Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Đặng Thị Hồng Anh

1 Bài mới:

 Giới thiệu bài

 Hôm nay các em sẽ đọc một bức thư thăm bạn. Lá thư cho thấy tình cảm chân thành của một bạn HS ở tỉnh Hoà Bình với một bạn bị trận lũ lụt cướp mất ba. Trong tai hoạ, con người phải yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Lá thư sẽ giúp các em hiểu tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này.

 GV đưa tranh minh hoạ + tranh sưu tầm

Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc

GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc

 * GV khen HS đọc đúng (chú ý sửa cách đọc của các em: đọc bức thư nội dung chia buồn với giọng quá to, lạnh lùng); kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng

 * GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc

 

doc41 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ”.
 3 000 000 000
“ba nghìn triệu” hay “ba tỉ”
 HS cử đại diện lên bảng ghi số và đọc số.
HS nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ:
Luôn sống nhân hậu, thương yêu đồng loại. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về lòng nhân hậu
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết học này, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyệnnói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Qua tiết học, các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất, ai kể chuyện hấp dẫn nhất. 
 GV mời một số HS giới thiệu những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
 -GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
 GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 * GV lưu ý HSù: Với những truyện khá dài mà HS không kể hết được, GV cho phép HS chỉ cần kể 1, 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện nổi bật, có ý nghĩa. Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện, các em có thể kể lại cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho bạn muợn truyện để đọc. 
 HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
- GV khen những HS nhớ được, thuộc câu chuyện (đoạn truyện) mình thích, biết kể chuyện bằng giọng diễn cảm
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
 - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Một nhà thơ chân chính. 
2HS lên bảng kể .
HS theo dõi nhận xét
 - HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mà mình tìm được. 
- HS đọc đề bài 
 - HS cùng GV phân tích đề bài 
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4
 - HS lắng nghe 
 - HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình:
 - Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
- HS nghe
 -HS Kể chuyện trong nhóm
 - HS kể chuyện theo cặp
 - Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
 - HS xung phong thi kể trước lớp
HS theo dõi –nhận xét bạn.
 HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Tập đọc
TIẾT 6: NGƯỜI ĂN XIN
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ 
Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ & lời nói 
Thái độ:
Luôn có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia & giúp đỡ với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Thư thăm bạn 
GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi:
 - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
 - Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm và an ủi Hồng?
 - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
 Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu truyện Người ăn xin của nhà văn Nga Tuốc-giê-nhép. Câu chuyện này cho các em thấy tấm lòng nhân hậu đáng quý của một cậu bé qua đường với một ông lão ăn xin. Có điều lạ là: ông lão ăn xin trong truyện này không xin được gì cả mà vẫn cảm ơn cậu bé. Cậu bé cũng cảm thấy mình nhận được một điều gì đó từ ông lão. Các em hãy đọc & tìm hiểu để hiểu ý nghĩa sâu xa của câu chuyện
 GV đưa tranh minh hoạ cho HS quan sát 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc.
 GV giúp HS chia đoạn bàitập đọc
-Bài này chia làm mấy đoạn
GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
 Lượt đọc thứ 1: 
+ GV chú ý nhắc HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng): Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại  để thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương.
+ Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm
Chao ôi ! Cảnh nghèo đói  biết nhường nào ! (đọc như một lời than)
Cháu ơi, cảm ơn cháu !  đã cho lão rồi (lời cảm ơn chân thành, xúc động) 
+ Đọc phân biệt lời nhân vật: lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé 
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm các từ:
+ lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được.
+ khẳn đặc: bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng 
 Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
 GV đọc diễn cảm cả bài
GV đọc giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc thầm bài và thảo luận theo nhóm.
 N1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý.
Ý đoạn 1: Hình dáng ông lão ăn xin.
 N2: Hành động & lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? 
 GV nhận xét & chốt ý.
Ý đoạn 2: Tình cảm của cậu bé đối với ông lão. 
 N3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
 N4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? 
 Ý đoạn 3:Tình cảm của ông lão đối với cậu bé.
 GV giảng thêm: Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng nhân hậu. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hai hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện này. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
 GV hướng dẫn để các em tìm giọng đọc & thể hiện giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn:
 GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tôi chẳng biết làm cách nào nhận được chút gì của ông lão) 
 GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
 Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tập kể lại câu chuyện trên. Chuẩn bị bài: Một người chính trực 
 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
HS cả lớp theo dõi - nhận xét bạn.
 HS chú ý nghe.
HS quan sát tranh minh hoạ 
HS nối tiếp nhau đọc 2-3 lần 
+ Đoạn 1: từ đầu  xin cứu giúp
+ Đoạn 2: tiếp theo  không có gì cho ông cả 
+ Đoạn 3: phần còn lại 
+ Mỗi HS đọc 1 đoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan