Giáo án điện tử Lớp Chồi - Tuần 2: Hiện tượng thiên nhiên

I/ Chuẩn bị:

1/ Xây dựng: Mô hình công viên nước, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, xe, cầu tuột, máng trượt

2/ Đóng vai: Mẹ con đi chợ bị măc mưa ,quán bán nước.

3/ Khám phá:vì sao cây đung đưa, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.

4/ Thư viện: rối ngón, rối que, sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, hình ảnh các loại nước, hiện tượng thiên nhiên.

5/ Nghệ thuật: các hộp giấy, giấy cứng, các vật liệu tạo hình khác ( đất nặn, màu nước, các loại giấy xúc có màu . )

6/ Học tập: lô tô về đồ dùng, đồ chơi, thực phẩm, món ăn, hình khối .

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Tuần 2: Hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi chợ bị măc mưa ,quán bán nước.
3/ Khám phá:vì sao cây đung đưa, giấy + bút, bảng theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: rối ngón, rối que, sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, hình ảnh các loại nước, hiện tượng thiên nhiên.
5/ Nghệ thuật: các hộp giấy, giấy cứng, các vật liệu tạo hình khác ( đất nặn, màu nước, các loại giấy xúc có màu. )
6/ Học tập: lô tô về đồ dùng, đồ chơi, thực phẩm, món ăn, hình khối.
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
CÔ NHÀN ( cô A )
CÔ HƯƠNG( cô B )
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
- Bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày 
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Kết thúc
- Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi
- Thu dọn đồ chơi cùng trẻ
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
1/ TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: Mẹ bị mắc mưa như thế nào? Làm sao không bị ước? Cửa hàng bán những loại nước nào?
2/ TCXD:
- Tổ chức cho trẻ quan sát, tham quan mô hình Công viên nước với các hồ nước, máng trượt , khu phơi nắng..
- Cùng với trẻ chuẩn bị các vật liệu để xây
3/ TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: Đếm theo khả năng, xếp theo mẫu, phân nhóm, chọn số lượng 5 theo yêu cầu..
- Các loại sách theo chủ đề, sách có nhiều hình ảnh đẹp gây hứng thú cho trẻ. Các hiện tượng thiên nhiên. Truyện Giọt nước bé xíu., thơ mưa
- Khám phá: Vì sao cây đung đưa..
4/ NGHỆ THUẬT
- Hướng dẫn trẻ vẽ thuyền, xếp tàu thuyền bằng giấy
- Hát múa, chơi với các loại nhạc cụ, nghe và cảm nhận giai điệu..
4/ TCVĐ:
- Trời mưa, . và một số trò chơi dân gian khác. 
=> Trọng tâm quan sát: Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thỏa thuận phân vai trước khi chơi
* Đánh giá
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG
( từ 5/04/2010 đến 9/04/2010 )
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự
- Cùng chia sẽ với cô và bạn
- Chú ý lắng nghe cô và bạn nói
II/ Chuẩn bị: Các loại bảng biểu 
( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin  )
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Điểm danh: cho cháu đếm số bạn trai và bạn gái của mỗi tổ, so sánh số bạn trai bạn gái. Nhận xét trang phục của bạn, tóc, bạn nào không đeo khăn? => Sau đó các tổ trưởng báo cáo tên bạn vắng và lên gắn hình bạn vắng
Cô đếm xem có mấy bạn vắng
Cô viết tên các bạn vắng cho trẻ xem
Cô khuyến khích trẻ quan tâm đến bạn vắng ( lí do bệnh )bằng cách đến nhà hỏi thăm xem bạn hết bệnh chưa, khi nào đi học lại...
2/ Thời tiết- Thời gian:
 + Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết
+ Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói tô “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu gắn thứ, ngày, tháng
3/ Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
4/ Thông tin- Giới thiệu sách: 
+ Cháu sưu tầm thông tin trên báo mang vào lớp, gắn vào bảng thông tin. Gọi cháu lên chỉ vào hình ảnh và nói theo sự hiểu biết của mình.
+ Giới thiệu sách mới, trẻ biết tên, không đọc mà khuyến khích trẻ tìm đọc ở góc sách
5/ Tâm trạng- Chế độ sinh hoạt :
+ Vui, buồn, ngạc nhiên. Vì sao ?
+ Cháu gắn biểu tượng về hoạt động có chủ đích trong mỗi ngày
6/ Chủ đề nhỏ: trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên
Kết thúc: hát vận động “Trời nắng, trời mưa”
Thứ hai, ngày5 tháng 04 năm 2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết đặc điểm , công dụng của mây.
- Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi vui vẻ.
- Biết nhường nhịp và rủ bạn cùng chơi
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: hệ thống câu hỏi gợi mở, 
- Trẻ: mão cho trò chơi, cát, nước, các chai to- nhỏ khác nhau, các dụng cụ để đông nước.
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Quan sát: Mây
Trẻ quan sát, các bạn nhìn xem những đám mây như thế nào?
Con biết gì về những đám mây?
Lợi ích và công dụng của mây là gì?
 GD: mây các tác dụng gì cho chúng ta? Tại sao?
2/ TCVĐ: Trơi nắng trời mưa
- Cách chơi : các bạn nhỏ đi tự do và hát bài trời nắng trời mưa khi có hiệu lệnh trwoif mưa thì chạy ngay về nhà ai chậm sẽ bị bắt.
3/ TCDG: Chi chi chành chành
- Cách chơi: 
+ Lần 1: Cô và các cháu cùng chơi, vừa chơi vừa đọc bài đồng dao “ chi chi chành chành”
+ Chia nhóm nhỏ, các cháu tự chơi, cô quan sát giúp đỡ
4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi cát, đong nước
Thứ 2 ngày 5 tháng 04 năm 2010
CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Nhánh: Hiện tượng thiên nhiên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
MÔN MTXQ
Đề tài: “Cùng bé tìm hiểu về một sô hiện tượng thiên nhiên”
I/ Mục đích yêu cầu: 
-Trẻ biết các hiện tượng thiên nhiên, lợi ích, công dụng của nắng, mưa
- Phát triển vốn từ, biết sử dụng các giác quan, khả năng quan sát, suy luận.
- Biết tác hại của nắng, mưa.
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: Video nắng mưa
+ Máy tính,đĩa nhạc. Dĩa hình về các hoạt động nắng mưa
III/ Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định Hát” trời nắng tời mưa”
Khám phá 
Cô cho cháu xem hình ảnh của trời nắng ,mưa
Vì sao bạn biết đây là trời nắng?
Ông mặt trời ở đâu?
Có dạng gì?
Vì sao trời mưa?
Điều gì sẽ xảy ra nếu trời nắng suốt? Hoặc mưa suốt?
=> GD: Trời nắng, mưa có lợi gì cho chúng ta và tác hại của nó như thế nào nếu ta không biết bảo vệ mình
Hoạt động 2: So sánh
Trời nắng mưa khác nhau điểm nào?
Trời nắng
Trời mưa
Ông mặt trời
Mây trắng
Có tia nắng
Không có ông mặt trời
Mây đen
Có nước mưa
Giống nhau: đều là các hiện tượng thiên nhiên
Hoạt động 3: Luyện tập
Cô cho trẻ làm bài tập chọn hình ảnh hoạt động phù hợp với hiện tượng thiên nhiên
Nhận xét 
Kết thúc: Trời nắng, trời mưa
* Hoạt động nối tiếp: - Góc NT: vẽ tranh trời nắng trời mưa
* Đánh giá: ........................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 6 .tháng 04 năm 2010
CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Nhánh: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MÔN : Thơ
MƯA
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ hiểu nội dung và biết được đặc điểm của trời mưa
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc
- Biết lợi ích tác hại của trời mưa.
II Chuẩn bị: tranh, dĩa nhạc, máy hát.
III Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định” TC” Trời mưa”
-Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện: Tranh vẽ gì? 
-Có cũng có một bài thơ nói về trời mưa, cô mời các bạn cùng nghe nhé
