Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn Hóa 9

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh biết được:

- Đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính đó là Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh nhất (tính phi kim yếu, tác dụng với oxi và một số oxit kim loại).

- Một số ứng dụng của cacbon

2. Kỹ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.

- Viết các phương trình phản ứng của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.

- Tính lượng Cacbon và hợp chất của Cacbon trong phản ứng

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ hứng thú, say mê khám phá những kiến thức có đựơc từ một chất quen thuộc trong cuộc sống

- Có ý thức tìm tòi học hỏi môn hoá học nhằm khám phá những tính chất mới của chất.

 

doc8 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn Hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng với oxi và một số oxit kim loại).
- Một số ứng dụng của cacbon
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình phản ứng của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng Cacbon và hợp chất của Cacbon trong phản ứng
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ hứng thú, say mê khám phá những kiến thức có đựơc từ một chất quen thuộc trong cuộc sống
- Có ý thức tìm tòi học hỏi môn hoá học nhằm khám phá những tính chất mới của chất.
- Có ý thức trách nhiệm, biện pháp bảo vệ môi trường sống.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu kỹ kiến thức bài Cacbon (SGK), tư liệu tham khảo
- Giáo án điện tử
- Một số hình ảnh minh hoạ cho dạng hình thù của Oxi, cacbon. 
- Các hình mô tả thí nghiệm.
- Phim thí nghiệm (nếu cần)
- Phiếu học tập
- Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp, nêu vấn đề, nghiên cứu thí nghiệm, trực quan, thảo luận nhóm.
- Dụng cụ và hoá chất cho một số thí nghiệm:
*Thí nghiệm nghiên cứu tính chất hấp phụ của than gỗ (cho 04 nhóm học sinh)
+ ống hình trụ, nút có ống vuốt, giá sắt, kẹp sắt, cốc thủy tinh, thìa xúc hoá chất, máng giấy.
+ Nước, mực, than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước 
* Thí nghiệm Cacbon khử đồng (II) oxit (Giáo viên biểu diễn)
+ ống nghiệm, nút có ống thủy tinh hình L xuyên qua
ống nghiệm hoặc hình tam giác
Giá thí nghiệm có hệ thống kẹp sắt
Đèn cồn (hoặc đèn gas nhỏ) diêm
+ Bột CuO, than gỗ, nước vôi trong, dây đồng
2. Học sinh: ôn lại: 
- Tính chất hoá học của phi kim
- Khái niệm về phản ứng oxi hoá khử, chất khử, chất oxi, sự khử, sự oxi hoá
C. hoạt động dạy và học
I. ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số (1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong quá trình nghiên cứu bài mới
III. Bài mới (30 phút)
1. Đặt vấn đề (1 phút)
- Bài học trước, các em đã tìm hiểu về phi kim clo và biết rằng Clo là một đơn chất phi kim hoạt động hoá học mạnh, có nhiều ứng dụng.
- Trong số các phi kim được biết đến, có một nguyên tố rất đặc biệt: bởi nó gắn liền với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nguyên tố đó được phát hiện từ thời tiền sử và đã được người cổ đại biết tới. Ngày nay nó còn được chú ý đến bởi rất nhiều ứng dụng thực tế, quan trọng.
Đó là nguyên tố Cacbon.
- Vậy cacbon có những dạng tồn tại nào, có những tính chất và ứng dụng cụ thể ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó.
2. Các hoạt động dạy và học
 	 Tiết 33. 	Bài 27. Cacbon
 KHHH: 	C
 NTK: 	12
Hoạt động 1: I. Các dạng thù hình của cacbon (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu trên màn hình
1. Dạng thù hình là gì ?
+ Hình ảnh tượng trưng một phân tử đơn chất oxi
+ Hình ảnh tượng trưng một phân tử đơn chất ozôn
- Quan sát hình ảnh phân tử Oxi và Ozôn rút ra nhận xét:
