đuổi chuột.
 - CTD: Chơi với nút nhựa, khối, phấn, que tính, cầu trượt.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: biết tên cây chẩu, tên bộ phận của cây chẩu. Biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ 4 tuổi: + Biết tên, đặc điểm, ích lợi của cây chẩu.
 + Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây chẩu, chơi đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau.
II. Chuẩn bị
- Cây chẩu ở vườn trường.
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ, rộng rãi an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” ra sân.
* hoạt động 1: Quan sát có mục đích
Cô hướng cho trẻ quan sát cây chẩu.
- 3 tuổi: + Đây là cây gì?
- 4 tuổi: Cây chẩu có đặc điểm gì?
- Cho một số cá nhân nhắc lại.
- Thân cây chẩu như thế nào?
- Lá cây chẩu như thế nào?
- 3 tuổi: Lá chẩu màu gì?
- 4 tuổi: Mặt trên lá như thế nào?
+ Lá có ích lợi gì?
- Cây chẩu có ích lợi gì?
- Muốn có không khí trong lành và nhiều bóng mát các con phải làm gì?
- Chúng mình chăm sóc như thế nào?
=> Cây chẩu có thân, lá, cuống lá, thân thẳng, cuống lá nhỏ dài, lá to, màu xanh, trồng cây chẩu để lấy bóng mát và không khí trong lành giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Gieo hạt, Mèo đuổi chuột”.
- Để có nhiều Bóng mát và không khí trong lành cô cháu mình cùng gieo hạt để trồng ra được nhiều loại cây nào.
- Cho trẻ chơi 3 lần.
- Chúng mình vừa gieo hạt rất là giỏi, cô tin rằng một thời gian ngắn chúng mình sẽ có nhiều loại cây. Nhưng khi hạt giống của chúng mình gieo xuống đất thì có những chú chuột đến phá mất hạt giống của chúng mình. Vậy cô đố lớp mình con gì bắt được con chuột?
- À, giờ học hôm nay có bạn nào muốn làm chú mèo để bắt chú chuột nào?
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, mời hai trẻ vào chơi. Một trẻ đóng vai mèo, một trẻ đóng vai chuột. Khi có hiệu lệnh, chuột chạy mèo đuổi theo. Trẻ ở ngoài cầm tay nhau giơ lên cao và đọc lời ca. mèo bắt được chuột khi mèo chạm vào được người chuột.
- Luật chơi: Chuột chạy lỗ nào Mèo phải đuổi vào lỗ đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương, khích lệ trẻ.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Chúng mình muốn chơi trò chơi nữa không?
- Bây giờ các con hãy chơi tự do với nút nhựa, khối, phấn, que tính, cầu trượt nhé.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_de_nhanh_nghe_xay_dung.doc
Giáo án liên quan