Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 24

11.ỔN ĐỊNH:

2. BÀI CŨ: Tìm một thừa số của phép nhân.

- Gv cho hs lm bi vo bảng con

 Tìm x:

 X x 2 = 8 , X x 3 = 15

- GV nhận xét.

3. BÀI MỚI

 a/.Giới thiệu: Luyện tập

 b/.Hướng dẫn hs thực hành:

Bài 1: Tìm X

- Gọi HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết

- Gv cho hs lm bi vo vở

Bài 3: Cho HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống.

- Cột thứ nhất: 2 x 6 = 12 (tìm tích)

- Cột thứ hai: 12 : 2 = 6 (tìm một thừa số)

- Cột thứ ba: 2 x 3 = 6 (tìm tích)

- Cột thứ tư: 6 : 2 = 3 (tìm một thừa số)

-Cột thứ năm: 3 x 5 = 15 (tìm tích)

-Cột thứ sáu: 15 : 3 = 5 (tìm một thừa số)

Bài 4: Giải bài toán.

- Gọi hs đọc đề toán

- Gv cho hs lm bi vo vở

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định
2.Bài cũ: Quả tim của khỉ
Đọc bài theo cách phân vai truyện Quả tim khỉ , trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Nhận xét, cho điểm HS. 
3.Bài mới 
a)Giới thiệu bài:
b)Luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
Gv cho hs đọc nối tiếp câu
Gv hướng dẫn HS đọc các từ khó: nhúc nhích, vũng lầy, quặp chặt, huơ vòi, lững thững,
Gv hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Gần tối  chịu rét qua đêm.
+ Đoạn 2: Gần sáng  Phải bắn thôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lai ï
Gv yêu cầu đọc đoạn, kết hợp nêu nghĩa các từ khó trong từng đoạn: voi nhà, khựng lại, rú ga, vục, thu lu, lững thững. 
Gv hướng dẫn HS ngắt giọng câu
Gv đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv cho hs thi đọc giữa các nhóm
Gv cho lớp đọc đồng thanh
c) Tìm hiểu bài 
Gv gọi hs đọc lại bài
 Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
+Tìm câu văn cho thấy các chiến sĩ cố gắng mà chiếc xe vẫn không di chuyển?
+Chuyện gì đã xảy ra khi trời gần sáng?
+Vì sao mọi người rất sợ voi?
 Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
Con voi đã giúp họ thế nào?
+Vì sao tác giả lại viết: Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà?
GDHS: biết bảo vệ các loài vật có ích.
d. Luyện đọc lại
Tổ chức cho HS thi đọc lại truyện.
4.Củng cố : 
Gọi Hs nêu nội dung bài
5.Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại bài 
Hát
3 HS đọc toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
Hs theo dõi
HS nối tiếp nhau đọc. 
1, 2HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
3 HS tiếp nối đọc từng đoan trước lớp.
Hs nêu nghĩa từ.
2 HS đọc, cả lớp đồng thanh.
HS luyện đọc theo nhóm ba.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
1 hs đọc lại bài
Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bị lún xuống vũng lầy.
+Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích.
+Một con voi già lững thững xuất hiện.
+Vì voi khoẻ mạnh và rất hung dữ.
Nép vào lùm cây, định bắn voi vì nghĩ nó sẽ đập nát xe.
Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
+Vì con voi này rất gần gũi với người, biết giúp người qua cơn hoạn nạn.
HS lắng nghe
2 HS thi đọc lại truyện (nếu còn thời gian.)
2 Hs nêu: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người.
Hs lắng nghe
Toán
MỘT PHẦN TƯ 
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan) “ Một phần tư”, biết đọc, viết ¼
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các mảnh bìa hoặc giấy hình vuông, hình tròn.
- HS: Vở, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1/.Ổn định
2/.Bài cũ: Bảng chia 4
Đọc bảng chia 4
GV nhận xét 
3/.Bài mới 
a/.Giới thiệu bài: Một phần tư
b/.Giới thiệu “Một phần tư” (1/4)
Gv cho hs quan sát hình vuông và nhận thấy:Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế đã tô màu một phần bốn hình vuông (một phần bốn còn gọi là một phần tư)
Gv hướng dẫn HS viết: 1/4; đọc : Một phần tư.
Gv kết luận: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần (tô màu) được 1/4 hình vuông.
c/.Hướng dẫn hs thực hành
Bài 1: HS quan sát các hình rồi trả lời:
Tô màu 1/4 hình A, hình B, hình C.
4/.Củng cố : 
Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
Bảng phụ: Có 20 chấm tròn. Em hãy khoanh tròn ¼ số chấm tròn trên bảng.
5/.Dặn dò
GV nhận xét – tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập
3 HS đọc.
HS quan sát hình vuông
HS viết: 1/4 
HS đọc : Một phần tư.
Vài HS lập lại.
HS quan sát các hình
HS tô màu.
2 HS thi đua.
Hs lắng nghe
------------------------------
Thể dục
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI KẾT BẠN
------------------------------------
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM – DẤU PHẨY
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật ( BT1, BT2 ).
- Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3)
