Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (Chuẩn kiến thức)

I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, lựa chọn một số thự phẩm theo sở thích của gia đình, biết một số món ăn hàng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.

- Biết ích lợi của việc tập luyện, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình, có thói quen và thợc hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng.

- Biết làm một số công việc tự phục vụ đơn giản (đánh răng, rửa mặt,rửa mặt bằng xà phòng, mặc quần áo)

- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe : Gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, biết tự thay quần áo, tất khi bi ướt, bẩn và để vào đúng nơi quy định.

- Biết sử dụng hợp lí các dụng cụ ăn uống và một số vận dụng trong gia đình.

- Nhận biết một số vật dụng nơi nguy hiểm và cách phòng tránh với bản thân.

* Vận động:

- Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản : Chạy đổi hướng theo vạch chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện được một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

 

doc117 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối tượng, thao tác đo.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong giờ học, thích thú khi hoạt động với toán.
II. Chuẩn bị: 
- Mỗi trẻ 3 hình người mặc áo kẻ, áo trắng, váy vàng có chiều cao khác nhau.
- Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 2 có chiều cao khác nhau.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước khác nhau.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*phần 1: Ôn nhận biết chiều cao 2 đối tượng
- Cô cho trẻ lên lấy bóng bay. Lần đầu cô treo thấp trẻ lấy được
- Lần 2 cô treo bóng ở cao hơn trẻ không lấy được
- Cô lấy hộ trẻ. Hỏi trẻ:Vì sao bạn không lấy được mà cô lại lấy được bóng?
- Cô gọi 1 trẻ lên đo cùng cô 
- Ai có nhận xét gì về cô và bạn Tâm?
* Phần 2: Dạy trẻ so sánh, sắp xếp chiều cao 3 đối tượng:
- Cô cho trẻ lên lấy giỏ đồ chơi.
- Chúng mình thấy trong giỏ có những gì? Chúng mình đặt bạn trai mặc áo kẻ ra trước mặt, đặt tiếp bạn trai mặc áo trắng ra bên cạnh. 
- Ai có nhận xét gì về 2 bạn trai này? Bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn? Vì sao? 
- Để biết có đúng như vậy không chúng mình cùng đặt thước lên trên đầu của bạn trai mặc áo trắng, chúng mình thấy bạn trai mặc áo đỏ nhô lên so với bạn trai mặc áo trắng. 
- Vậy bạn trai nào cao hơn? 
- Cô cho trẻ cất bạn trai áo trắng, đặt bạn gái mặc váy vàng vào bên cạnh bạn trai áo kẻ và nêu nhận xét, tiếp tục thực hiện phép đo.
- Vậy chúng mình thấy bạn trai mặc áo kẻ cao hơn cây hoa nào? (Cao hơn bạn trai mặc áo trắng, và bạn gái mặc váy vàng) 
- Vậy Bạn nào cao nhất? (Bạn trai mặc áo kẻ cao nhất)
- Bạn nào thấp hơn? ( Bạn trai mặc áo trắng)
- Bạn nào thấp nhất? ( Bạn gái thấp nhất)
+ Cô cho trẻ chơi ngược lại.
- Cô cho trẻ trồng cả 3 cây hoa ra trước mặt. Cho trẻ nói cây nào cao nhất, cây nào thấp hơn, thấp nhất
*Trò chơi: Thi nói nhanh
- Khi cô nói cao nhất, thấp hơn, thấp nhất trẻ giơ cây hoa và nói.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần 
*Liên hệ xung quanh: Trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng đồ chơi có chiều cao khác nhau của 3 đối tượng
- Trẻ tìm 3 lá cờ, 3 ngôi nhà
3. Trò chơi luyện tập:Thi xem ai bật cao 
Cách chơi: Mỗi trẻ 1 viên phấn khi có hiệu lệnh bật lên cao trẻ bật lên và vạch phấn vào bảng sau đó cô cùng cả lớp kiểm tra xem bạn nào bật cao nhất, thấp hơn, thấp nhất. Cô cho 3 nhóm lên chơi
*Trò chơi: Về đúng nhà 
-Cách chơi: Cho mỗi trẻ cầm một hình người tuỳ thích, khi có hiệu lệnh trẻ về đúng nhà của mình. 
- Cô cùng trẻ kiểm tra các nhà.
- Trẻ lên lấy bóng theo yêu cầu
- Vì bóng ở cao
- Vì cô cao hơn
- Cô cao hơn, bạn Tâm thấp hơn
- Trẻ lên lấy giỏ đồ chơi
- Có bạn trai mặc áo kẻ, áo trăng, váy vàng
- Đặt bạn mặc áo kẻ ra, đặt bạn áo trắng bên cạnh.
- Bạn trai áo kẻ cao hơn, bạn trai mặc áo trắng.
- Bạn mặc áo trăng thấp hơn vì bạn mặc áo kẻ có phần nhô cao hơn bạn mặc áo trắng.
- Bạn trai mặc áo kẻ cao hơn.
- Bạn mặc áo kẻ và bạn mạc váy vàng. bạn áo kẻ cao hơn, bạn váy vàng thấp hơn.
- Bạn áo kẻ cao hơn bạn áo trắng và áo và váy vàng.
- Bạn mặc áo kẻ
- Bạn mặc áo trắng.
- Bạn mặc váy vàng.
- Trẻ trồng 3 cây hoa theo thứ tự cao nhất, thấp hơn, thấp nhất
- Trẻ tìm 3 lá cờ, 3 ngôi nhà 
- Trẻ bật lên và vạch phấn lên bảng
- Hứng thú chơi trò chơi, biết cách chơi. 
VI. Đánh giá trẻ trong ngày:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
GDÂN:
CÔ GIÁO
Nghe hát : Niềm vui cô nuôi dạy trẻ
Trò chơi : Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Mục đích yêu cầu 	
1. Kiến thức: 
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung bài hát. Thích nghe cô hát và hứng thú khi chơi trò chơi.
- Biết yêu thương và kính trọng cô giáo
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết thể hiện đúng giai điệu, thể hiện tính chất nhịp nhàng diễn cảm
 của bài hát.
	- Biết hát to, rõ lời, đúng nhịp phách.
3. Thái độ: 
	- Biết yêu quý thầy cô
- Hứng thú trong giờ học
 II. Chuẩn bị: 
- Búp bê, đàn, sắc xô 
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định, gây hứng thú: 
Trò chuyện cùng trẻ về ngày 20-11
- Sắp đến ngày 20-11 chúng mình có biết ngày đó là ngày gì của các thầy cô không?
àNhạc sĩ sáng tác rất nhiều bài hát ca ngợi về thầy cô giáo mà hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát: Cô giáo
* Hoạt động 1: Dạy hát
a. Cô hát mẫu lần 1 : Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2: 
- Giảng nội dung: Bài hát nói lên công lao to lớn của cô giáo dạy dỗ học sinh với tấm lòng chân thành của mình, mong cho các con luôn khôn lớn và học giỏi để mai này trở thành người có ích cho đất nước.
- Cô hát lần 3: 
Cô cho trẻ đọc chậm lời bài hát 
b. Dạy trẻ hát: 
- Cô cùng trẻ hát 2-3 lần 
- Cho trẻ hát thi đua, hát theo nhiều hình thức. 
+ Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân. 
+ Trẻ hát theo dấu hiệu tay.
+ Cho trẻ hát to, nhỏ. 
- Cả lớp hát lại bài hát. 
* Hoạt động 2: Nghe hát: Niềm vui cô nuôi dạy trẻ.
Có một bài hát ca ngợi cô mẫu giáo rất hay, chúng mình nghe cô hát tặng cả lớp nhé.
- Cô hát lần 1:
Bài hát: Niềm vui cô nuôi dạy trẻ.
Tác giả: 
- Nội dung: Bài hát nói về tình cảm của cô giáo dayi mầm non, cô luôn dành tình yêu thương, chăm sóc các em nhỏ, công việc vất vả nhưng cô luôn yêu thương, vui vẻ và các em nhỏ rất yêu quý cô giáo của mình.
- Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ nhún, hát theo cô
* Hoạt động 3:Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Cách chơi: Một bạn lêm bịt khăn kín mắt, cô chỉ định một bạn đi giấu đồ vật, bạn bịt mắt bỏ khăn ra và đi tìm. Khi đi tìm cô hát nhỏ, đến gần chỗ giấu đồ vật cô hát to lên, trẻ nghe cô hát to và tìm đồ vật ở khu đó.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô cùng trẻ hát lại bài hát.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Nghe cô hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Hiểu nội dung bài hát 
- Đọc lời bài hát
- Hát cùng cô 2-3 lần
- Tổ 1, 2, 3 thi đua 
- Hát theo dấu hiệu tay
- Cả lớp hát lại bài hát
- Trẻ lắng nghe cô hát và nghe nội dung bài hát
- Trẻ hát cùng cô.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Trẻ nghe và hiểu cách chơi.
- Trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Hát lại bài hát.
IV. Đánh giải trẻ trong ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2011
 MTXQ: 
BÉ CHÚC MỪNG CÔ NGÀY 20 - 11
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
- Trẻ biết một số hoạt động của ngày 20-11
2. Kĩ năng: 
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng, phát triển vốn từ.
3. Thái độ: 
- Biết quý trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng dạy học
	- Tranh ảnh về một số hoạt động chuẩn bị cho ngày 20-11
	- Đồ dùng để làm trải nghiệm.
	- Hoa tươi, giấy gói quà, bát để cắm hoa
	- Nội dung tích hợp: Âm nhạc, thơ
III. Hướng dẫn:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
*Ổn định, gây hứng thú: 
- Cô cùng trẻ hát bài : Cô giáo
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Chúng mình có yêu cô giáo không?
- Hôm nay, cô và chúng mình sẽ đi tìm hiểu về công việc của cô giáo và ý nghĩa của ngày 20-11. 
* Hoạt động 1:
- Quan sát tranh về các hoạt động của cô giáo và nhận xét:
- Cô giáo đang làm gì?
=>Công việc của cô giáo rất vất vảcon có yêu cô giáo của con không?
- Yêu cô thì chúng mình phải như thế nào?
- Trong tháng 11 này chúng mình còn được đón ngày gì? 
- Ngày đó gọi là ngày gì?
- Trong trường có rất nhiều các hoạt động khác: Thi đua học tốt, tập văn nghệ chào mừng
* Hát : Cô giáo miền xuôi
- Lớp mình có bạn nào mẹ làm cô giáo không?
- Mẹ con dạy ở trường gì?
- Ngoài việc dạy học trên lớp, về nhà mẹ con làm gì?
=>Mặc dù bận nhiều công việc nhưng cô giáo luôn vui vẻ, yêu thương chăm sóc học sinh, dạy dỗ các con nên người
- Sắp tới ngày 20-11 rồi chúng mình sẽ biểu diễn văn nghệ chúc mừng cô giáo nào
- Hát, múa, đọc thơ về cô giáo
Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm gói quà, cắm hoa, bó hoa
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm 
- Nhóm 1: Gói quà
- Nhóm 2: Cắm hoa
- Nhóm 3: Bó hoa
- Sau đó cô kiểm tra nhận xét sản phẩm của từng nhóm
=> Các nhóm đã làm được nhừng món quà thật đẹp và đầy ý nghĩa. Nào chúng mình sẽ tặng những món quà này cho ai? Khi tặng chúng mình nói như thế nào? 
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Tặng hoa cô giáo
Hoạt động 3: Trò chơi: Lớp học
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ đóng vai làm cô giáo, 1 nhóm trẻ làm học sinh. Trẻ thực hiện trò chơi
- Giáo dục: Các thầy cô giáo là người chăm sóc dạy dỗ cho các con, các con phải biết yêu thương kính trọng các thầy cô giáo
- Kết thúc tiết học
- Trẻ hát cùng cô.
- Cô giáo
- Cô giáo
- Dạy dỗ cho các con điều hay, lẽ phải...
- Có ạ
- Đang đón các bé vào lớp, đang chơi với các bé.
- Nghe lời cô
- Ngày 20-11
- Ngày nhà giáo Việt Nam
- Có ạ
- Trẻ kể
- Trẻ hát, múa, đọc thơ bài có nội dung về cô giáo
- Trẻ nhận nhóm và thi đua gói quà, cắm hoa, bó hoa.
- Trẻ đọc thơ: Tặng hoa cô giáo
- Trẻ nghe và thực hiện trò chơi
IV. Đánh giá trẻ trong ngày:
...........................................................................................................................................
 Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2011
LQVH:
THƠ: CÔ VÀ CHÁU
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, đọc thuộc thơ.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Biết ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung của bài.
3. Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý các thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh có nội dung bài thơ.	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chuan_kien_thuc.doc