Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Bé và các bạn - Chủ đề nhánh: Các bộ phận cơ thể bé

I/ Yêu cầu :

 - Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm công dụng của cơ thể .

 - Trẻ nhận biết được vị trí của các giác quan trên cơ thể

 - Trẻ biết giữ vệ sinh thân thể.

II/ Chuẩn bị :

 - Cô : Tranh chủ đề, giá để tranh

 - Cháu: Búp bê

III/ Tổ chức hoạt động:

 Hoạt động 1:

 - Cô đưa búp bê ra giới thiệu cho trẻ xem và nói: Em bé có đôi mắt tròn, cái mũ cao cao, miệng cười chúm chím, hai tay đang múa, chân đi rất nhanh.

 Hoạt động 2:

 - Cô cho trẻ xem tranh :Bé tập thể dục ,cô kể chuyện bé An tập thể dục .

-Cô hỏi trẻ : Trên cơ thể bé An có gì ? Mắt đâu ?tay đâu?.

-Cho trẻ tự kể và chỉ lên các bộ phận của cơ thể mình theo câu hỏi của côvà làm theo một số yêu cầu : Tay dâu ? Vẫy tay xem nào ?Mắt con đâu ?Nháy mắt cho cô xem nào .Mũi để làm gì ? Cái gì dùng để nghe ?.

- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn mắt ,mũi, tay, chân sạch sẽ ,biết không dùng đồ chơi đưa lên mắt .

