Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm 2014

C .Các hoạt động dạy học:

1. KTBC (Tuổi ngựa)

- Hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Gv nhận xét

2. Bài mới: GTB (Kéo co).

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

*. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nghĩa một số từ mới.

- Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Năm dòng đầu

+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo + Đoạn 3: Còn lại

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2lượt.

- Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: thượng võ, khuyến khích

- Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.

- Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai (nếu có)
→GV chốt lại ý,nhận xét. 
*Hoạt động 3 Trò chơi: Em làm nhạc sĩ.( 10 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm có nhiệm vụ sẽ sắp xếp lại các nốt nhạc sao cho đúng với thứ tự các nốt của bài TĐN số 1.
- Trong vòng 10 phút nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.
* GV chuẩn bị 4 bảng phụ có gắn các nốt nhạc của bài TĐN số 1 không đúng theo thứ tự để HS sắp xếp. 
*Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. 
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
CHIỀU
Luyện từ & Câu:	Tiết: 31
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
( SGK / 157 )-Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
B. Đồ dùng dạy học :
- Gv: sgk,Bảng phụ, bút dạ. - Hs:VBT,sgk
C .Các hoạt động dạy học 
1. KTBC (Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi)
- Hs đặt câu hỏi thể hiện phéplịch sự - Gv nhận xét, chấm điểm
2. Bài mới: GTB (Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi)
a. Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Hs. biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc
-1Hs đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài tập
- Gọi một số Hs nêu kết quả của BT:
+ Trò chơi rèn sức mạnh: Kéo co, vật
+ Trò chơi rèn kuyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò
+ Trò chơi rèn kuyện trí tuệ: Cờ tướng, ô ăn quan
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
Bài 2: Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm
-Gv gợi ý cho Hs làm bài , Cho hs thảo luận nhóm
-Các nhóm báo cáo kết quả - nhận xét
-Gv nhận xét, sửa sai cho Hs
Bài 3:Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể
- Hs thảo luận nhóm phát biểu tình huống có thể dùng 1, 2 tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn:
+ Em sẽ nói với bạn: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Cậu hãy chọn bạn tốt mà chơi.
+ Em sẽ nói: “Cậu xuống nhanh đi, đừng chơi với lửa”.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét và chấm điểm cho học sinh
3.Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung: ..
.
Lịch sử	 Tiết: 16
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
( Sgk/ 40) - Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, thể hiện:
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam.
- Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo *thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
*GD MTBĐ ( hoạt động 2)
B. Đồ dùng dạy học :
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs:SGK 
C .Các hoạt động dạy học:
1. KTBC (Nhà Trẩn và việc đắp đê)
- Học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Nêu những sự kiện chứng tỏ nhà Trần quan tâm đến đê điều
+ Nêu nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: GTB (Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên)
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
*. Mục tiêu: Học sinh nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, 
- Học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời như thế nào? + Điện Diên Hồng vang lên những tiếng hô gì?
+ Trong bài Hịch có những câu nói ra sao? + Các chiến sĩ thích vào cánh tay mình những chữ gì?
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, chốt ý:
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*. Mục tiêu: Học sinh biết quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam
- Học sinh thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào?
+ Kết quả ra sao khi quân dân ta đối phó với quân Mông – Nguyên?
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt ý: Quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta ba lần, cả ba lần vua tôi và quân dân nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược
-Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông,GD HS lòng tự hào dân tộc ,nâng cao ý thức bảo vệ ,giữ gìn chủ quyền biển , đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
3.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau.
D. Phần bổ sung:
CHIỀUToán (BS)
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0.
(SGK/85 –TGDK:35’)
A/Mục tiêu: 
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
B/ Tiến trình dạy học:
Hs làm các bài tập.
Bài 2sgk/85
Bài 3 sgk/ 85
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. 
 Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014
SÁNG
 Tập đọc:	Tiết: 32
TRONG QUÀN ĂN “BA CