Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 33)

 I/ Mục tiêu ôn tập:

 - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8, rèn luyện kỹ năng

 viết PTPƯ, kỹ năng lập công thức.

 - Ôn lại các bài toán về tính theo CT và tính theo PTHH, các khái niệm về dung dịch,

 độ tan, nồng độ dd.

 - Rèn luyện kỹ năng làm các bài toán về nồng độ ddịch.

 

docx23 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm (tiết 33), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PTHH?
 b) Tính thể tích khí SO2 thoát ra (ở đktc)?
 c) Tính nồng độ mol của dd axit đã dùng?
 5) Dặn dò: - BT: 2 à 6 trang 11 SGK
 - Tìm hiểu t/c hoá học của axit
 * Hướng dẫn BT 3: CaO có tính hút ẩm (hơi nước) đồng thời là một oxit bazơ 
 (t/d với oxit axit). Do vậy CaO chỉ dùng làm khô H2 ẩm, O2 ẩm. 
Tuần 3
Ngày soạn: 20/ 8/ 2011
Tiết 5:
Bài 3: Tính chất hoá học của Axit
 I/ Mục tiêu bài học:
HS biết được các tính chất hoá học chung của axit
Rèn luyện kỹ năng viết PTHH của axit, kỹ năng phân biệt dd axit với các dd bazơ, dd muối.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm BT tính theo PTHH
 II/ Đồ dùng dạy học:
 * GV: Bảng phụ, phiếu học tập
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút
 - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, Zn (hoặc Al), dd CuSO4, dd NaOH, quì 
 tím, Fe2O3
 * HS: Ôn lại định nghĩa axit
 III/ Nội dung:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Định nghĩa, công thức chung của axit?
Làm BT 2 trang 11 SGK
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tính chất hoá học
*GV: hướng dẫn các nhóm HS làm TN: Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẫu giấy quì tím
HS: quan sát và nêu nhận xét 
GV: T/c này giúp ta có thể nh biết dd axit
GV: Treo bảng phụ có nội dung BT
HS: làm BT: Trình bày PP hhọc nh/ biết 
Các dd không màu: NaCl, NaOH, HCl.
*GV: hướng dẫn các nhóm HS làm TN:
 - Cho 1 ít Kloại Al (hoặc Fe, Zn) vào
 ống nghiệm 1
 - Cho một ít vụn Cu vào ống nghiệm 2
 - Nhỏ 1-2 ml dd HCl (dd H2SO4 loãng ) vào 2 ống nghiệm
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH (điền trạng thái của các chất) 
 Al + HCl --->
 Fe + H2SO4 --->
*GV: hướng dẫn HS làm TN:
- Lấy một ít Cu(OH)2 vào ống nghiệm 1, thêm 1-2ml dd H2SO4 vào, lắc đều
- Lấy 1-2ml dd NaOH vào ống nghiệm 2, nhỏ 1 giọt phenolphtalein, thêm H2SO4
HS: Nêu hiện tượng, viết PTHH và kết luận Cu(OH)2 + H2SO4 --->
 NaOH + H2SO4 --->
GV: giới thiệu PƯ trung hoà
*HS: nhắc lại t/c hoá học của oxit bazơ và viết PTHH của oxit bazơ với axit
GV: hướng dẫn HS làm TN: Cho một ít Fe2O3 vào ống ngh, thêm 1-2ml dd HCl
lắc nhẹ 
HS: nêu hiện tượng, nhận xét (dd FeCl3 màu vàng nâu) và viết PTHH
GV: giới thiệu tính chất 5
Hoạt động 2: Axit mạnh, axit yếu
GV: treo bảng phụ gt các axit mạnh và các axit yếu
HS: đọc tên các axit mạnh và các axit yêú
I/ Tính chất hoá học:
Làm đổi màu chất chỉ thị:
 Dung dịch axit làm quì tím à đỏ
Tác dụng với kim loại:
 2Al(r) + 6HCl(dd) à 2AlCl3(dd) + 3H2(k)
DD axit + nhiều kim loại à muối + H2
* Axit HNO3, H2SO4 đặc t/d với nhiều Kloại nhưng không giải phóng H2
Tác dụng với bazơ: (PƯ trung hoà)
 Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) à
 CuSO4(dd) + 2H2O(l) 
 Axit + Bazơ à Muối + Nước 
4) Tác dụng với oxit bazơ:
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) à 2FeCl3(dd) + 3H2O(l)
 Axit + Oxit bazơ à Muối + Nước
 5) Tác dụng với muối: (học sau)
II/ Axit mạnh và axit yếu:
 + Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4
 + Axit Yếu: H2S, H2CO3, H2SO3
Củng cố: Phiếu học tập:
Trình bày PP hoá học để phân biệt các dd: KOH, BaCl2, H2SO4.
Viết PTHH dd HCl lần lượt tác dụng với:
Magie
Sắt (III) hidroxit
Kẽm oxit
Dặn dò: - BT: 2, 3, 4 trang 14 SGK
 - Tìm hiểu tính chất của HCl, H2SO4 loãng
Tiết 6
 Bài 4: Một số Axít quan trọng
 I/ Mục tiêu bài học:
HS biết được các tính chất hoá học của axit HCl, axit H2SO4 (loãng)
Biết được cách viết đúng các PTHH thể hiện tính chất hoá học chung của axit
Vận dụng những tính chất của axit HCl, axit H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Máy chiếu (hoặc bảng phụ)
 - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4, quì tím, Al (Zn, Fe), Cu(OH)2, dd NaOH, CuO (Fe2O3) 
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
 III/ Nội dung:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu các tính chất hoá học chung của axit?
Làm BT 3 trang 14 SGK
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Axit Clohiđric
HS: q/sát lọ đựng dd HCl à nêu các t/chất vật lí của dd HCl
GV: Axit HCl có những t/c hoá học của axit mạnh à chúng ta nên tiến hành những TN nào?
HS: Đại diện nhóm nêu các TN tiến hành
dd HCl với quì tím
dd HCl với Al (Zn,Fe)
dd HCl với Cu(OH)2
dd HCl với Fe2O3 (CuO)
GV: Hướng dẫn HS làm TN theo nhóm
HS: nêu các hiện tượng, viết các PTHH minh hoạ à K.luận về t/c hhọc của HCl
GV: thuyết trình ứng dụng của HCl và chiếu lên màn hình
Hoạt động 2: Axit sunfuric
HS: quan sát lọ đựng H2SO4 đặc à nhận xét, sau đó đọc SGK
GV: hướng dẫn HS cách pha loãng H2SO4 à làm TN 
HS: nhận xét (dễ tan và toả nhiều nhiệt)
GV: H2SO4 loãng có đầy đủ các t/chất hoá học của axit mạnh (tương tự HCl) 
HS: tự viết lại các tính chất hoá học của axit, đồng thời viết các PTHH minh hoạ (với H2SO4)
GV: Kiểm tra bài viết của HS
A/ Axit Clohiđric (HCl):
 1) Tính chất:
 - Quì tím à đỏ
 - Tác dụng với kim loại
 2HCl(dd) + Fe(r) à FeCl2(dd) + H2(k)
 - Tác dụng với bazơ
 HCl(dd) + NaOH(dd) à NaCl(dd) + H2O(l)
2HCl(dd) + Cu(OH)2(r)à CuCl2(dd) + 2H2O(l)
 - Tác dụng với oxit bazơ
 2HCl(dd) + CuO(r) à CuCl2(dd) + H2O(r)
 - Tác dụng với muối (học sau)
 2) Ứng dụng: 
 SGK
B/ Axit Sunfuric (H2SO4):
 I/ Tính chất vật lí:
H2SO4: chất lỏng sánh, không màu, nặng hơn nước, không bay hơi, dễ tan trong nước và toả nhiều nhiệt.
 II/ Tính chất hoá học:
 1) Axit sunfuric loãng:
 - Quì tím à đỏ
 - Tác dụng với kim loại
 H2SO4 + Zn ---> 
 - Tác dụng với bazơ
 H2SO4 + Cu(OH)2 ---> 
 - Tác dụng với oxit bazơ
 H2SO4 + CuO ---> 
 - Tác dụng với muốí (bài sau)
Củng cố: BT 1 trang 19 SGK
 HD: a) Zn + HCl, Zn + H2SO4
 b) CuO + HCl, CuO + H2SO4
 c) BaCl2 + H2SO4
 d) ZnO + HCl, ZnO + H2SO4
Dặn dò: Làm BT 4, 6, 7 trang 19 SGK
 * Chuẩn bị bài mới: - Tính chất hoá học của H2SO4 đặc?
 - Ứng dụng của H2SO4?
Tuần 4
Ngày soạn:25/ 8/ 2011 
 Tiết 7:
 Bài 4: MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (TT)
 I/ Mục tiêu bài học: HS biết được:
H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng. Tính oxi hoá, tính háo nước, dẫn ra được những PTHH cho những t/c này
 - Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất, đời sống
Rèn luyện kỹ năng viết PTHH, kỹ năng làm BT định lượng của bộ môn
 II/ Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút
Hoá chất: H2SO4 đặc, Cu, đường (hoặc bông, vải)
 III/ Nội dung:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu các tính chất hoá học của H2SO4 loãng. Viết các PTHH minh hoạ?
Làm BT 6 trang 19 SGK
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Tính chất
*GV: làm TN về tính chất đặc biệt của H2SO4 đặc - Cu + H2SO4 (l)
 - Cu + H2SO4 (đ) 
Đun nóng nhẹ 2 ống nghiệm
HS: nêu hiện tượng và nhận xét
 - Ống 1: không có hiện tượng gì
 - Ống 2: có khí không màu, mùi hắc (SO2), Cu bị tan một phần à dd màu xanh lam (dd CuSO4) à Viết PTHH
