Giáo án điện tử Lớp ghép 2+3 - Tuần 17 - Châu Ngọc Thạch

Tiết:1 *Lớp2: TẬP ĐỌC: TÌM NGỌC:

 *Lớp 3:Đạo đức: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (Tiết 2)

I.Mục tiêu:

*L2:- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.

 - Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4).

- Giáo dục HS biết yêu thương loài vật chăm sóc bảo vệ chúng.

*L3: Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.

- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thượng binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

* GD cho HS các kĩ năng sống: kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, kĩ năng xác định giá trị.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp ghép 2+3 - Tuần 17 - Châu Ngọc Thạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút)
- YC đọc thầm khổ 1&2, trả lời :
+ Anh Đóm lên đèn đi đâu ?
GV : Kết luận
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm trong hai khổ thơ 
* GV : Kết luận
- YC đọc thầm khổ 3&4, trả lời :
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
- YC đọc thầm lại cả bài và trả lời :
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ.
4. Học thuộc lòng bài thơ (10 phút)
- Đọc diễn cảm bài thơ
- HD HS HTL từng khổ, cả bài thơ
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
4Củng cố, dặn dò
Về nhà làm các phần còn lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học
YC HS nêu lại nội dung bài thơ.
Yêu cầu HSVN tiếp tục HTL cả bài thơ
--------------------------------
Tiết:2 *Lớp 2: TẬP ĐỌC GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
 *Lớp 3: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
*L2: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- Hiểu ND: Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Có tình cảm thương yêu và biết bảo vệ loài vật .
*L3: Biết tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng.
- BT cần làm: Bài 1; 2 (dòng 1); 3 (dòng 1); 4.; 5. HS khá ,giỏi làm cả 5 BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II.Chuẩn bị:
*L2:-Bảng phụ viết một vài câu cần hướng dẫn.SGK 
*L3:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi
Nhận xét
Gọi HS lên bảng làm bài 1,2/ 91VBT
3/Bài mới
Hoạt động 1: Luyện đọc
GV đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn HS đọc từng câu:
+ GV chỉ định 1 HS đọc đầu bài, các em sau nối tiếp nhau tự động đọc từng dòng đến hết bài.
+ GV uốn nắn cách đọc cho từng em.
Hướng dẫn tìm từ khó: roóc roóc, nói chyện, gấp gáp, nũng nịu
GV đọc mẫu từ khó
* Đọc đoạn trước lớp
GV chia đoạn
Yêu cầu đọc đoạn
Luyện đọc câu khó. Lưu ý nghỉ hơi rõ ràng, rành mạch sau mỗi từ, mỗi cụm từ.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm (đọc từng đoạn, cả bài)
Đại diện các nhóm thi đọc tiếp nối với nhau (1 HS đọc 1 đoạn)
GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động2 Tìm hiểu bài
Cho HS đọc và TLCH:
+ Gà con biết trò chuyện với mẹ khi nào?
+ Gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào?
Cho HS đọc đoạn 2, 3 và TLCH
+ Cách gà mẹ báo hiệu cho con biết”không có gì nguy hiểm” như thế nào?
+ Cách gà mẹ báo cho con biết”lại đây mau các con, mồi ngon lắm” ra sao?
+ Còn cách gà mẹ báo con biết”Tai họa Nấp mau” biểu hiện như thế nào?
Chốt toàn bài: Tình cảm yêu thương và bảo vệ của gà mẹ đối với đàn con của mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Tổ chức HS thi đua đọc
GV nhận xét đánh giá
 Bài 1 
- Y/ C HS nêu cách làm bài rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức
- Chữa bài và cho điểm hs
 Bài 2
- Y/ C HS làmbài
 - Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3
 - Cho HS nêu cách làm và tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 4
- HDHS tính giá trị của mỗi biểu thức vào giấy nháp, sau đó nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó
 Bài 5
- Có tất cả bao nhiêu cái bánh?
- Mỗi hộp xếp mấy cái bánh?
- Mỗi thùng có mấy hộp?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta phải biết được điều gì trước đó?
- Y/c hs thực hiện giải bài toán
- Chữa bài và cho điểm hs
4Củng cố, dặn dò
Bài văn giúp em hiểu điều gì?
Chuẩn bị bài tập đọc tiết tới 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 1, 2 , 4/92 VBT
----------------------------
Tiết:3 *Lớp 2:TNXH:PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRUỜNG
 *Lớp 3: LTVC: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ? DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
*L2:- Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường
- Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
	- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh ngã khi ở trường
*GDKNS: KN Kiên định ; KN Ra quyết định. 
*L3: Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào?để miêu tả một đối tượng (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a, b).
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT3.
- GDBVMT : Ph­¬ng thc tÝch hỵp : Khai th¸c trc tip ni dung bµi.
II.Chuẩn bị:
*L2:
*L3:Bảng phụ ghi ND các BT.
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Hãy kể các thành viên trong trường em?
Họ có nhiệm vụ gì?
3/Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm.
GV yêu cầu HS nêu những trò chơi nguy hiểm
GV ghi lên bảng
Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK 
HS thảo luận nhóm đôi, nói những hoạt động của các bạn trong từng hình
GV phân tích mức độ nguy hiểm của từng hoạt động