 - Cô chú ý luyện phát âm cho trẻ yếu và tập trẻ nói câu dài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Bé và các bạn - Chủ đề nhánh: Các bộ phận cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2010
Chủ đề : Bé và các bạn
Chủ đề nhánh: Các bộ phận cơ thể bé
PTTC: VĐCB :Đi theo hiệu lệnh
I/ Yêu cầu :
 - Trẻ biết chú ý lắng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô 1 cách nhanh nhẹn.
 - Trẻ biết đi thoe hiệu lệnh của cô.
 - Trẻ không tranh giành nhau
II/ Chuẩn bị :
 - Cô : ghế - trống lắc- búp bê.
 - Cháu : Quần áo gọn gàng.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Cô cho trẻ đi chậm nhanh, chạy, đi bình thường.
Hoạt động 2: BTPTC: Ồ sao bé không lắc ( Tập như bài tập thể dục sáng)
 VĐCB: ĐI THEO HIỆU LỆNH 
 - Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần.
 - Cô giải thích cách đi : Cho trẻ đi bước cao, chân đi đều bước 1-2 như chú bộ đội, cô vừa nói vừa thực hiện động tác đi cùng trẻ, nhắc trẻ đi không cúi đầu, bước cao chân
 - Trò chơi vận động: Đuổi bắt cô
 - Cô tập chung trẻ lại, cô nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, cô bế búp bê cô động viên trẻ chạy đuổi theo cô. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần hỏi lại tên trò chơi
Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu vào và thở ra.
- Nhận xét và giáo dục trẻ
.
.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Chủ đề: Bé và các bạn
Chủ đề nhánh : Các bộ phận cơ thể bé
PTTC: Bé tập xâu hạt
I/ Yêu cầu:
 - Trẻ biết cách cầm dây xâu vào hạt có lổ sẳn.
 - Trẻ biết cầm dây tay trái, cầm hạt tay phải.
 - Trẻ chia đồ chơi cho bạn.
II/ Chuẩn bị :
 - Cô : Búp bê – vòng hạt mẫu
 - Cháu: Mỗi cháu 3-4 hạt và 1 sợi dây.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: 
 - Cô đưa cháu đi công viên chơi, vừa đi vừa hát “ Đi chơi”
 - Cô cho trẻ xem búp bê đeo vòng ở cổ. Cô giới thiệu tên gọi màu sắc của vòng.
Hoạt động 2: 
- Cô cho cháu vào ngồi vòng cung, cô cho trẻ xem hạt và cô nói tên gọi.Cô xâu 1 lần cho trẻ xem hướng dẫn cách xâu.
- Cô phát hạt cho trẻ xâu.Trong lúc cháu xâu, cô rèn và đàm thoại cá nhân.Cô hỏi lại tên bài.
Hoạt động 3:
- Cô tập trung trẻ lại đàm thoại về tên trường, tên lớp. Cô cháu cùng hát bài “ Đi nhà trẻ”.Cô hỏi lại tên bài.
- Giáo dục – nhận xét tiết học
Những điều cần lưu ý:
.
.
.
..
..
KẾ HOẠCH TUẦN III ( 20/9 – 24/9/2010)
TỔ CHỨC GIỜ CHƠI TRONG LỚP
Thời gian
Nội dung – Nhiệm vụ - Phương pháp thực hiện
1/ Chuẩn bị đồ chơi các góc chơi
2/ Phân công
1/ Đầu giờ
Các bước tổ chức
Phân công
Huỳnh Thanh Thùy
(A)
Đỗ Thị Thanh Nga
(B)
Trần Diễm Phương
(C)
2/ Giúp trẻ triển khai
- Tập trung trẻ lại giới thiệu các góc chơi, gợi ý cho trẻ chơi
 - Chuẩn bị 1 số đồ dùng ở các góc chơi
- Sắp xếp đô dung ở các chơi
3/ Kết thúc giờ chơi
- Bao quát và phát triểnkhả năng chơi 2 góc ( TV-TH )
- 2 góc (VĐ-GĐ)
- 2góc (AN,XD)
- Cô bao quát và phát triển khả năng chơi ở các góc
- Báo hiệu kết thúc chung cả lớp
3/ Nhiệm vụ và phương pháp hướng dẫn
TCVĐ:
Phát triển nội dung trò chơi “ chị và bé ”
Biện pháp: Trẻ biết chăm sóc thương yêu em bé lo cho bé ăn, ru bé ngủ
TCXD:
Gợi ý giúp trẻ xếp chồng các khối gỗ lên nhau tạo thành cái nhà và xếp bàn ghế cho bé ngồi 
TCHT:
Gợi ý giúp trẻ chọn hạt xâu vòng tặng bé
TV:
Xem sách có hình trường mầm non, lớp học của bé 
Âm nhạc:
- Gợi ý giúp trẻ sử dụng nhạc cụ kết hợp với bài hát
Tuần II	Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
Dạo chơi ngoài trời
Quan sát thiên nhiên nắng – gió
VĐTT: Trời nắng, trời mưa
Chơi tự do : Bóng vòng, xe ôtô, cầu trượt 
Hát : Tập tầm vong
 I/ Yêu cầu :
- Trẻ biết được lá cây đung đưa vì có gió
- Trẻ hứng thú tham gia chơi
- Trẻ chơi cùng bạn không giành đồ chơi của bạn.
 II/ Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ
- Đồ chơi: bong, xe ôtô
 III/ Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1:
Cô dẫn trẻ đi chơi vừa đi vừa hát, tùy theo thời tiết hôm đó cô cho trẻ quan sát nắng, gió
Hoạt động 2:VĐTT : Trời nắng, trời mưa
Cô tập trung trẻ lại cô giới thiệu tên trò chơi, cô nói luật chơi, cách chơi. Cô hát cho trẻ hát theo cô. Cho trẻ chơi 2-3 lần.Cô hỏi trẻ tên trò chơi.Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Pha nước chanh”.
Hoạt động 3: Chơi tự do:
- Cô dẫn trẻ đi đến đồ chơi, cô giới thiệu tên đồ chơi, nhắc trẻ chơi không giành đồ chơi.
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ hát 1 bài, cô nhận xét buổi chơi.
Những điều cần lưu ý :
..
..
..
Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
Chủ đề : Bé và các bạn
Chủ đề nhánh : Bạn trai, bạn gái
PTNT : Bé khám phá MTXQ
Bạn trai – Bạn gái
I/ Yêu cầu :
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm bạn trai – bạn gái.
- Trẻ nhận biết được các giác quan của cơ thể.
- Trẻ cùng hòa đồng với nhau.
II/ Chuẩn bị:
- Cô : Tranh chủ đề, giá để tranh.
- Cháu : Búp bê Trai – Gái
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
 -Cho xuất hiện búp bê gáià hỏi trẻ:
	 +Ai đây? Búp bê mặc gì? Tóc búp bê thế nào? Đây là bé trai hay bé gái? Sao con biết?
	 +Cô khái quát lại: Đây là bé vì bé gái mặc váy, tóc dài thắt bướm.
-Tương tự búp bê traià hỏi bé:
	 +Búp bê này mặc những gì? Tóc búp bê thế nào? Vậy là bé trai hay gái? 
	 +Cô khái quát lại: Đây là bé trai, bé trai mặc quân ngắn, áo sơmi, tóc ngắn
Hoạt động 2: 
-Cô hỏi tên từng trẻ 
-Hỏi trẻ: + Bạn Lan là bạn trai hay bạn gái? 
	 + Bạn mặc áo đỏ tên gì? Là trai hay gái?
-Bảo tất cả bạn trai đứng lên 
-Hỏi trẻ các bạn ngồi là trai hay gái?
Hoạt động 3:
Cô cho trẻ vận động “ Cùng múa vui”.Cô trẻ cùng hát và minh họa theo nhịp bài hát 2-3 lần.
Giáo dục và nhận xét tiết học.
Những điều cần lưu ý:
Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2010
Chủ đề : Bé và các bạn
Chủ đề nhánh : Bạn trai, bạn gái
PTNN: Kể truyện : “ Bé ngoan”
I/ Yêu cầu :
- Trẻ biết được tên chuyện bé ngoan, tên nhân vật trong truyện.
- Trẻ xem tranh và gọi tên nhân vật, nói được câu dài 3-4 từ.
- Trẻ hát nhẩm theo cô bài hát “ Em búp bê”
II/ Chuẩn bị:
- Cô : Tranh truyện, máy hát
- Cháu : Búp bê
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Em bé” Cô cho trẻ xem tranh và giới thiệu tên truyện 
Hoạt động 2: 
- Cô kể cho bé nghe 2 lần vừa kể vừa minh họa qua tranh cho trẻ xem.
- Cô giải thích nội dung em bé ngoan là biết lễ phép chào hỏi người lớn : Biết cám ơn, xin lỗi, không khóc nhòe, đến lớp biết chào cô, chào cha mẹ, ông bà.
- Cô kể lần 3 vừa kể cô vừa đàm thoại với trẻ : 
 + Ai đây ? Đang làm gì? 
 + Đến lớp bé chào ai ? Chơi xong bé làm gì ?
- Cô hỏi cá nhân vài trẻ, cô chú ý luyện phát âm và tập nói câu dài cho trẻ.
- Cô hỏi lại tên chuyện và kể lại cho trẻ nghe lần nữa
Hoạt động 3:
Cô nói tên bài hát và mở nhạc cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài
 “ Em búp bê” 2-3 lần.Cô hỏi lại tên trẻ
Giáo dục và nhận xét tiết học.
Những điều cần lưu ý:
Thứ tư, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Chủ đề : Bé và các bạn
Chủ đề nhánh : Bạn trai, bạn gái
PTTCXH:Âm nhạc
VĐTN:Tay thơm tay ngoan
I/ Yêu cầu :
- Trẻ nói được tên bài hát và hát theo cô.
- Trẻ thuộc bài hát
- Trẻ giữ tay sạch
 II/ Chuẩn bị:
- Cô : Tranh chủ đề , máy hát