*GV: hướng dẫn HS làm TN: cho đường (hoặc bông, vải) + H2SO4 đặc
HS: quan sát, nhận xét hiện tượng: màu trắng của đường chuyển sg màu vàng, nâu, đen ( khối xốp đen bị bột khí đẩy lên)
GV: hướng dẫn HS giải thích hiện tượng: chất rắn đen là C (do H2SO4 đã hút nước)
HS: Viết PTHH C12H22O11 --->
GV: sau đó một phần C sinh ra bị H2SO4 đặc oxh à SO2, CO2 gây sủi bọt làm C dâng lên khỏi miệng cốc
Hoạt động 2: Ứng dụng
HS: quan sát H 1. 12 à nêu các ứng dụng qtrọng của H2SO4
 2) Axit H2SO4 đặc:
 a) Tác dụng với kim loại:
 Cu(r) + 2H2SO4(đ,n) à
 CuSO4(dd) + 2H2O(l) + SO2(k)
H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại à muối sunfat, khôg giải phóng H2
 b) Tính háo nước:
 C12H22O11 à 11H2O + 12C
* Khi sử dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận!
III/ Ứng dụng:
 SGK
Hoạt động 3: Sản xuất
GV: Nguyên liệu sxuất H2SO4 là S hoặc quặng pirit, gt các công đoạn sản xuất
HS: viết PTHH của các công đoạn sản xuất 
GV: g/t thêm 
 4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8SO2
Hoạt động 4: Nhận biết
GV: hướng dẫn HS làm TN:
 - Cho H2SO4 + BaCl2
 Na2SO4 + BaCl2
HS: q/sát hiện tượng và viết PTHH
GV: gốc = SO4 trong pt H2SO4, Na2SO4 kết hợp với Ba trong pt BaCl2 à k/tủa trắng là BaSO4 à dd BaCl2 (dd:Ba(NO3)2, Ba(OH)2) làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat.
Để phân biệt H2SO4 và muối sunfat ta có thể dùng Mg, Zn, Al, Fe
 IV/ Sản xuất H2SO4:
Sản xuất SO2
 S + O2 à SO2
Sản xuất SO3
 2SO2 + O2 à 2SO3
Sản xuất H2SO4
 SO3 + H2O à H2SO4
V/ Nhận biết H2SO4 và muối sunfat:
 - Dùng thuốc thử: BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2
 - Phản ứng tạo kết tủa trắng: BaSO4
H2SO4(dd) + BaCl2(dd) à
 BaSO4(r) + 2HCl(dd)
Na2SO4(dd) + BaCl2(dd) à
 BaSO4(r) + 2NaCl(dd)
 4) Củng cố: 
 - Hoàn thành các PTHH sau:
 a) Fe + ? ---> ? + H2
 b) Al + ? ---> Al2(SO4)3 + ? 
 c) Fe(OH)3 + ? ---> FeCl3 + ?
 d) KOH + ? ---> K3PO4 + ?
 e) H2SO4 + ? ---> HCl + ?
 f) Cu + ? ---> CuSO4 + ? + ?
 g) CuO + ? ---> ? + H2O
 PP hoá học phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dd: K2SO4, KCl, KOH, H2SO4?
 5) Dặn dò: - Làm BT 2, 3 trang 19 SGK
 - Ôn lại các tính chất của oxit axitoxit bazơ, axit à Luyện tập .
 Làm BT 5 trang 19 SGK
 * Chuẩn bị bài mới:
 - Tìm hiểu các công đoạn sản xuất axit sunfuric
 - Cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
 Tiết 8:
 Bài 5: Luyện tập
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
 I/ Mục tiêu luyện tập:
HS được ôn tập lại các t/c hoá học của oxit bazơ, oxit axit, t/c hoá học của axit
Rèn luyện kỹ năng làm các BT định tính và định lượng
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Máy chiếu (hoặc bảng phụ), phiếu học tập
 III/ Nội dung:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nội dung luyện tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung luyện tập
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
*GV: Chiếu lên màn hình (treo bảng phụ)sơ đồ à Em hãy điền vào các ô trống các hợp chất vô cơ phù hợp, đồng thời chọn các loại chất thích hợp tác dụng với các chất để hoàn thiện sơ đồ trên
HS: thảo luận theo nhóm à h.thành sơ đồ à nh/xét và sửa sơ đồ các nhóm khác 
GV: chiếu lên màn hình sơ đồ đã hoàn thiện à yêu cầu các nhóm chọn chất để viết PTHH minh hoạ
HS: thảo luận nhóm à viết các PTHH
*GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ về t/c hoá học của axit
HS: Làm việc như trên 
GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ mà các nhóm đã chọn
HS: Viết các PTHH minh hoạ
GV: Tổng kết lại
HS: Nhắc lại các tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ

File đính kèm:

  • docxgiao an hoa 9 da sua thang 9 nam 2011.docx
Giáo án liên quan