Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

Tiết 2: TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

 A. Mục đích , yêu cầu :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề , nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện

 - Hiểu nội dung : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Yêu quý những suy nghĩ chân thật của trẻ em.

- Tăng cường tiếng việt: Đọc đúng các tiếng từ có âm đầu l/đ và những tiếng có thanh ngã.

B. Chuẩn bị :

 - Tranh minh hoạ , câu văn cần luyện đọc .

 - Học bài cũ, đọc bài mới.

 - Hoạt động cả lớp, nhóm, cá nhân.

 - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng giải, gợi mở, luyện tập.

 

doc40 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu bài:
2.Luyện đọc:
- Bài chia mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1: 
- Tăng cường tiếng việt 
 - Sửa lỗi đọc sai
 - Hướng dẫn đọc câu .
+ Lần 2: Giải nghĩa từ 
+ Lần 3
- Gv nêu cách đọc toàn bài: Toàn bài đọc với giọng căng thẳng ở đoạn đầukhi các quan đại thần và các quan lại đều bó tay, nhà vua lo lắng, nhẹ nhàng ở đoạn sau, khi chú hề tìm ra cách giải quyết. Lời người dẫn truyện hồi hộp, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo, lời công chúa hồn nhiên, thông minh tự tin . GV đọc mẫu toàn bài.
3.Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1:
- Nhà vua lo lắng về điều gì?
- Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được vua?
*Tiểu kết: Nỗi lo lắng của nhà vua.
Đoạn 2+3.
- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
- Công chúa trả lời thế nào?
- Cách giải thích đó của công chúa nói lên điều gì?
*Tiểu kết: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
4.Hướng dẫn dọc diễn cảm:
- Gv giúp hs nhận ra giọng đọc phù hợp.
- Cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
* Nội dung:
- Nêu nội dung bài ?
IV.Củng cố 
- Nhận xét giờ học 
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
-2 Hs đọc truyện.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu 
+ Đoạn 2 : 5 dòng tiếp
+ Đoạn 3 :Còn lại 
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn 
-Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng/ ngài lập tức lo lắng vì đêm đó/ mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời .
- 3 HS đọc - Giải nghĩa từ .
- HS đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc bài.
- HS lắng nghe
* Hs đọc đoạn 1.
- Nhà vua lo lắng đêm đó mặt trăng sáng trên bầu trời, công chúa biết mặt trăng đeo trên cổ cô là giả, cô sẽ ốm trở lại.
- Để nghĩ cách giúp vua làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
- Vì mặt trăng ở rất xa, toả sáng rất rộng...
 * HS đọc đoạn 2+3
- Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang toả sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang đeo trên cổ cô.
- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên,...Mặt trăng cũng vậy....
- Nói lên cái nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
- 3 HS đọc, nêu giọng đọc từng đoạn
- 1 HS đọc, nêu từ nhấn giọng .
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Hs tham gia thi đọc diễn cảm.
*Nội dung:
- Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh đáng yêu.
 Điều chỉnh, bổ sung
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: MĨ THUẬT
 (GV chuyên dạy)
Tiết 3: TOÁN
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
A. Mục tiêu:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 - Biết số chẵn và số lẻ. Làm được bài tập 1, 2
- Thấy được sự tiện lợi của việc nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2.
- Tăng cường tiếng việt: Nêu được dấu hiệu chia hết cho 2.
B. Chuẩn bị :
- Bảng lớp , bảng phụ .
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
- Hoạt động cả lớp- nhóm- cá nhân.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, luyện tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét
III. Dạy học bài mới :
a) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b) Ví dụ :
+) Yêu cầu HS nêu kết quả miệng các ví dụ.
- Những số nào chia hết cho 2 ?
+) Dấu hiệu chia hết cho 2 :
- Nhận xét các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là mấy ?
- Những số như thế nào thì chia hết cho 2 ?
- Các số có tận cùng là 1, 3, 5,7 , 9 thì như thế nào ?
+) Số chẵn số lẻ :
- Hãy nêu dãy số chẵn liên tiếp ?
- Các số này có tận cùng là mấy ?
- Các số chẵn thì như thế nào ?
* Tương tự với dãy số lẻ và nêu kết luận .
c) Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 2 : 
a) Viết 4 số có 2 chữ số mỗi số đều chia hết cho 2.
b) Viết 3 số có 3 chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
- Nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố :
+ Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò :
+ Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2.
Hát tập thể
- Hs lên bảng tính
 25863 252
 0763 103
 00
- Nêu lại đầu bài.
- HS nêu miệng kết quả.
10 : 2 = 5
11 : 2 = 5 dư 1
32 : 2 = 16
33 : 2 = 16 dư 1
14 : 2 = 7 
15 : 2 = 7 dư 1
36 : 2 = 18
37 : 2 = 18 dư 1
28 : 2 = 14
29 : 2 = 14 dư 1
- Những số chia hết cho 2 là 10 ; 32 ; 14 ; 36 ; 28.
- Các số chia hết cho 2 có tận cùng là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
- HS nêu.
- Các số có tận cùng là : 1; 3; 5; 7; 9 không chia hết cho 2.
- 0 ; 2 ;4 ;6 ;8 ;... 156 ; 158 ; 160 ; 162 ; 164 ;...
- Các số này có tận cùng là : 0 ;2 ;4 ;6 ;8.
- Số chia hết cho 2 là số chẵn.
- Các số không chia hết cho 2 là số lẻ.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) Các số chia hết cho 2 là :
 98 ; 1000 ; 744 ; 7536 ; 5782 
b) Các số không chia hết cho 2 là :
 35 ; 89 ; 867 ; 84683 ; 8401.
- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.
a) 76 ; 92 ; 34 ; 58
b) 547 ; 193 ; 381.
Điều chỉnh, bổ sung
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: KHOA HỌC
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Mục tiêu:
 - Ôn tập các kiến thức về:
 + Tháp dinh dưỡng cân đối.
 + Một số tính chất của nước và không khí, thành phần chính của không khí.
 + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 + Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Có ý thức ôn luyện và ghi nhớ kiến thức.
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người thực hiện.
- Tăng cường tiếng việt: Vẽ sơ đồ minh họa và miêu tả được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
B. Chuẩn bị :
- Câu hỏi để HS bốc thăm.
- Kiến thức cũ, tranh ảnh về vai trò của nước, giấy vẽ, bút vẽ.
- Hoạt động cả lớp - cá nhân - nhóm.
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng giải, gợi mở, luyện tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định – hát.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
- Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
- Không khí gồm những thành phần nào ?
- Nhận xét, ghi điểm 
III. Bài mới.
a) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I. 
* Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
- Phát phiếu học tập cá nhân cho học sinh.
1. Em hãy hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng ?
2. Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau ?
? Các thành phần chính của không khí là gì ? 
? Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là gì ?
3. Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? 
* Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.
- Phát giấy khổ to cho các nhóm 
- Yêu cầu trình bày theo chủ đề: 
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
+ Xen kẽ nước và không khí.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Ban giám khảo đánh giá theo tiêu chí:
+ Nội dung đầy đủ.
+ Tranh ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
- Chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm. 
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- Học sinh nghe. 
- Không màu, không mùi không vị.
- Không có hình dạng nhất định.
- Ô-xi và ni-tơ.
- Ô-xi. 
- Nhóm thảo luận cách trình bày. Dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn. 
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.
- Học sinh cùng bàn làm việc 
- Yêu cầu vẽ tranh theo đề tài:
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Bảo vệ môi trường không khí.
- Nhận xét, chọn những tác phẩm đẹp, đúng chủ đề, ý tưởng hay sáng tạo.
IV. Củng cố.
-Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò.
-Về ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì. 
- Thi vẽ.
- Học sinh lên trình bày sản phẩm và thuyết trình. 
Điều chỉnh, bổ sung
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 BUỔI CHIỀU
 Tiết 1: LỊCH SỬ
( GV bộ môn dạy )
 Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
A. Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố về cấu tạo câu kể Ai làm gì? Nhận biết câu kể Ai làm gì ? Trong đoạn văn ; xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong đoạn văn.
 - Vận dụng vào làm bài tập
B.Chuẩn bị:
 - Nội dung bài dạy.
 - Học bài và làm bài tập ở nhà.
 - Hoạt động cả lớp – nhóm - cá nhân.
C. Các hoạt động dạy- học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cấu tạo của câu kể ai làm gì? 
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2012_2013.doc
Giáo án liên quan