Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015

1- Kiểm tra bài cũ :

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi

+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân ?

+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?

- Nhận xét, từng HS.

2- Dạy bài mới :

Hoạt động 1- Giới thiệu bài :

- Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả cảnh vẽ trong tranh.

Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a/ Luyện đọc

- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài (2 lượt).

- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . - Hướng dẫn đọc các từ khó: chật ních, Chư Lênh, Rok, thật sâu

- Gọi HS đọc phần Chú giải .

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau :

+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ : như đi hội, vừa lùi, vừa trải, thẳng tắp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi cuối bài. 
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trao đổi trả lời từng câu hỏi. 
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào ? 
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ? 
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà. 
+ Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi. 
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng 
HÑ3:/ Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm các đọc hay. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các khổ thơ 1 - 2 
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn thơ. 
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, từng HS. 
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
- Nhận xét. 
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang đi học qua một công trình đang xây dựng. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự : 
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ, chú ý cách nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ: xây dở, nhú lên, huơ huơ, tựa vào, nồng hăng 
- HS lắng nghe.
- HS đọc phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bạn luyện đọc theo cặp. 
- 2 HS đọc. 
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc thầm và trả lời các câu hỏi của bài. 
- 1 HS khá lên bảng điều khiển thảo luận. 
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về. 
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát. 
+ Những hình ảnh : 
· Giàn giáo tựa cái lồng 
· Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. 
· Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. 
· Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. 
+ Những hình ảnh : 
· Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. 
· Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. 
· Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát. 
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi nội dung của bài vào vở. 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi sau đó cùng trao đổi tìm giọng đọc hay. 
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm. 
==================–&—=================
Tiết 2 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
 I Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: bài 1(a,b,c), bài 2(a) và bài 3. Bài 4* dành cho HS khá, giỏi.
II. Đồ dùng: Phấn màu, bảng phụ. bảng con
III. Các hoạt động dạy học: (37 phút):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra : Gọi 1 học sinh nêu quy tắc cộng, trừ số thập phân.
Thực hành tính : 234,5 + 67,8 = ...
Gọi 1 học sinh nêu quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và thực hiện tính : 4,56 ´ 3,06 = ...
 Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: b/ Luyện tập :
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .Gọi 4 học sinh lên bảng làm.
Cả lớp làm bảng con.
Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
Gọi học sinh nêu cách thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Cho học sinh làm vở và gọi 1 học sinh lên bảng làm.
Gv nhận xét và chốt lại ý đúng 
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
Bài toán hỏi gì ?
Bài toán yêu cầu tính gì ?
Cho học sinh tự tóm tắt bài và giải bài vào vở.
Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bi 4: HSKG.
- Giáo viên chốt cách tìm SBT, Số hạng , thừa số chưa biết 
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài
3. Củng cố dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS nêu quy tắc.
- HS tính bảng con.
- HS nêu và thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét
HS lắng nghe.
Bài 1: 
Gọi 4 học sinh lên bảng làm.
Bài 2: Thực hiện trong dấu ngoặc đơn trước sau đó thực hiện phép chia đến phép trừ.
( 128,4 – 73,2 ) : 2,4 – 18,32
= 55,2 : 2,4 – 18,32 
= 23 – 18,32 = 4,68
Bài 3: Tóm tắt : 
1 lít dầu chạy trong :0,5 giờ
120 lít dầu : ... giờ?
 Bài giải 
Có 120 lít dầu thì động cơ chạy trong thời gian là:
120 : 0,5 = 240 ( giờ)
 Đáp số : 240 giờ
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
==================–&—=================
Tiết 3 Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I. Mục tiêu: 
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng: 
 - HS và GV chuẩn bị truyện, báo có nội dung như đề bài. 
 - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. 
