Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 3

1. Ổn định:

2. KTBC:

 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập dòng 2 bài 2 của tiết 12, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài:

 - Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với tỉ.

3.2. Thực hành:

Bài 1

 - GV viết các số trong bài tập lên bảng, yêu cầu HS vừa đọc, vừa nêu giá trị của chữ số 3.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

 Bài 2 (a, b)

 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 - GV yêu cầu HS tự viết số.

a) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

b) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét và bổ sung
- HS đọc SGK
- Lên điền trên bảng nội dung các cột
- Vài em mô tả về đời sống của người Lạc Việt
- Một số HS trả lời
- Nhận xét và bổ sung
-HS lắng nghe
Tiết 5: Khoa học
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể :
- Kể tên những thức ăn chất nhiều chất đạm (Thịt, cá, trứng, tôm, cua,) chất béo (mở, dầu, bơ, ) 
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mớI cơ thể.
- Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vi-ta-min A, D, E, K.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình trang 12, 13 sách giáo khoa; phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
2.Bài cũ: 
- Kể tên thức ăn có chất bột đường. Nêu nguồn gốc của chất bột đường
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo
* Cách tiến hành :
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát SGK và thảo luận
B2: Làm việc cả lớp
 - Nói tên thức ăn giàu chất đạm có ở trang 12 SGK ?
 - Kể tên thức ăn có chứa chất đạm em dùng hàng ngày ?
- Tại sao chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 - Nói tên thức ăn giàu chất béo trang 13 SGK? 
- Kể tên thức ăn chứa chất béo mà em dùng hàng ngày ?
 - Nêu vai trò của thức ăn chứa chất béo ?
- GV nhận xét và kết luận
3.3. HĐ2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
* Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
* Cách tiến hành
B1: Phát phiếu học tập
 - Hướng dẫn học sinh làm bài
B2: Chữa bài tập cả lớp
 - Gọi học sinh trình bày kết quả
 - GV nhận xét và kết luận
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể?
- Học bài và thực hành như bài học. Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Lớp nhận xét và bổ xung
- Học sinh quan sát sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm
- Học sinh trả lời
- Thịt..., đậu..., trứng..., cá..., tôm..., cua...
- Học sinh nêu
- Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể
- Mỡ..., dầu thực vật..., vừng, lạc, dừa
- Chất béo giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ vitamim
- Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu.
- Đại diện học sinh lên trình bày
- Lớp nhận xét và chữa.
Vài HS nêu
-HS lắng nghe
..
Tiết 5: Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghinhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT 1.
- Từ điển TV.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
- Nhắc nhơ HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
2.Bài cũ.
- HS nêu ghi nhớ ở tiết trước.
- HS đọc đoạn văn viết ở BT 2.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
- GV đưa ra từ : học, học tập, liên hợp quốc.
- Em có nhận xét gì về số lượng tiếng của 3 từ trên.
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ từ 1 tiếng (từ đơn), từ gồm nhiều tiếng (từ phức)
- GV ghi tựa.
3.2. Tìm hiểu phần nhận xét.
- Gọi HS đọc đoạn văn trên bảng phụ.
+ Câu văn có bao nhiêu từ ?
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu trên ?
Bài 1: Hoạt động nhóm 6.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút lông cho các nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận .
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng.
-GV chốt lời giải đúng; như SGV/79.
Bài 2 : Hoạt động cá nhân.
- Từ gồm có mấy tiếng ? vậy tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì?
- Vậy thế nào là từ đơn, từ phức.
3.3. Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm từ đơn, từ phức.
3.4. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Hoạt động cá nhân.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài 2: Hoạt động nhóm 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu với HS: Từ điển là sách tập hợp các từ TV. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ; có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- HS dựa vào từ điển để tìm các từ theo yêu cầu.
* Bài 3 : Hoạt động cá nhân.
- HS đọc nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
+ Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ?
+ Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ?
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ : nhân hậu - đoàn kết
- GV nhận xét tiết học.
- HS cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 1 HS nêu.
- 2 HS thực hiện.
- HS nghe
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS lần lượt nêu.
- 1 HS đọc.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm lên dán phiếu và trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghe.
- HS lần lượt nêu..
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từ mình tìm được.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm bài. 1 HS làm ở bảng lớp.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc
- Thảo luận trong nhóm
- HS trong nhóm nối tiếp nhau tìm từ ghi vào phiếu.
- Các nhóm dán phiếu và trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc, đặt câu vào vở.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
-HS lắng nghe
 Ngày soạn: 10/9/2011
 Ngày dạy: Thứ năm, 15/9/2011
Tiết 1: Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiện
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Vẽ sẵn tia số như SGK lên bảng (nếu có thể).
III. Hoạt động Dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2c, 2d của tiết 13, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: 
 3.1. Giới thiệu bài: 
 - GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
 3.2. Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: 
 - GV: Em hãy kể một vài số đã học. (GV ghi các số HS kể là số tự nhiên lên bảng, các số không phải là số tự nhiên thì ghi riêng ra một góc bảng.)
 - GV yêu cầu HS đọc lại các số vừa kể.
 - GV giới thiệu: Các số 5, 8, 10, 11, 35, 237,  được gọi là các số tự nhiên.
 - GV: Em hãy kể thêm một số các số tự nhiên khác.
 - GV chỉ các số đã viết riêng từ lúc đầu và nói đó không phải là số tự nhiên.
 - GV: Bạn nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 ?
 - GV hỏi lại: Dãy số trên là dãy các số gì ? Được sắp xếp theo tứ tự nào ?
- GV giới thiệu: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên.
 - GV viết lên bảng một số dãy số và yêu cầu HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
- GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên.
- GV hỏi: Điểm gốc của tia số ứng với số nào ?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì ?
- Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào ?
- Cuối tia số có dấu gì ? Thể hiện điều gì ?
- GV cho HS vẽ tia số. Nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau.
3.3. Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên:
- GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên và đặt câu hỏi giúp các em nhận ra một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào ? 
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0 ?
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số nào ? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với 
số 1?
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số nào ? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 101.
+ GV giới thiệu: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất. 
+ GV hỏi: Khi bớt 1 ở 5 ta được mấy ? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 5 ?
+ Khi bớt 1 ở 4 ta được số nào ? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 4 ?
+ Khi bớt 1 ở 100 ta được số nào ? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100 ?
+ Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào ?
+ Có bớt 1 ở 0 được không ?
+ Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có số liền trước không ?
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không ?
+ Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không có số tự nhiên liền trước.
+ GV hỏi tiếp: 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị ? 8 hơn 7 mấy đơn vị ?
+ 1000 hơn 999 mấy đơn vị ? 999 kém 1000 mấy đơn vị ?
+ Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
3.4. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
 Bài 4 (a)
- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
c) 50 076 342; d. 57 634 002.
- 1 em đọc lại các số ở bài 4
- HS nghe.
- 2 đến 3 HS kể. Ví dụ: 5, 8, 10, 11, 35, 237, 
- 2 HS lần lượt đọc.
- HS nghe giảng.
- 4 đến 5 HS kể trước lớp.
- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát từng dãy số và trả lời.
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm (.) thể hiện số 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_3.doc
Giáo án liên quan