- Cháu : Xục xạc, phách tre
 III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:Nghe hát : “Tập tầm vông”
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe, hát xong cô hỏi lại tên bài hát, cô bắt nhịp cho cả lớp cùng hát. Cô trẻ vừa hát vừa minh họa 2-3 lần.
Hoạt động 2: Dạy hát : “ Đi nhà trẻ”
- Cô hát 1 lần cô đố trẻ tên bài hát, cô bắt nhịp cho cả lớp cùng hát, cô cho trẻ hát tốp và hát cá nhân.Cô hỏi lại tên bài hát.
Hoạt động 3:Vận động : “Tay thơm tay ngoan”
- Cô cho trẻ đứng vòng tròn, bắt nhịp cho cả lớp hát 1 lần, cô trẻ cùng minh họa 2 lần, cô cho tốp trẻ thực hiện.Cô cho cả lớp thực hiện 1 lần.Cô hỏi lại tên bài hát.
Cô nhận xét và giáo dục
Những điều cần lưu ý:
KẾ HOẠCH TUẦN IV ( 27/9 – 1/10 /2010)
TỔ CHỨC GIỜ CHƠI TRONG LỚP
Thời gian
Nội dung – Nhiệm vụ - Phương pháp thực hiện
1/ Chuẩn bị đồ chơi các góc chơi
2/ Phân công
1/ Đầu giờ
Các bước tổ chức
Phân công
Huỳnh Thanh Thùy
(A)
Đỗ Thị Thanh Nga
(B)
Trần Diễm Phương
(C)
2/ Giúp trẻ triển khai
- Tập trung trẻ lại giới thiệu các góc chơi, gợi ý cho trẻ chơi
 - Chuẩn bị 1 số đồ dùng ở các góc chơi
- Sắp xếp đô dung ở các chơi
3/ Kết thúc giờ chơi
- Bao quát và phát triểnkhả năng chơi 2 góc ( TV-TH )
- 2 góc (VĐ-GĐ)
- 1 góc (AN)
- Cô bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở 3 góc trên 
- Cô bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở 3 góc trên 
- Cô bao quát và phát triển khả năng chơi của trẻ ở 3 góc trên 
- Báo hiệu kết thúc chung cả lớp.
- Bao quát nhắc nhở trẻ xếp đồ chơi lên kệ
3/ Nhiệm vụ và phương pháp hướng dẫn
TCVĐ:
Phát triển nội dung trò chơi “ chị và bé ”
Biện pháp: Trẻ biết chăm sóc thương yêu em bé lo cho bé ăn, ru bé ngủ
TCXD:
Gợi ý giúp trẻ xếp chồng các khối gỗ lên nhau tạo thành cái nhà và xếp bàn ghế cho bé ngồi 
TCHT:
Gợi ý giúp trẻ chọn hạt xâu vòng tặng bé
TV:Xem sách có hình trường mầm non, lớp học của bé 
Âm nhạc: Gợi ý giúp trẻ sử dụng nhạc cụ kết hợp với bài hát
- Gợi ý giúp trẻ sử dụng nhạc cụ kết hợp với bài hát
Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2010
Chủ đề: Bé và các bạn
Chủ đề nhánh : Bạn trai – Bạn gái
PTTC: Xây nhà tặng bạn
I/ Yêu cầu:
 - Trẻ biết cách xếp chồng 2-3 khối gỗ lên nhau
 - Trẻ biết nói được tên gọi, công dụng của hình xếp.
 - Trẻ chơi xong xếp đồ chơi lên kệ
II/ Chuẩn bị :
 - Cô : Tranh ngôi nhà
 - Cháu: Khối gỗ vuông, tam giác
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: 
 - Cô cho trẻ vỗ tay bài hát “ Đi nhà trẻ” .Cô trẻ ngồi xem khối vuông, khối gỗ, tam giác.
Hoạt động 2: 
- Cô giới thiệu tên bài hát, cô xếp mẫu 2 lần cho trẻ xem.
- Cô giải thích cách xếp: Trước tiên cô sẽ xếp khối gỗ hình chữ nhật lên trước để làm thân nhà, tiếp theo cô sẽ lấy khối hình tam giác để làm nóc nhà.Vậy là cô đã hoàn thành được 1 ngôi nhà.
- Các con muốn ngôi nhà của mình thêm đẹp hơn thì các con có thể trồng thêm cây xung quanh ngôi nhà.
- Cô phát gỗ cho tất cả trẻ cùng xếp, trong lúc trẻ xếp cô đến đặt câu hỏi cho trẻ trả lời về tên gọi và công dụng của cái nhà.
Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ đứng vận động “ Tay thơm tay ngoan”
- Cô cho trẻ xếp lại 1 lần, chú ý sửa sai cho trẻ.Cô hỏi lại tên bài.
Nhận xét và giáo dục:
Những điều cần lưu ý:
.
.
.
..
Tuần II	Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
Dạo chơi ngoài trời
Quan sát thiên nhiên nắng – gió
VĐTT: Trời nắng, trời mưa
Chơi tự do : Bóng vòng, xe ôtô, cầu trượt 
Hát : Tập tầm vong
 I/ Yêu cầu :
- Trẻ biế

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_be_va_cac_ban_chu_de_nhanh_c.doc
Giáo án liên quan