III. Các hoạt động dạy học ( 37 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Giới thiệu bài: Đất nước ta có biết bao người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của mọi người.Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho cô và cả lớp nghe về những người có công giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói và lạc hậu mà các em được biết biết qua những câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a/ Hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của đề bài
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ chú ý, giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh kể chuyện lạc đề.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý trong sgk.
* Bác Hồ chống giặc dốt, Bác Hồ tát nước khi về thăm bà con nông dân
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
- Gọi học sinh lần lượt nêu tên câu chuyện mình kể và nói rõ đó là chuyện nói về ai ? Họ đã làm gì để chống đói nghèo và lạc hậu...
b/ Hs thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Gv cho học sinh kể chuỵên theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi học sinh thi kể chuyện.
- GV treo bảng phụ tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Sau mỗi lần học sinh kể, GV cho học sinh trong lớp trả lời câu hỏi mà do bạn vừa kể nêu.
3/Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe.
Đề: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp phần chống lại đói nghèo và lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Hs đọc lại đề.
- Học sinh đọc gợi ý sách giáo khoa .
- Hs lần lượt nêu tên câu chuyện mình chọn.
Ví dụ : tôi sẽ kể câu chuyện “Người cha của hơn 8000 đứa trẻ” Đó là chuyện nói về một vị linh mục giàu lòng nhân ái đã nuôi hơn 8000 đứa trẻ mồ côi và trẻ nghèo...
- Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay và nêu ý nghĩa đúng.
Ví dụ : Bạn thích nhất hành động nào trong câu chuyện
Bạn thích nhất hành động nào của nhân vật trong câu chuyện tôi vừa kể?
- Hs nhắc lại những câu chuyện đã kể.
- Hs về kể chuyện cho người thân nghe.
- Học sinh luôn có ý thức thể hiện lòng nhân ái biết giúp đỡ mọi người.
- Kể chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
......................................................................................................................
Tiết 4 Khoa học CAO SU
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số tính chất của cao su.
	 - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồdùng:
- HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun.
- Hình minh hoạ trang 62, 63 SGK
III. Các hoạt động dạy học: (37 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra : Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
hãy kể tên một số đồ dùng bằng thuỷ tinh? 
+ Nêu tính chất của thuỷ tinh.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
 - Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới :
a/Giới thiệu bài
b/Các hoạt động: 	
Hoạt động 1: Một số đồ dùng được làm bằng cao su.
- Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng cao su mà em biết.
- Dựa vào thhực tế em hãy cho biết cao su có tính chất như thế nào?
- GV nêu : Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó.
Hoạt động 2: Tính chất của cao su
- Cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Mỗi nhóm có 1 quả bóng cao su, một dây chun và một bát nước.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát
Nhóm 1: thí nghiệm 1
Ném quả bóng cao su xuống nền nhà .
Nhóm 2 : Thí nghiệm 2
Kéo sợi dây chun hoặc sợi dây cao su rồi thả ra.
Nhóm 3: Thí nghiệm 3
Cho dây thun vào bát có nước.
Nhóm 4: Thí nghiệm 4
Đốt 1 đầu sợi dây cao su, tay cầm đầu dây cao su không đốt.
Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì?
Hoạt động 3: Công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
+ Có mấy loại cao su đó là những loại nào?
+ Cao su được sử dụng để làm gì?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su cần bảo quản như thế nào?
3. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau kể tên : Các đồ dùng được làm bằng cao su : ủng, tẩy, đệm, xăm xe, lốp xe, găng tay, bóng đá, bóng chuyền ...
+ Cao su dẻo bền, cũng bị mòn.
- HS lắng nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Học sinh làm thí nghiệm và quan sát sau đó mô tả hiện tượng của thí nghiệm trước lớp.
Nhóm 1: Học sinh làm thí nghiệm và trình bày hiện tượng xảy ra:
 Khi ném quả bóng cao su xuống nền nhà thì quả bóng nẩy lên. Chỗ quả bóng bị đập xuống nền nhà bị lõm xuống một chút nhưng sau đó trở lại hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
Nhóm 2: Học sinh làm thí nghiệm và trình bày hiện tượng xảy ra:
Dùng tay kéo căng sợi dây cao su ta thấy sợi dây giãn ra nhưng khi buông tay ra thì sợi dây trở lại hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
Nhóm 3: Học sinh làm thí nghiệm và trình bày hiện tượng xảy ra.
Thả sợi dây chun vào nước ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm chứng tỏ cao su không tan trong nước.
Nhóm 4: Học sinh làm thí nghiệm và trình bày hiện tượng xảy ra.
Khi đốt một đầu sợi dây, đầu kia tay cầm nhưng không thấy bị nóng. Thí nghiệm cho thấy cao su dẫ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan