Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp

 TOÁN

Luyện tập chung

I. Mục tiêu- Giúp HS biết:

- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân; đọc, viết số thập phân; so sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

- Vận dụng vào thực tế.

II. Đồ dùng: - Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra (3-5’)

- Viết các số đo độ dài có đơn vị là m rồi đọc các số đó:

 3m 2dm ; 62m 85cm ; 20m 3cm ; 9cm ; 99mm

- HS so sánh cách đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.

- Nhận xét, đánh giá

2. Bài mới

HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + Nhóm diễn kịch giỏi nhất.
 + Diễn viên đóng kịch giỏi nhất.
 - Khen ngợi, trao phần thưởng (nếu có) cho HS vừa đoạt giải. 
- 1 HS đọc thành tiếng
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành 2 tiếng của đoạn kịch
- 5 HS phát biểu.
 + Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ
 + An: thông minh, nhanh trí biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ
 + Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân
 + Lính: hống hách
 + Cai: xảo quyệt, vòi vĩnh
- Chia 4 nhóm thi diễn kịch.
- HS theo dõi bình chọn nhóm diễn kịch hay nhất.
HĐ4. Củng cố – dặn dò (3- 5’)
- HS nêu lại tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
- Khen ngợi những HS diễn kịch hay, khuyến khích các nhóm luyện tập thêm ở nhà.
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
Tiết 1+2	 TIẾNG ANH
Đ/c Hiền soạn dạy
Tiết 3	 ÂM NHẠC
 GVC soạn dạy
Tiết 4	 MĨ THUẬT
 GVC soạn dạy
Tiết 5	 TOÁN
Cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS biết
- Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân 
- Tích cực, chủ động học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 3 -5’
- Lấy VD hai số tự nhiên rồi thực hiện phép cộng hai số tự nhiên đó.
2. Bài mới 30- 32'
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân. 10-12’
- Tổ chức cho HS đọc đề và giải toán.
- Gợi ý đổi ra cm nếu cần.
- GV hướng dẫn như SGK
 - Nêu VD 2:15,9 + 8,75 =?
- Từ hai VD rút ra quy tắc cộng hai số thập phân?So sánh phép cộng hai số thập phân với phép cộng hai số tự nhiên.
HĐ3. Thực hành 18-20’
 Bài 1 Củng cố cộng 2 số thập phân
- GV tổ chức cho HS làm bài.
* Khi thực hiện cộng hai số thập phân em thực hiện theo mấy bước?
Bài 2 Củng cố cách cộng 2 số thập phân
- Cho HS làm bài 2, lưu ý cách đặt tính.
- GV tổ chức chấm chữa bài cho HS .
- Giúp HS còn lúng túng.
* Khi tính kết quả của phép cộng hai số thập phân em cần lưu ý gì?
Bài 3 Cho HS đọc, phân tích đầu bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Treo bảng phụ nêu kết quả đúng.
- Chấm vở một số em.
* Khi giải bài toán có phép cộng hai số thập phân em cần lưu ý đặt tính ra nháp rồi tính và ghi kết quả vào bài, tránh nhầm lẫn.
- Đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- HS tìm cách giải( thảo luận nhóm đôi).
- 1,84+2,45 = ?
- HS làm cá nhân
- HS trả lời.
- HS đọc quy tắc.
- HS làm bài 1a, 1b; nếu xong làm thêm bài1c, 1d vào vở nháp, 1số HS làm bảng/ NX, chữa bài. 
- HS làm bài 2a, 2b; nếu xong làm thêm bài 1c; 2HS làm bảng/ NX, chữa 
 - Đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu
- HS thực hiện.
- HS làm bài vào vở.
- Đổi vở đối chiếu kết quả trên bảng.
3. Củng cố - dặn dò 3- 4'
- HS nêu cách cộng 2 số thập phân.
- So sánh phép cộng hai số thập phân với phép cộng hai số tự nhiên. 
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
Tiết 6	TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 6)
I. Mục tiêu
- Thực hành luyện tập về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1: 3 trong 5 mục); làm đúng các bài tập về nghĩa của từ (đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.
- HS vận dụng sử dụng trong giao tiếp.
- (Bỏ bài tập 3)
II. Đồ dùng 
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp
- Bài tập 2 viết sẵn trên bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1. Giới thiệu bài 2'
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 32'
 Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
 + Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
 + Vì sao cần thay đổi những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp.
- GV hướng dẫn HS . 
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh các từ HS đưa ra để thay thế.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Các từ: bê, bảo, vò, thực hành
+ Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau phát biểu, HS bổ sung, thống nhất.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 4. 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 2. 
- Yêu cầu HS tự làm nếu làm xong bài 4. 
- HS làm bài, báo cáo kết quả/ nhận xét, chữa bài.
HĐ3. Củng cố – dặn dò 3- 5’
- HS nêu các kiến thức được ôn tập trong bài. 
- Dặn HS về nhà soạn tiết 7, 8 và chuẩn bị bài kiểm tra
___________________________________________________
Tiết 7	KĨ THUẬT
	Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I- Mục tiêu 
- HS nắm được cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- HS biết cách bày dọn bữa ăn; biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình. 
- HS có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II- Đồ dùng : Tranh ảnh trong SGK
III- Các HĐ dạy học
	1. Kiểm tra(3-5’)
- HS nêu cách luộc rau .
- GV nhận xét đánh giá.
	2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài(1’)
b. HD HS HĐ (23-25’)
* HĐ 1:Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- HD HS quan sát hình 1, đọc ND 1a trong SGK
- Yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Tóm tắt ý kiến của HS giải thích, minh họa mục đích tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý HS nêu cách bày món ăn dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình.
- Nhận xét, tóm tắt 1 số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn .
- Yêu cầu HS nêu các công việc bày bàn ăn.
- Tóm tắt nội dung chính của HĐ 1
* HĐ 2: Tìm hiểu cách thu dọn bữa ăn
- Cho HS nêu cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình mình.
- YCHS nêu mục đích thu dọn sau bữa ăn.
- Yêu cầu HS đọc SGK, so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình và ở SGk
- Nhận xét tóm tắt ý kiến của HS.
- HD cách thu dọn sau bữa ăn theo SGK.
- HD HS về nhà bày, dọn bữa ăn.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- 1 số HS nêu / nhận xét, bổ sung
- Theo dõi . 
- 1 số HS nêu.
- Theo dõi
- Theo dõi
- HS nêu / nhận xét bổ sung
- Theo dõi
- 1 số HS nêu.
- 1 số HS nêu
- Thực hiện, trình bày ý tưởng.
- Theo dõi.
- Theo dõi
- Theo dõi
3. Củng cố, dặn dò ( 3-4’)
- Cho HS trả lời câu hỏi cuối bài /nhận xét đánh giá.
- Dặn dò: giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ ; chuẩn bị bài 13 
______________________________________________________________________
	Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tiết 1	TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 3)
I. Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 100tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa chính của bài thơ, bài văn .
- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học, tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (HS có thể nêu cảm nhận của mình).
- Tích cực, chủ động ôn tập.
II. Đồ dùng 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị ở tiết 1)
III. Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Kiểm tra tập đọc 10-13’
- GV gọi từng HS lên bốc thăm bài và chuẩn bị 1-2 phút.
- GV đặt câu hỏi cho HS.
* Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- GV nhận xét. 
- HS bốc thăm bài và chuẩn bị.
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của GV.
- HS trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- HS: nêu được một số biện pháp nghệ thuật trong bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 10’
Bài 2 + Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.
+ Đọc kỹ bài văn đã chọn.
+ Chọn chi tiết mà mình thích.
+ Giải thích lý do vì sao mình thích chi tiết ấy.
- Gọi HS trình bày phần bài làm của mình. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS (nếu có).
- Nhận xét, khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lý do.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu.
- 1 HS đọc.
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài tập vào vở.
- 7 đến 10 HS trình bày.
4. Củng cố – dặn dò 3 - 4’
- HS nêu tên các chủ điểm đã học. 
- Trong các bài đã học, em thích nhất bài nào? Vì sao?
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục, ngữ ở ba chủ điểm đã học.
Tiết 2	 TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Cộng các số thập phân; giải toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân 
- Tích cực, chủ động học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 3- 5’
Đặt tính và tính:
a) 34,76 + 57,79 b) 0,345 + 9,23
 19,4 + 120,41	 104 + 27,67
- 4 HS làm bảng; HS khác làm vở nháp
2. Bài mới 30 - 32’
HĐ1. Giới thiệu bài 1'
HĐ2. Luyện tập
Bài 1 Củng cố tính chất giao hoán phép cộng 2 số thập phân.
-Tổ chức cho HS làm bài rồi rút ra nhận xét, so sánh tổng của a+b và b+a. 
-Yêu cầu HS ghi nhớ phép cộng số thập phân có tính chất giao hoán.
* Muốn kiểm tra kết quả của phép cộng ta làm thế nào?
 Bài 2/a,c Củng cố HS cộng hai số thập phân và vận dụng tính chất giao hoán để thử lại. 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV+ HS chữa bài.
Khuyến khích HS làm cả bài
* Còn cách nào thử lại kết quả của phép tính?
Bài 3 Củng cố tính chu vi của hình chữ nhật.
- Giúp HS xác định dạng toán.
- GVtổ chức HS làm bài.
- GV+HS đánh giá bài làm của HS.
* Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả của phép tính cộng hai số thập phân.
Bài 4 - Yêu cầu HS làm nếu làm xong bài 3.
- HS làm việc cá nhân.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- HS so sánh tổng của a+b và b+a và tự nhận biết tính chất và phát biểu tính chất.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vở phần 2a, 2c, xonglàm thêm phần vào vở nháp..
- 1 số HS lên bảng làm/ NX, chữa bài.
- HS nêu
- Đọc đề , xác định dạng toán.
- HS làm bài cá nhân/1 HS làm bảng.
- Nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
- HS làm cá nhân vào vở nháp.
- Một HS làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá bài làm của bạn.
3. Củng cố dặn dò 3 - 4’
- HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng 2 số thập phân.
* Yêu cầu HS lấy VD về tính chất giao hoán của phép cộng 2 số thập phân.
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
______________

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2015_2016_luu_thi_hop.doc
Giáo án liên quan