Chốt: Chạy đuổi nhau trong trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ trên lầu  là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho bạn khác.
Hoạt động 2: Lựa chọn trò chơi bổ ích .
* Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
GV phát cho 6 nhóm mỗi nhóm 1 phiếu bài tập được viết trên giấy rô ki
Yêu cầu các nhóm điền vào những hoạt động nên hay không nên làm để giữ an toàn cho mình và người khác
Hoạt động nên 
tham gia
Hoạt động không nên tham gia
Chốt: Cần tham gia các hoạt động vui chơi không gây nguy hiểm để phòng tránh tai nạn.
GDKNS: Nên và khơng nên làm gì để đề phịng té ngã? 
Bài tập 1
- Nhắc các em có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật.
- 1 HS đọc YC của Bt
- Trao đổi cặp làm bài VBT
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- YC HS tìm những từ chỉ đặc điểm là tính từ hoặc là động từ chỉ trạng thái, nhận thức.
Bài tập 2
- GV nêu YC của BT ; nhắc HS có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào ? để tả một người ( một vật hoặc cảnh ) đã nêu.
- HS đọc lại câu mẫu
- HS đặt câu
- HS tiếp nối đọc từng câu văn.
Bài tập 3
- HD thực hiện như BT2
- Nhận xét 
4Củng cố, dặn dò
Chuẩn bị bài: “Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp”
- Nxét tiết học
- YC VN xem lại các bài tập chính tả, viết hoàn chỉnh lời giải vào VBT.
- HS thực hiện tương tự BT2
------------------------------
Tiết:4 *Lớp 2: ÂM NHẠC:TẬP BIỂU DIỄN HAI BÀI HÁT ĐÃ HỌC
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT
 - CỘC CÁCH TÙNG CHENG
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
 *Lớp 3:âm nhạc 3: 	Ôn tập ba bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết,
Con chim non, Ngày mùa vui.
I.Mục tiêu:
*L2: - Biều diễn và hát tốt hai bài hát: Chúc mừng sinh nhất, cộc cách tùng cheng.
- Động viên học sinh tích cực tham gia trò chơi âm nhạc.
- Giáo dục các em lòng yêu thích âm nhạc.
 *L3: -Biết hỏt đỳng giai điệu và đỳng lời ca.
	-Biết hỏt kết hợp vận động theo nhạc
II.Chuẩn bị:
*L2:
*L3:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
1/Ổn định
2/KT bài cũ:
 Gọi học sinh hát một bài hát đã học.
3/Bài mới
+ Hoạt động 1:
Biểu diễn hai bài hát
* Biểu diễn bài hát: Chúc mừng sinh nhật.
- GV cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát.
? Tên bài hát là gì?
? Tác giả là ai?
- Hướng dẫn học sinh ôn.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm.
- Cho các em vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét.
* Biểu diễn bài hát: Cộc cách tùng cheng.
- Cho học sinh nghe bài hát.
? Các em đã được học bài hát nào có tên nhạc cụ gõ?
? Tác giả là ai?
- GV hướng dẫn ôn hát cho các em đệm theo tiết tấu lời ca.
+ Hoạt động 2: Trò chơi.- Chia học sinh thành từng nhóm ứng với các nhạc cụ.
- Cho học sinh biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
- GV hát giai điệu hát bằng nguyên âm.
- GV đàn.
- Gọi học sinh lên bảng hát kết hợp vận động theo nhạc.
- GV nhận xét, đánh giá
Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2 HS hát và tập gõ đệm cả bài hát
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định 2 HS song ca kết hợp gõ theo nhịp.
Ôn tập bài hát:
 Con chim non
- Hát kết hợp vận động:
+ hát và vỗ tay theo nhịp 3: GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
+ Hát và bước chân theo nhịp 3: GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp.
+ Hát và tập đánh nhịp 3: GV hướng dẫn đánh nhịp 
3.động tác thực tế mềm mại và uyển chuyển hơn 
so với sơ đồ. GV hát và đánh nhịp làm mẫu rồi hướng dẫn HS thực hiện. Sau đó chỉ định một vài HS trình bày.
Ôn tập bài hát:
 Ngày mùa vui:
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát
GV yêu cầu HS tập biễu diễn bài hát bằng các hình thức song ca, tốp ca.
4Củng cố, dặn dò
- Lớp hát lại bài hát.
	- Học thuộc lời ca bài hát.
- Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn tốt hơn nữa các bài hát đã ôn.
--------------------------------------
Tiết:5 *Lớp 2: Thể dục : Trò chơi vòng tròn – bỏ khăn.
 *Lớp 3:Đi vượt chướng ngại vật thấp
- Đi chuyển hướng phải trái (có thể không dạy)
 	 - TRÒ CHƠI: “Mèo đuổi Chuột”
I.Mục tiêu:
*L2: -Ôn hai trò chơi vòng tròn và bỏ khăn.
Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động.
* GDKNS: Giáo dục cho các em biết sáng tạo trong các trò chơi. 
*L3: - Biết cách đi vượt chứng ngại vật thấp, 
- Biết cách đi chuyển hướng phải – trái đúng, thân người tự nhiên. 
- Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học:
Lớp2
Lớp3
3/Bài mới
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Xoay các khớp chân, đầu gối, hông 
-Chạy nhẹ theo một hàng dọc.
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
B.Phần cơ bản.
1)Ôn lại 2 trò chơi 
Vòng tròn và trò chơi bỏ khăn.
-Ôn lại bằng cách thực hiện chơi từng trò một.
-Nêu lại cách chơi và luật chơi.
-Giáo viên tổ chức chơi thử
-Chia nhóm tự chơi.
-Theo dõi giúp đỡ nếu học sinh gặp khó khăn không nhớ.
C.Phần kết thúc.
-Đi đều theo hàng dọc và hát.
-Cuối người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
-Nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh.
A- Mở đầu: 
* Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án:
* Khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ: - Gọi vài em tập lại kĩ thuật rèn luyện kĩ năng đã được học.
B- Phần cơ bản
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 1- Ôn luyện kĩ thuật động tác:
* Đi vượt chướng ngại vật th

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_ghep_23_tuan_17_chau_ngoc_thach.doc
Giáo án liên quan