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa trong bài (phóng to, nếu có thể). Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. 
- HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1/.Ổn định:
2/.Bài cũ: Từ ngữ về loài thú.
Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
Gọi 1 cặp HS làm lại BT3
Gv nhận xét, cho điểm từng HS.
3/.Bài mới 
a/.Giới thiệu: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
b/.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Gv treo bức tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
Tranh minh hoạ hình ảnh của các con vật nào?
Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra.
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm mang tên một con vật.
GV nêu tên con vật.
Bài 2
Gọi hs đọc yêu cầu
Bài tập này có gì khác với bài tập 1?
Gv yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
Giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ trên.
Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật.
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
Gv yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.
Gv yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở 
Vì sao ở ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy?
Khi nào phải dùng dấu chấm?
4/.Củng cố:
Dấu chấm được dùng khi nào?
5/. Dặn dò
Dặn HS về nhà xem lại bài. 
Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao.
Hát
Thực hành hỏi đáp theo mẫu “như thế nào?”
Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
HS quan sát.
cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
Cả lớp đọc đồng thanh.
4 nhóm HS thực hiện.
HS nhóm đó đứng lên đồng thanh từ chỉ đặc điểm của con vật đó.
+Gấu trắng: tò mò
+Cáo: tinh ranh
+Sóc: nhanh nhẹn
+Nai: hiền lành
+Thỏ: nhút nhát
+Hổ: dữ tợn
2 HS đọc yêu cầu của bài.
Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
Làm bài tập theo nhóm đôi.
Mỗi HS đọc 1 câu.
Đáp án: 
+Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn.
+Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
+Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.
+Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
HS hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Chậm như rùa. Chậm như sên. Hót như khướu. Nói như vẹt. Nhanh như cắt. Buồn như chấu cắn. Nhát như cáy. Khoẻ như trâu. Ngu như bò. Hiền như nai
1 HS đọc bài thành tiếng. 
HS làm bài vào vở
Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
Vì chữ đằng sau ô trống không viết hoa.
Khi hết câu.
Hs trả lời
Hs lắng nghe
-------------------------------------
Hát
 ÔN TẬP BÀI HÁT : CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
I.Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
II . Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ gõcho HS, nhạc cụ quen dùng.
- HS : Học thuộc lời hát.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1/.Ổn định
2/.Bài cũ : Chú chim nhỏ dễ thương.
GV Gọi 3 HS lần lượt lên hát + vận động theo bài hát.
GV nhận xét.
3/.Dạy bài mới
a/.Giới thiệu bài: Ôân bài hát Chú chim nhỏ dễ thương
b/.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
GV hát lại bài hát.
Cho HS hát . GV nhắc nhở sửa chữa.
Gv yêu cầu HS hát kết hợp vận động động phụ họa.
Chia lớp thành 4 nhóm. Từng nhóm cầm tay xếp thành vòng tròn , miệng hát, chân bước theo phách. Lần thứ nhất chuyển động thành kim đồng hồ, lần thứ hai ngược lại.
GV chỉ định vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
Gọi HS nhận xét
Gv nhận xét.
c/.Hoạt động 2 : Sử dụng nhạc cụ theo bài hát 
Gv phát nhạc cụ gõ đệm :( thanh phách, xúc xắc, mõ, trống nhỏ)
Gv hướng dẫn cho HS.
+ Vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
LaÏi đây hỡi các chú chim nhỏ dễ thương này
xx x x x x x x x x x 
+ Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
LaÏi đây hỡi các chú chim nhỏ dễ thương này
x x x x x x x x x x 
4.Củng cố 
Cho hai nhóm lên vừa hát vừa gõ đệm 
5.Dặn dò : 
Về tập hát nhiều lần kết hợp vận động phụ họa.
Chuẩn bị : Tập 3 bài hát : Trên con đường đến trường + Hoa lá mùa xuân + Chú chim nhỏ dễ thương . 
HS hát , lớp nhân xét.
Hoạt động lớp, nhóm.
HS thực hành
Lớp nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 nhóm HS thực hành.
Hs lắng nghe
Ngày soạn: 11/02/2014
Ngày dạy: 13/02/2014
Chính tả
VOI NHÀ
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe và viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT2 a/ b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập chính tả. 
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1.Ổn định
2.Bài cu

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_2_tuan_24.doc
Giáo án liên quan