Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 28 - Phùng Thị Nghiêm

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 28 - Phùng Thị Nghiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về loài vật này qua bài Một số loài vật sống trên cạn.
v Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh trong SGK
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: 
Nêu tên con vật trong tranh.
Cho biết chúng sống ở đâu?
Thức ăn của chúng là gì?
Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
GV đưa thêm một số câu hỏi mở rộng:
+ Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc?
+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất.
+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời
GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ  có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun  Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Hoạt động 3: Động não
Con hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
(Mỗi HS tự đứng lên nói ý kiến của mình, khi bạn ngồi xuống bạn khác đứng lên trả lời). GV ghi nhanh  
GV nhận xét những ý kiến đúng.
Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh
Chia nhóm theo tổ.
Yêu cầu HS tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to.
Có ghi tên các con vật. Sắp xếp theo các tiêu chí do nhóm tự chọn.
GV có thể gợi ý: 
+ Sắp xếp theo điều kiện khí hậu:
Sống ở vùng nóng
Sống ở vùng lạnh
+ Nơi sống:
Trên mặt đất.
Đào hang sống dưới mặt đất.
+ Cơ quan di chuyển:
Con vật có chân.
Con vật vừa có chân, vừa có cánh
Con vật không có chân.
+ Ích lợi:
Con vật có ích lợi đối với người và gia súc.
Con vật có hại đối với người, cây cối 
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV khuyến khích HS nhóm khác đặt các câu hỏi cho nhóm đang báo cáo. Ví dụ: 
Bạn cho biết con gà sinh bằng cách nào?
Nhóm bạn có sưu tầm được tranh con hươu. Vậy hươu có lợi ích gì?
Bạn cho biết con gì không có chân?
Con vật nào là vật nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dại?
GV nhận xét và tuyên dương các nhóm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hát 
HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
+ Hình 1: Con lạc đà, sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 2: Con bò, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình.
+ Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và sống hoang dại.
+ Hình 4: Con chó. Chúng ăn xương, thịt và nuôi trong nhà.
+ Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang. Chúng ăn cà rốt và sống hoang dại.
+ Hình 6: Con hổ, sống trong rừng. Chúng ăn thịt và sống hoang dại, hoặc được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 7: Con gà. Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà.
HS trả lời cá nhân.
+ Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
+ Thỏ, chuột, 
+ Con hổ.
Trả lời: Không được giết hại, săn bắn trái phép, không đốt rừng làm cháy rừng không có chỗ cho động vật sinh sống 
Tập hợp tranh, phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn và trang trí.
Báo cáo kết quả.
Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ trả lời.
2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
HS thi đua.
Thứ tư ngày 26 tháng 03 năm 2014
MÔN: TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ.
Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu. 
Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh
Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
Học thuộc lòng bài thơ. 
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
b.Đọc câu
c. Đọc đoạn
d. Đọc đoạn trong nhĩm
e. Thi đọc trong nhĩm
f. Đoc cả bài
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.
GV xoá dần từng dòn thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.
Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Hát
Theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc nối tiếp 
Đọc từng đoạn
Đọc trong nhĩm 
Đọc bài trả lời câu hỏi ,nhận xét câu trả lời.
MÔN: TOÁN
I. Mục tiêu
Biết so sánh các số tròn trăm.
Nắm được thứ tự các số tròn trăm.
 - Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm.
Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.
Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn.
200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn?
200 và 300 số nào bé hơn?
Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của:
	200 . . . 300 và 300 . . . 200
Tiến hành tương tự với số 300 và 400
Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Cho điểm từng HS.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài, sau đó vẽ 1 số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học, 
Hát
Có 200
1 HS lên bảng viết số: 200.
Có 300 ô vuông.
1 HS lên bảng viết số 300.
300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
300 lớn hơn 200.
200 bé hơn 300.
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 200 200
Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 
Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét và chữa bài.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
HS cả lớp cùng nhau đếm.
2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ? 
I. Mục tiêu
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. 
Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?”
 - Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
3. Bài mới 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Bài 1 (Thảo luận nhóm)
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Phát giấy và bút cho HS.
Gọi HS lên dán phần giấy của mình.
GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng.
Gọi HS đọc tên từng cây.
Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn
Bài 2 (Thực hành)
GV gọi HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên làm mẫu.
Gọi HS lên thực hành.
Nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Từ ngữ về cây cối.
Hát
Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết.
Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.
1 HS đọc.
10 cặp HS được thực hành.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
“Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
Vì câu đó chưa thành câu.
Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
Thứ năm ngày 27 tháng 03 năm 2014
MÔN: TẬP VIẾT
Chữ hoa : Y – Yêu luỹ tre làng
I. Mục tiêu:
Viết Y (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đún

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_2_tuan_28_phung_thi_nghiem.doc
Giáo án liên quan