Giáo án giảng dạy Lớp 3 - Tuần 30
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 59: GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA
A / Mục tiêu:
- Luyện đọc đúng các từ: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, khuất hẳn,
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.
- Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào gợi ý cho trước (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
- Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết với bạn bè quốc tế.
*Các KNS cơ bản được giáo dục :
- Giao tiếp : Ứng xử lịch xử trong giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo:
cầu và Nam bán cầu ? + Quan sát quả địa cầu đặt trên mặt bàn em có nhận xét gì trục của nó so với mặt bàn ? - Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận. * Hoạt động 3: Trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm. - Treo hai hình phóng to hình 2 SGK lên bảng - Chia lóp thành nhiều nhóm. - Gọi hai nhóm lên xếp thành hai hàng dọc. - Phát mỗi nhóm 5 tấm bìa. - Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai nhóm thực hiện trò chơi. - Quan sát nhận xét đánh giá kết quả các nhóm. * Củng cố - dặn dò: - Cho HS nhắc lại bài học. - Xem trước bài mới. - Trả lời về nội dung bài học trong bài: ” Mặt Trời ” đã học tiết trước. - Lớp mở SGK quan sát hình 1 và nêu. + Trái đất có dạng hình tròn, hình cầu, giống hình quả bóng, vv - Gồm có giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. - Quan sát để nhận biết vị trí nước ta trên quả địa cầu. - Hai em nhắc lại Quả trất có dạng hình cầu và rất lớn. - Các nhóm tiến hành quan sát hình 2 SGK. - Lần lượt chỉ cho các bạn trong nhóm xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. - Trục của trái địa cầu hơi nghiêng so với mặt bàn. - Cử đại diện của nhóm lên báo cáo trước lớp - Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận để hoàn thành bài tập. - Các đại diện mỗi nhóm lên thi với nhau trước lớp trước lớp ( gắn tấm bìa của mình lên hình vẽ trên bảng ). - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng. - Hai em nêu lại nội dung bài học . ************************************************************* Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2013 Luyện từ và câu ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ ? DẤU HAI CHẤM. A/ Mục tiêu: - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? (tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì ?. - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm. B/Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết ba lần câu hỏi của bài tập 1. 3 bảng phụ viết nội dung bài tập 4. C/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập 3 - Chấm tập hai bàn tổ 1. - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ học bài : “ Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? “ b)Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1 : - Yêu cầu một em đọc bài tập 1. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm và thực hiện làm bài vào vở. - Mời ba em đại diện lên bảng thi làm bài. - Theo dõi nhận xét từng câu - GV chốt lời giải đúng. - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh các câu trả lời tìm được. *Bài 2: - Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu lớp làm việc cá nhân. - Mời 3 em nêu miệng, GV chốt lại câu trả lời đúng. - Mời một em đọc lại các câu trả lời. *Bài 3 : - Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo. - Yêu cầu lớp làm việc theo cặp. - Mời từng cặp nối tiếp nhau hỏi và trả lời trước lớp, GV chốt lại câu trả lời đúng. * Bài 4: - Yêu cầu một em đọc bài tập 4. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu lớp trao đổi theo nhóm và thực hiện làm bài vào vở. - Dán 3 tờ giấy khổ lớn lên bảng. - Mời ba em lên bảng làm bài. - Theo dõi nhận xét bài làm HS. d) Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới - Hai em làm miệng bài tập 1 và bài tập ø3 mỗi em làm một bài. - HS khác nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu bài (1 đến 2 em nhắc lại) - Một em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách. - Cả lớp đọc thầm bài tập. - Lớp suy nghĩ và tự làm bài cá nhân . - Ba em lên điền câu trả lời trên bảng. - Lớp đọc đồng thanh các câu trả lời đã hoàn chỉnh. - Voi uống nước bằng vòi. - Chiếc lồng đèn làm bằng nan tre dán giấy bóng kính. - Các nghệ sĩ .bằng tài năng của mình. - Một HS đọc bài tập 2. - Lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Lớp làm việc cá nhân. - Ba em nối tiếp nhau đọc kết quả. - Hằng ngày em viết bài bằng viết bi/viết mực - Chiếc bàn em ngồi học làm bằng nhựa /bằng gỗ /bằng đá - Một HS đọc bài tập 3. - Lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Lớp làm việc theo cặp ( một em hỏi một em trả lời ). - Lần lượt từng cặp hỏi đáp trước lớp. - HS1: Hằng ngày bạn đến trường bằng gì ? - HS2: - Mình đi bộ / Mình đi xe đạp - HS1: Cơm ta ăn được nấu bằng gì ? - HS2: - Cơm ta ăn được nấu bằng gạo. - Một em đọc đề bài 4 SGK . - Lớp tự suy nghĩ để làm bài. - 3 em lên bảng làm bài tập. a/ Một người kêu lên : “ Các heo !” b/ Nhà an dưỡng cần thiết : chăn màn, c/ Đông Nam Á gồm 11 nước : Việt Nam, - Lớp quan sát và nhận xét bài bạn. - Hai HS nêu lại nội dung vừa học - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại. Tập viết ÔN CHỮ HOA U A/ Mục tiêu : - Củng cố về cách viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng). - Viết đúng tên riêng (Uông Bí ) bằng chữ cỡ nhỏ (1 dòng). - Viết câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng cỡ chữ nhỏ (1 lần). - Rèn tính cẩn thận khi học tập viết. B/Đồ dùng dạy học : -GV: mẫu chữ hoa U, mẫu chữ viết hoa về tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li . C/Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Yêu cầu nêu nghĩa về từ câu ứng dụng - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa U và một số từ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa : U, B b)Hướng dẫn viết trên bảng con *Luyện viết chữ hoa : - Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài : U, B, D - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu. *HS viết từ ứng dụng tên riêng - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Uông Bí - Giới thiệu địa danh Uông Bí là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh *Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu một HS đọc câu. - Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô. - Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng - Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng. c) Hướng dẫn viết vào vở : - Nêu yêu cầu viết chữ U một dòng cỡ nhỏ. - Âm : D, B : 1 dòng. - Viết tên riêng Uông Bí, 2 dòng cỡ nhỏ - Viết câu ứng dụng 2 lần. - Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu d/ Chấm chữa bài - GV chấm bài HS - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm đ/ Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng - GV nhận xét đánh giá - Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. - Hai HS lên bảng viết tiếng (Trường Sơn ; Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan ) - Lớp viết vào bảng con Trường Sơn / Trẻ em Trường Sơn Trẻ em - Em khác nhận xét bài viết của bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu - Vài HS nhắc lại tựa bài. - Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Uông Bí và trong câu ứng dụng gồm : U, B, D. U B D - Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con. Uông Bí - Một em đọc từ ứng dụng. - Lắng nghe để hiểu thêm về tên riêng Uông Bí một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh của đất nước. - Có nghĩa khi cây non thì mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con từ nhỏ mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con. - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con (Uốn cây ) - Lớp thực hành viết chữ hoa tiếng Uốn trong câu ứng dụng - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của GV - Nộp vở để chấm điểm. - Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng - Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới Toán TIỀN VIỆT NAM A/ Mục tiêu : - Học sinh nhận biết các tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng - Bước đầu biết đổi tiền. - Thực hiện các phép tính trên các số với đơn vị là đồng. B/ Đồ dùng dạy học: - Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng . C/Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà - Chấm vở hai bàn tổ 2 - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Tiền Việt Nam” 1. Giới thiệu tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng. - Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ? - Cho HS quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng loại tờ giấy bạc b) Luyện tập: - Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập trong sách. - Treo tranh vẽ về từng mục a, b, c - Yêu cầu HS nhẩm và nêu số tiền. - Mời ba em nêu miệng kết quả. - Gọi HS khác nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá Bài 2 - Gọi HS nêu bài tập trong sách. - Yêu cầu cả lớp thực hành làm bài. - Mời một em lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá Bài 3: - Yêu cầu nêu đề bài tập trong sách. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Mời một em lên bảng thực hiện. - Gọi emkhác nhận xét bài bạn - GV nhận xét đánh giá Bài 4: - HD học sinh điền vào ô trống d) Củng cố - Dặn dò: - Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập. - Hai em lên bảng chữa bài tập số 4 về nhà - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi GV giới thiệu - Vài HS nhắc lại tên bài. - Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như : 100 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10000 đồng - Quan sát và nêu về : màu sắc của tờ giấy bạc, Dòng chữ “ Hai mươi nghìn đồng “ và số 20 000 - “ Năm mươi nghìn đồng “ số 50 000 - “Một trăm nghìn đồng “ số 100 000 - Một em đọc đề bài SGK. - Cả lớp quan sát từng con lợn để nêu số tiền. - Ba đứng tại chỗ nêu miệng kết quả. - Trước hết cần cộng nhẩm : - 10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000 đồng - Các phần còn lại nêu tương tự. - Em khác nhận xét bài bạn. - Một em đọc đề bài SGK. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Một em lên bảng thực hiện làm. Giải Số tiền mua cặp sách và bộ quần áo là : 15 000 + 25 000 = 40 000 ( đồng ) Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ số tiền là: 50 000 – 40 000 = 10 000 ( đồng ) Đ/S: 10 000 đồng - Hai HS khác nhận xét bài bạn. - Một em nêu đề bài SGK . - Lớp làm vào vở. Một em lên sửa bài. Giải Số tiền mua 2 cuốn vở là : 1200 x 2 = 2400 ( đồng ) Số tiền mua 3 cuốn vở là : 1200 x 3 = 3600 ( đồng ) Số tiền mua 4 cuốn vở là : 1200 x 4 = 4
File đính kèm:
- giao_an_giang_day_lop_3_tuan_30.doc