- Yêu cầu học sinh quan sát –> nhận xét về thành phần cấu tạo phân tử 2 đơn chất này
+ Giống: đều được tạo bởi nguyên tử của nguyên tố Oxi
+ Khác: Số lượng nguyên tử trong phân tử
- Giáo viên thông báo về 2 dạng thù hình của nguyên tố Oxi
- Ghi nhận
- Hỏi: Em hiểu thế nào là dạng thù hình của nguyên tố hoá học ?
- Trình bày khái niệm dạng thù hình theo ý hiểu của mình
- Giáo viên chốt khái niệm, đưa ra màn hình và ghi bảng (SGK)
Chuyển: Vậy nguyên tố C có những dạng thù hình nào ?
2. Các dạng thù hình của Cacbon
- Giáo viên: Giới thiệu một số mẫu chất:
+ Kim cương
+ Than chì (Graphít)
+ Than gỗ, muội than..
- Học sinh quan sát hình ảnh mẫu chất trên màn hình
- Hỏi: + Em biết gì về kim cương ?
+ Em biết gì về than chì ?
+ Em biết gì về cacbon vô định hình ?
- Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện.
- Than chì: mềm, xám, dẫn điện được.
Cacbon vô định hình: xốp, đen, không dẫn điện.
- Giáo viên tóm lại: nhận xét về tính chất 3 dạng thù hình và chốt:
+ Chúng khác nhau về nhiều đặc điểm
+ Chúng giống nhau: đều được tạo bởi nguyên tố Cacbon
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận
- Hỏi: vậy cacbon có mấy dạng thù hình ?
- 3 dạng kim cương, than chì cacbon vô định hình
- GV: thông báo: đây là 3 dạng chính 
=> GV chốt -> ghi bảng
* Nêu vấn đề: Vì sao 3 dạng thù hình lại có những tính chất khác nhiều đến vậy ?
-GV: Giới thiệu nhanh hình ảnh cấu tạo kim cương, than chì, cacbon vô định hình để học sinh biết do có cấu tạo khác nhau -> tính chất khác.
- Học sinh quan sát hình ảnh: trên màn hình
-GV: nhấn mạnh: Trong 3 dạng thù hình chính, cacbon vô định hình là dạng hoạt động hoá học nhất -> sau đây chủ yếu xét tính chất về nó 
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2: II. Tính chất của Cacbon (24 phút)
* ĐVĐ: Ngoài các tính chất vật lý đã biết ở trên cacbon còn có tính chất vật lý nào đặc biệt ?
1. Tính hấp thụ (7 phút)
- GV: hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm nghiên cứu thí nghiệm tính hấp phụ của than gỗ.
(Giao phiếu học tập số 1)
- học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1
- GV: yêu cầu 2 nhóm một trao đổi phiếu học tập cho nhau.
- Trao đổi phiếu học tập, đánh giá, nhận xét nhóm bạn
- GV: đưa ra đáp án
- Đưa ra nhận xét
Than gỗ làm mất màu mực
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá đi đến kết luận.
- GV thông báo trên về khả năng giữ trên bề mặt của than gỗ các chất khí, chất hơi
- học sinh lắng nghe và ghi nhận
- GV: chốt và ghi bảng: thân gỗ có tính hấp phụ
-GV thông báo về than hoạt tính và một số ứng dụng của nó.
- học sinh lắng nghe và liên hệ thực tế
Đặt vấn đề
* Em hãy dự đoán xem Cacbon có những tính chất hoá học gì?
2. Tính chất hoá học (17 phút)
- Học sinh dự đoán:
Cacbon có 3 tính chất: 
+ Tác dụng với kim loại 
+Tác dụng với khí Hiđrô
+Tác dụng với ôxi
-Tại sao em lại có dự đoán như vậy?
- Vì C là một phi kim do đó nó mang 1 số tính chất hoá học chung của phi kim. 
- Giáo viên: Đưa sơ đồ tóm tắt tính chất hoá học chung của phi kim lên màn hình và nhận xét : Nhất trí với dự đoán của học sinh.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên đánh giá, cho điểm học sinh vừa phát biểu về nội dung kiến thức cũ đã nhớ lại.
- Giáo viên thông báo: Cacbon phản ứng với kim loại và Hiđrô rất khó khăn –––>
 (phi kim yếu) 
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận
* Bài học này sẽ tìm hiểu 1 số tính chất có nhiều ứng dụng thức tế của Cacbon
a) Cacbon tác dụng với Oxi
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại phản ứng của C cháy trong Oxi từ việc đốt than ngoài không khí và trong Oxi ở lớp 8. 
Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng, sản phẩm và viết phương trình phản ứng.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảngviết phương trình phản ứng
Giáo viên : Nhận xét bổ sung và khai thác: trong phản ứng này C đã biến đổi như thế nào? 
t0
-Nhớ lại hiện tượng phản ứng; sản phẩm phản ứng và viết phương trình phản ứng.
C + O2 –––> CO2 + Q
(r) (k) (k)
- C đã hoá hợp khí Oxi biến đổi thành CO2
- Vậy C có vai trò gì trong phản ứng
- C là chất khử
- P/ứ: C + O2 ––> CO2 là loại phản ứng gì? 
- Vừa là phản ứng hoá hợp vừa là phản ứng Oxi hoá khử.
- Do C cháy toả nhiều nhiệt nên nó được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Học sinh ghi nhận.
- Giáo viên củng cố kiến thức và giáo dục nội dung về môi trường qua nội dung.
- Học sinh suy nghĩ giải bài tập 4 trang 84.
Bài tập 4 trang 84 SGK:
* Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
t0
+ P/ứ đốt than: 
C + O2 ––> CO2 + Q
+ Làm giảm lượng Oxi trong không khí tạo CO2 và các sản phẩm phụ khác gây ô nhiễm môi trường
+ BP: Trồng cây xanh, đốt than ở nơi thoáng
Giáo viên đưa đáp án: Và nhấn mạnh thêm:
- Sản phẩm quá trình đốt than, nung gạch ngói vôi là CO2, CO gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên, băng tan à biến đổi khí hậu toàn cầu à Trách nhiệm của chúng ta (BP).
- Học sinh lắng nghe
- Giáo viên biểu diến thí nghiệm C tác dụng với CuO
* Trộn 1 thìa nhỏ bột CuO với 2 thìa bột than đã tán nhỏ, sấy khô.
+ Chok1 ít hỗn hợp vào 1 ống nghiệm khô, đậy bằng 1 nút cao su có luồn ống dẫn khí.
+ Lắp dụng cụ như hình 3.9 trang 83/ SGK 
b)Cacbon tác dụng với Oxít kim loại.
- Học sinh tìm hiểu nội dung thí nghiệm.
- Quan sát thao tác thí nghiệm của giáo viên
* Nung nóng hốn hợp:
- Yêu cầu học sinh quan sát:
+ Trạng thái, màu sắc của các chất và hỗn hợp P/ứ ban đầu 
+ Hiện tượng khi nung hỗn hợp
+ Nhận xét hiện tượng, khẳng định sản phẩm
+ Viết ptpư xảy ra.
- Quan sát hiện tượng
- Khẳng định sản phẩm
t0
- Viết PTPƯ:
C + 2CuO –––> 2Cu + CO2
(r,đen) (r,đen) (r, đỏ) (k)
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng
-> GV nhận xét, hoàn chỉnh PTPƯ
- Trong phản ứng trên: C có vai trò gì ? 
Vì sao?
- C là chất khử
Vì đã chiếm Oxi của CuO tạo CO2
- Phản ứng C với CuO thuộc loại phản ứng gì ?
- Phản ứng: oxi hoá khử
- GV thông báo và đưa ra màn hình nội dung
+ ở nhiệt độ cao C có thể khử được oxit của một số kim loại PbO, ZnO.-> kim loại .-> ứng dụng.
+ Cacbon không khử được oxit của các kim loại mạnh K2O, Na2O, CaO, MgO, Al2O3
- học sinh lắng nghe và ghi nhận
- Qua những nội dung vừa nghiên cứu em có nhận xét gì về khả năng phản ứng của Cacbon ?
- Học sinh nhận xét
- GV củng cố và đưa ra kết luận:
Cacbon là một phi kim yếu, tính chất quan trọng là tính khử
- Học sinh ghi nhận
* Đưa nội dung hoạt động nhóm
- Viết phương trình hoá học của Cacbon với các oxit sau:
a) PbO
b) CO2
- học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập 2
- Hãy cho biết loại phản ứng
- Vai trò của Cacbon trong các phản ứng
- ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất
* Yêu cầu các nhóm thảo luận
* GV thu kết quả các nhóm đánh giá, nhận xét, đối chiếu với đáp án.
(Có thể chiếu kết quả của học sinh lên)
Hoạt động 3: III. ứng dụng của Cacbon (5 phút)
- Bằng những kiến thức từ bài học kết hợp những hiểu biết của mình hãy tìm hiểu về ứng dụng của Cacbon.
- Đưa lại hình ảnh về các dạng thù hình và tính chất của nó.
- Học sinh suy nghĩ về những ứng dụng của các dạng thù hình trên cơ sở tính chất đã biết.
- Hỏi về ứng dụng của kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
- Học sinh phát biểu các ứng dụng.
- Kết hợp trình chiều trên màn hình
- GV 

File đính kèm:

  • docGA Du thi.doc