-Côđọc lần 1: diễn cảm
- Nội dung: Bài thơ nói về giọt mưa rất nhẹ nhàng làm sach nhà cửa cây cối tười tốt...
-Cô vừa đọc cho bạn nghe gì?
-Bạn thấy bài thơ này như thế nào ? Có muốn nghe nữa không? Tại sao?
 - Cô đọc lần 2: Tranh
+ Đàm thoại
-Bài thơ nói về điều gì?
-Mưa rơi như thế nào? 
-Mưa làm sạch cho ai? 
- Mưa mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Tiếng mưa rơi nghe giống âm thanh gì?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Dạy trẻ đọc theo cô đến hết bài, 
- Dạy lớp, tổ nhóm , cá nhân . Cô chú ý sửa sai hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm.
- Cho trẻ đọc thi đua
* Hoạt động 3: Luyện tập
-TC:” Ghép tranh”
-Cô tách cháu thành 3 nhóm. Phát tranh ghép cho cháu cháu ghép trong 1 bài nhạc.
Kết thúc: Nhận xét tiết học
Hoạt động nối tiếp: vẽ trơi mưa, đọc thơ khổ to
* Đánh giá :
.
Thứ 4 ngày 7 tháng 04 năm 2010
CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Nhánh: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ 
MÔN TẠO HÌNH
Đề tài: Trang trí ông mặt trời
I / Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết đặc điểm của,công dụng, ông mặt trời .......
- Phối hợp các kỹ năng vẽ xé dán, tô vẽ để tạo sản phẩm.
- Biết giữ gìn sản phẩm và có cố gắng hoàn thành sản phẩm.
II/ Chuẩn bị: 
- Cô: mẫu gợi ý
- Trẻ: giấy, bút.
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động 1:Ổn định:Hát “ Trời nắng- trời mưa”
 Quan sát,Đàm thoại: 
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu, trao đổi cùng nhau.
- Đàm thoại: 
+ Trong tranh có những gì?
+ Con biết gìvề ông mặt trời?
+ Ông mặt trời như thế nào? 
+ Bố cục tranh và màu sắc như thế nào?
2/ Hoạt động 2: Làm mẫu
- Cô làm mẫu cho cháu xem cô xé mắt mũi miệng cho ông mặt trời.....và cô làm mẫu trang trí ông mặt trời bằng cách vẽ trang trí.
- Cô cho trẻ nhắc lại kỷ năng
-Cho trẻ vẽ mô phỏng. Gợi cho cháu một số kỹ năng sáng tạo khi vẽ.
3/ Hoạt động 3: Thực hiện
- Trẻ về nhóm thực hiện sản phẩm, vừa đi vừa đọc thơ  “Ông mặt trời”
- Cô bao quát gởi mở cho cháu có ý tưởng sáng tạo.
- Giúp đỡ những cháu yếu hoàn thành sản phẩm, biết tạo bố cục xa gần
4/ Hoạt động 4: Nhận xét
- Các bạn quan sát xem sản phẩm của các bạn như vậy bạn đã hài lòng chưa?
- Vì sao ? Chỗ nào chưa đẹp ? Tại sao ? Cần sửa chữa lại như thế nào ?
Kết thúc : Nhận xét tiết học
* Hoạt động nối tiếp: Tiếp tục vẽ vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều nếu chưa hoàn thành
* Đánh giá:
Thứ 5 ngày 8 tháng 04 năm 2010
CHỦ ĐỀ : NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Nhánh: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MÔN THỂ DỤC
Đề tài: BẬT CHỤM CHÂN LIÊN TỤC VÀO NĂM Ô
I Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng bật liên tục vào 5 ô
Trẻ biết phối hợp mắt, chân để bật không chạm vạch
Có tinh thần tập thể 
II Chuẩn bị:
Sân tập
Máy cassett, băng nhạc khởi động.
III Tổ chức thực hiện:
 *Hoạt động 1: Khởi động:
Cô cho trẻ đi các tư thế theo nhạc. Trẻ đứng thành 2 hàng dọc đi nhón gót, đi thường, đi bằng gót, đi thường, đi thường chuyển sang chạy nhanh dần, chạy chậm dần, chạy về thành hang ngang tập bài tập phát triển chung
 *Hoạt động 2: Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
Động tác tay: 2 tay đưa ngang gập sau gáy (2lần 4nhịp)
Động tác chân: đứng co một chân (3 lần 4 nhịp)
Động tác bụng 1 : Đứng quay người sang bên (2 lần 4 nhịp)
Bật 1: Bật tách khép chân
Vận động cơ bản:Bậ liên tục vào năm ô
Giới thiệu tên vận động
- Cô làm mẫu 1 lần: giải thích “đứng trước

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_tuan_2_hien_tuong_thien_nhien.doc