Chuyên đề Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Khả Năng Làm Thí Nghiệm Hoá Học Của Học Sinh Lớp 8

So với môn học khác môn hoá học ở THCS có những đặc trưng riêng . Nội dung kiến thức của môn học này luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày . Việc khám phá , tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào thí nghiệm vì thí nghiệm hoá học là cầu nối giữa lí thuyết với thực tiễn, là cơ sở cho quá trình học tập nhận thức của học sinh , mà các thí nghiệm này chủ yếu là do HS tự nghiên cứu và tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên .

 Sau những năm giảng dạy môn hoá học lớp 8 tôi nhận thấy trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm , đa số học sinh còn lúng túng , tiến hành chưa đúng theo trình tự còn mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới chất lượng của cả tiết dạy .Qua những đợt tập huấn chuyên môn và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về thí nghiệm hoá học lớp 8 nhằm giúp cho việc giảng dạy cũng như học tập đạt kết quả tốt hơn .

 

doc18 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Khả Năng Làm Thí Nghiệm Hoá Học Của Học Sinh Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội đồng thời rèn kĩ năng kĩ sảo và kĩ thuật tiễn hành thí nghiệm của học sinh 
 d- Một số phương pháp , biện pháp giảng dạy phần thí nghiệm 
 - Cần có sự chuẩn bị tốt về dụng cụ , hoá chất tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của trường (phòng thí nghiệm ) mà tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm hoặc từng cá nhân .
 - Giáo viên cần thực hiện trước các thí nghiệm để kiểm tra dụng cụ , hoá chất lường trước những khó khăn để giúp đỡ , hướng dẫn học sinh thực hiện .
 - Phải tổ chức tiến hành thí nghiệm tốt đảm bảo trật tự . Giáo viên bao quát nhóm, sửa sai nếu cần.
 - Giờ thực hành phải được đảm bảo an toàn và lưu ý thời gian làm thí nghiệm cho hợp lí .
 - Giáo viên cần theo dõi sát sao các hoạt động của học sinh .
 - Kết thúc thí nghiệm Giáo viên cho học sinh nêu kết quả thí nghiệm của mỗi nhóm từ đó cho học sinh thảo luận để rút ra kết luận 
 - Giáo viên cần nhận xét thái độ của học sinh trong các nhóm có phê bình , và khuyến khích.
 e- Ví dụ
* Đối với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên : Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng cần tập luyện cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm , nhận xét và rút ra kết luận khoa học.
	Ví dụ : thí nghiệm "tác dụng của Hiđro với đồng oxit " .
 - Để thí nghiệm thành công giáo viên cần lưu ý :
 + ống thuỷ tinh hình trụ và bột đồng oxit phải được làm khô.
 + Nếu bột đồng oxit bị ẩm và vón cục cần nghiền nhỏ trước khi sấy.
 + ống hình trụ chứa hoá chất phải được đặt ở điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn.
 - Tiến hành : Dụng cụ hoá chất 
 + Dụng cụ : Giá đỡ , ống thuỷ tinh hình trụ , nút cao su có lỗ, đèn cồn , cốc thuỷ tinh .
 + Hoá chất : Zn , HCl , CuO , H2O .
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Giáo viên yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
? Mục đích của thí nghiệm ?
? Các phần chủ yếu của thí nghiệm ?
? Mầu sắc CuO trước phản ứng ?
? ở nhiệt độ thường khí hiđro đi qua có hiện tượng gì ?
? Làm như thế nào để khiểm tra độ tinh khiết của hiđro ?
 - Lắp dụng cụ thí nghiệm như sách giáo khoa. 
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm sau khi kiểm tra độ tinh khiết của hiđro bắt đầu đun nóng mạnh phần ống thuỷ tinh chứa CuO . Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng 
? Bột CuO thay đổi màu sắc như thế nào ? Chất màu đỏ là chất gì ?
Chất gì tạo thành trong ống nghiệm?
? Hãy viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra ?
Hãy rút ra kết luận ?
Học sinh thảo luận trả lời ccâu hỏi
- Nghiên cứu thí nghiệm rút ra tính khử của hiđro
- Gồm phần điều chế hiđro ; ống thuỷ tinh chứa CuO ; đèn cồn .
- CuO có màu đen .
- Không có hiện tượng gì xảy ra .
- Thử khí bằng cách thu khí hiđro vào ống nghiệm dùng tay bịt miệng ống nghiệm và đưa vào gần ngọn lửa đèn cồn , nếu tiếng nổ nhỏ là được .
- Bột CuO màu đen chuyển màu đỏ là Cu..
- Chất tạo thành trong ống nghiệm là H2O 
PTHH
CuO + H2 Cu + H2O
 - Hiđro đã chiếm oxi của đồng oxit tạo thành đồng và nước . Hođro là chất khử . 
* Đối với thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới :
	 Là phương pháp có hiệu quả để hình thành hệ thống các kĩ năng hoá học , tư duy hợp lí ... phát triển kĩ năng kĩ sảo thí nghiệm . Yêu cầu thí nghiệm phải đơn giản , dễ làm , dễ quan sát , không dùng hoá chất độc hại ( H2SO4 đặc , khí Cl2 )
 Ví dụ : Thí nghiệm 2 ( Bài 12- Sự biến đổi của chất )
	Chuẩn bị dụng cụ hoá chất đủ cho các nhóm .
	Dụng cụ cho mỗi nhóm gồm : 1 cặp gỗ , 2 ống nghiệm ghi só 1, 2; 1 đèn cồn . 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 
- Cho đường vào 2 ống nghiệm (1) và (2) .
- Đun nóng ống nghiệm (2) trên ngọn lửa đèn cồn . Quan sát sự biến đổi của đường trong ống nghiệm (2) 
- So sánh ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2) .
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên . Ghi lại hiện tượng quan sát được .
- Đường chuyển dần sang màu đen , trên thành ống nghiệm có hơi nước .
- ống nghiệm (2) có màu đen .
 ống nghiệm (1) màu trắng của đường .
- ống nghiệm (2) đã có sự biến đổi về chất : đường biến đổi thành than và nước .
 * Đối với thí nghiệm thực thành của học sinh : Nhằm minh hoạ , củng cố kiến thức đã học .
	Để tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm trong bài thực hành 1 " tính chất nóng chảy của chất . tách chất từ hỗn hợp " Giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài và chuẩn bị tốt các dụng cụ thí nghiệm.
 Mục tiêu :
	- Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .
	- Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản .
	- Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm .
 Dụng cụ - hoá chất : 
	- ống nghiệm , cốc thuỷ tinh , phễu , đũa thuỷ tinh , đèn cồn , kẹp gỗ nhiết kế.
	- Bột lưu huỳnh , Prafin , muối ăn và cát.
 Trong quá trình tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể tổ chức điều khiển , hướng dẫn học sinh như sau :
	Bước 1 : Phổ biến nội quy phòng thí nghiệm và những quy định khi tiếp xúc với hoá chất .( Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm , giáo viên sử dụng bảng phụ )
	Bước 2 : Làm quen với dụng cụ hoá chất , giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu phần phụ lục 1 ( SGK hoá 8 - tr 154 ) và giới thiệu các dụng cụ được sử dụng trong bài và cách dùng một số dụng cụ thường dùng .
	Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh 
Đặt 2 ống nghiệm chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước nóng .
- Đun nóng cốc nước bằng ngọn lửa đèn cồn .
- Đặt đứng nhiệt kế vào trong 2 ống nghiệm .
- Theo dõi nhiệt độ nghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy .
? Khi nước sôi , lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ?
? Hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của chất ?
- Hướng dẫn học sinh làm tí nghiệm theo các bước :
+ Cho vào cốc thuỷ tinh hỗn hợp muối ăn và cát.
+ Rót nước vào cốc khuấy đều .
+ Gấp giấy lọc cho vào phễu.
+ Đặt phễu vào ống nghiệm , lọc hỗn hợp nước muối và cát.
 Quan sát hiện tựơng .Nhận xét.
- Dùng kẹp gỗ kẹp vào khoảng 1/3 ống nghiệm từ miệng ống .
- Hướng dẫn học sinh đun nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn .
Lưu ý cách hơ ống nghiệm.
? Hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu ? 
 1- Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên .
Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét :
- Parafin nóng chảy ở 42 0C.
- Khi nước sôi (100 0C ) lưu huỳnh chưa nóng chảy. Lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 100 0 C .
- Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. 
2- Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Học sinh làm thí nghiệm theo các nhóm 
- Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt.
- Cát được giữ lại trên bề mặt giấy lọc.
- Nước bay hơi còn lại chất rắn ở đáy ống nghiệm .
- Chất rắn thu được là muối ăn sạch ( tinh khiết ) không còn lẫn cát.
	Bước 4 : Hướng dẫn học sinh viết báo cáo thu hoạch .Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tường trình theo mẫu .
Báo cáo kết quả thực hành
 	Bài:...............
 Họ và tên:.....................lớp:..........
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích viết PTHH
	Bước 5 : Thu dọn dụng cụ , nhận xét , đánh giá . 
 Cuối giờ học tất cả học sinh phải thu dọn xắp xếp lại dụng cụ, hoa chất, làm vệ sinh .
 Sau đó giáo viên nhận xét quá trình làm thí của các nhóm học sinh và đánh giá kết quả giờ thực hành .
3 - Kiểm chứng 
 Dạy và học theo chương trình cũ không chú trọng đến khả năng làm thí nghiệm của học sinh , nặng nề về lí thuyết, ít thực hành thực tiễn bộc lộ nhiều tồn tại làm giảm hứng thú học tập của HS .
 Đối với môn khoa học thực nghiệm như hoá học , nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiễn thức không thể sâu sắc và bền chặt được .
 Thông qua khả năng làm thí nghiệm hoá học , tạo điều kiện để học sinh tự chiếm lính kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm , rèn khả năng tư duy sáng tạo của học sinh .
 Qua áp dụng phương pháp đổi mới HS học tập đạt kết quả cao hơn rõ rệt . Cụ thể :
	Lớp 8 A chưa áp dụng phương pháp mới 
	Lớp 8B áp dụng phương pháp mới
Lớp
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A
40
1 = 2,5%
6 = 15%
23 = 57,5%
10 = 25%
8B
40
5 =12,5%
10 = 25%
20 = 50%
5 = 12,5%
	 4- Hiệu quả đạt được 
 Việc áp dụng phương pháp dạy học phù hợp nâng cao khả năng tiến hành thí nghiệm của HS đã tích cực hoá hoạt động dạy và học.
 Với người thầy , xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với từng kiểu bài , từng đối tượng học sinh giúp học sinh tiếp cận với kiến thức một cách nhẹ nhàng không áp đặt tạo hứng thú học tập cho các em .
 Với HS biết thu thập tìm kiềm kiến thức , tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập , hứng thú trong việc tìm ra các dấu hiệu , những hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm của chính mình , chủ động trao đổi với nhau, và với giáo viên nhiều hơn không tiếp nhận kiến thức một cách thụ động .
	Tỉ lệ chất lượng của lớp áp dụng phương pháp mới là :
	Học sinh giỏi tăng 10%.
	Hoc sinh khá tăng 10%
	Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
 5- Bài học kinh nghiệm 
 	Trong một lớp học trình độ kiến thức và tư duy của học sinh không đồng đều tạo nên những khó khăn nhất định trong việc tổ chức thí nghiệm ở mỗi bài giảng. Nên mỗi giáo viên cần tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động , kiên trì giúp đỡ HS hoàn thành các thí nghiệm trong bài.
III - kết luận
 Qua thực tế giảng dạy , nghiên cưu và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ,bản thân tôi thấy sự chuẩn bị kĩ bài giảng và các phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn đã phát huy được tính tích cực tự giác , chủ động sáng tạo của HS khơi dậy hứng thú nhận thức của HS , phát triển ở HS khả năng thực hành ,phân tích so sánh , nhận xét và đưa ra kết luận đúng . Hình thức làm việc theo nhóm đã rèn luyện cho học sinh cách thức ứng xử và cộng tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao , mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình cũng như tôn trọng ý kiến của người khác .
	Thông qua việc nâng cao khả năng làm thí nghiệm hoá học của học sinh trong các tiết học đã rèn luyện và phát triển ở học sinh những kĩ năng 

File đính kèm:

  • docchuyen de hoa 9 dung duoc.doc