Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Rau ngon quanh bé

CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ

HOẠT ĐỘNG CHUNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC

RAU NGON ĐÁNG QUÝ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, so sánh, phân biệt, gọi tên một số loại rau quen thuộc qua hình dạng, đặc điểm, cấu tạo, màu sắc.

- Biết được ích lợi của rau đối với con người.

2. Kỹ năng:

- So sánh, phân loại, ghi nhớ.

3. Thái độ:

- Cùng mọi người chăm sóc và bảo vệ rau thật tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- Vườn rau trong trường có các loại rau quen thuộc.

- Một chiếc hộp có đựng các thứ rau thật.

- Mỗi trẻ một rổ có các loại rau thật.

- Ba rổ rau có đựng các loại rau chưa nhặt trong đó có rau ăn chín và rau ăn sống.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Rau ngon quanh bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rẻ một rổ có các loại rau thật.
- Ba rổ rau có đựng các loại rau chưa nhặt trong đó có rau ăn chín và rau ăn sống.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
4. Kết thúc:
- Cho lớp chơi gieo hạt.
- Hỏi: Các con vừa chơi gì?
- Muốn có rau ăn người ta phải làm gì?
- Cô giới thiệu vườn rau của trường, cho trẻ ra thăm vườn rau.
- Cô chỉ vào rau xà lách và hỏi: Đây là rau gì?
- Để rau luôn tươi ngon, chúng ta cần làm gì? Cho trẻ vào lớp.
- Trò chơi 1: Chiếc hộp kỳ lạ.
Cách chơi: Cô có một chiếc hộp, trong hộp có chứa nhiều thứ rau ngon. Khi chơi một cháu lên không nhìn vào hộp mà chỉ sờ tay vào chọn ra thứ rau theo nhu cầu cảu cô, chọn xong đưa ra (các bạn còn lại cũng chọn rau trong rổ đưa lên) rồi cùng nhau gọi tên, xem ai chọn đúng.
- Cô yêu cầu chọn rau xà lách.
- Hỏi: Con có nhận xét gì về rau xà lách.
- Tóm ý: Xà lách có thân, lá, rễ, lá to, mỏng, mềm, có màu xanh.
- Hỏi: Theo con rau xà lách phần nào ăn được, phần nào bỏ đi?
- Tóm ý: Rau xà lách chỉ ăn phần lá, bỏ phần rễ, cho nên người ta gọi rau xà lách là rau ăn lá.
- Cho cháu kể các món ăn từ rau xà lách.
- Hỏi: Rau xà lách ăn sống hay ăn chín? (Cô dạy tương tự với rau ngót và rau muống).
- Cho trẻ so sánh: Rau ngót và rau xà lách.
- Trò chơi 2: Ai nhanh nhất.
Cách chơi: Trẻ vừa cầm rổ rau vừa đọc vè "Rau ngon". Đến hết bài vè, cô yêu cầu rau gì, thì trẻ tìm rau đó đưa lên.
- Trò chơi 3: Bé chọn đúng, nhặt nhanh.
Cách chơi: Cô có rất nhiều rau chưa nhặt, cô muốn mỗi con giúp cô nhặt bỏ phần không ăn được, lấy phần ăn được và chú ý những rau nào ăn sống (ăn chín, ăn lá, ăn quả...) riêng ra từng rổ. Đội nào nhặt nhanh bỏ đúng rổ, vệ sinh chỗ nhặt rau trước, đội đó thắng.
- Chơi xong cô nhận xét và hỏi trẻ những phần rau ăn không được bỏ vào đâu.
-Hát bài "Lá xanh".
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ cùng chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi thi đua.
- Trẻ hát cùng cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
CHẠY CHẬM 100 m
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ chạy nâng cao đùi.
- Tay vung tự nhiên.
2. Kỹ năng:
- Rèn sức bền, tính kỷ luật.
- Phản ứng kịp thời với hiệu lệnh.
3. Thái độ:
- Tích cực luyện tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân bãi an toàn sạch sẽ.
- 3 quả bóng.
- Đọa đường dài 100m, cờ thể dục, vạch xuất phát, đích.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Khởi động:
2. Trọng động:
a. BTPTC:
b. V ĐCB:
c. TCV Đ :
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi các kiểu chân, làm theo người dẫn đầu.
- Tay vai: Đứng đưa tay ra trước, lên cao. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Chân: Đứng đưa chân ra trước, lên cao. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Bật: Bật tiến về phía trước. Cô hô 4 lần, 4 nhịp.
- Nói: Để chân các con thêm khỏe và bền vững, hôm nay cô cháu mình cùng chạy chậm, xem con nào chạy bền nhất.
- Cô chạy cho cháu xem lần đầu, cô mời một cháu chạy chậm kết hợp cô hướng dẫn.
- Chuẩn bị: Đứng một chân trước, một chân sau, người hơi nhô về trước, tay thả xuôi.
- Chạy: Nâng lần lượt từng chân, chạy về phía trước, tay nắm hờ, co khuỷu tay, vung tự nhiên, chạy đến đích, tiếp tục đi dần về vị trí cuối hàng.
- Cô mời hai cháu khá lên thực hiện thử.
- Trẻ thực hiện, cứ hai trẻ lên thực hiện một lần đến hết lớp, thực hiện 3- 4 lần. Sau đó cho trẻ chạy chậm, thi đua, ai chạy đúng động tác chậm, được khen.
- Trong quá trình trẻ luyện tập, cô quan sát, sửa sai, khen kịp thời trẻ thực hiện đúng.
- Trò chơi: Lăn bóng qua chân.
Cách chơi: Các con chia thành 3 đội, xếp 3 hàng dọc, cháu này cách cháu kia 1m, mỗi con đứng tư thế chân rộng hơn vai, người cuối xuống, hai tay chống vào đùi. Khi chơi, bạn đứng đàu hàng cầm bóng, hai tay lăn xuống dưới qua khe chân, bạn đứng dưới đón bóng, lăn tiếp tục xuống bạn dưới nữa, cứ thế lăn bóng đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng cầm bóng đi lên. Đội nào bóng xuống trước, lăn đúng động tác đội đó thắng.
- Cho lớp chơi 3- 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ nhận xét từng đội chơi và khen đội thắng.
- Cho lớp đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
- Trẻ đi theo cô.
- Trẻ tập theo nhịp hô của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ xung phong.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi thi đua.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng theo cô
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH
NẶN RAU BÉ THÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ sử dụng kỹ năng đã học vo đất, ấn bẹt, làm lõm, uốn cong...nặn được rau ăn củ, ăn quả, ăn lá mà trẻ thích.
- Giáo dục trẻ cần ăn rau, canh thường xuyên trong mỗi bữa ăn.
2. Kỹ năng:
- Vo đất, làm lõm, uốn cong, vuốt nhẵn, lăn dọc...
3. Thái độ:
- Tích cực tạo sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- Đất nặn, bảng con.
- Tranh các loại rau.
- Mẫu nặn của cô 3 loại rau (cà rốt, đậu ve, rau ngót).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
4. Kết thúc:
- Cô cho lớp hát bài "Bầu và bí".
- Cô có tranh đẹp, các con lại đây xem cùng cô.
- Con có nhận xét gì về bức tranh này? Gồm những rau gì?
- Những loại rau này các con đã ăn chưa? Vì sao phải ăn rau thường xuyên?
- Giáo dục trẻ cần ăn rau thường xuyên.
- Cô có quà tặng các con, các con lại đây xem với cô.
- Đây là rau gì? (Cà rốt)
- Củ có đặc điểm gì?
- Củ cà rốt nặng như thế nào?
- Con làm thế nào để có một đầu to một đầu nhỏ?
- Thế còn quả gì đây? (Đậu ve)
- Đậu ve có đặc điểm gì?
- Đậu ve nặng như thế nào?
(Tương tự cô gợi hỏi cách nặn rau ngót)
- Con có nhận xét gì về các loại rau này?
- Tóm ý: Đây là 3 loại rau tuy có đặc điểm khác nhau nhưng rất có ích cho con người, ăn rau sẽ khỏe, chóng lớn.
- Hỏi một số trẻ: Con thích nặn các loại rau ngon này không? Con dự định nặn rau gì? Nặn rau đó như thế nào?
- Mỗi con một ý tưởng rất hay, cô tin rằng lớp mình sẽ ra sức nặn thi đua thành nhiều thứ rau theo ý thích của các con. Cô chúc các con thành công.
- Cô mở nhạc nhẹ hát những bài hát thuộc chủ đề để tạo cảm hứng cho trẻ, kết hợp bao quát lớp động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
- Nặn xong cho trẻ thể dục chống mỏi và trưng bày sản phẩm.
- Cô khen chung cả lớp.
- Cô gợi hỏi một số trẻ: Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích sản phẩm đó?
- Cô chọn và nhận xét vài sản phẩm hoàn hảo của lớp để tuyên dương.
- Cho lớp đọc thơ "Bắp cải xanh".
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ xem tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thể dục.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 23 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
LÁ XANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát được bài hát "Lá xanh" với phong cách âm nhạc vui.
- Trẻ được nghe hát bài "Hạt gạo làng ta".
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát và kết hợp nhảy múa theo nhịp điệu bài hát.
3. Thái độ:
- Trật tự ham hát, nhảy múa theo nhịp điệu bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy cát- set, đĩa nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Dạy hát:
b. Dạy vận động:
c. Nghe hát:
d. Trò chơi âm nhạc:
4.Kết thúc:
- Lớp chơi trò chơi "gieo hạt".
- Con vừa chơi trò chơi gì?
- Gieo hạt sẽ nảy mầm, sẽ thành cây, cây có nhiều lá cho ta bóng mát. 
- Các con có yêu quý cây không? Nhạc sĩ Thái Cơ cũng rất yêu quý cây, ông đã sáng tác bài hát "lá xanh", cô và các con cùng hát.
- Bài hát này các con đã thuộc chưa?
- Cô cùng trẻ hát 2- 3 lần.
- Vận động nhảy múa.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2: Cô vừa làm mẫu, vừa phân tích.
- Cô tập cho trẻ múa từng câu đến hết bài.
- Cô và lớp hát, nhảy múa vài lần.
- Từng tổ, cá nhân vận động dưới nhiều hình thức.
- Nghe hát bài "Hạt gạo làng ta".
- Cô giới thiệu bài hát "Hạt gạo làng ta".
- Cô hát lần 1, tóm tắt nội dung.
- Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa minh họa theo bài hát.
- Trò chơi: Mèo con, cún con.
Cách chơi: Trẻ tập tiếng kêu của các con vật ứng với hình tiết tấu.
- Mèo con kêu: Tiết tấu chậm.
"meo...me...meo".
- Cún con kêu: Tiết tấu kết hợp.
"gâu ...gâu...gâu...gâu".
- Cô nói tên con vật, trẻ bắt chướt tiếng kêu của con vật.
- Cô và trẻ nhảy hát múa lại bài "Lá xanh".một lần.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ hát vận động cùng cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 24 tháng 02 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: RAU NGON QUANH BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐẾM CÁC LOẠI RAU TRONG PHẠM VI 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ đếm được đến 5.
2. Kỹ năng:
- Đếm trong phạm vi 5.
3. Thái độ:
- Tích cực luyện tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Các nhóm rau mỗi nhóm có 5 loại rau (5 loại rau ăn củ, 5 loại rau ăn lá, 5 loại rau ăn quả, làm bằng xốp, chữ số 1 - 5)
- Những nhóm rau có số lượng 5 gắn quanh lớp...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
4. Kết thúc:
- Cho lớp đọc thơ " Bắp cải xanh".
- Cô có quà tặng cho lớp, các con lại đây xem cùng cô.
- Quà gì đây các con.
- Cô cùng trẻ lần lượt đếm các nhóm rau gắn quanh lớp.
- Cho trẻ xếp nhóm rau ăn lá.
- Cho trẻ chọn số 5 gắn vào.
- Cho trẻ đếm và gọi tên số 5.
+ Trò chơi luyện tập:
a. Trò chơi 1: " Ai đếm đúng hơn"
- Cách chơi: Ba đội thi đua đi đường hẹp lên chọn mỗi con một nhóm rau rồi đếm gắn lên bảng đủ 5 loại rau, gắn xong về cuối hàng,đến bạn khác lên chơi tiếp, đến khi trò chơi kết thúc, đội nào được nhiều nhóm 5 hơn đội đó thắng.
- Tổ chức chơi nhận xét khen đội thắng.
b. Trò chơi 2: "Ai đọc hay nhất"
- Cách chơi: Ba đội cùng đọc một bài vè cùng một 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_chinh_the_gioi_thuc_vat_chu.doc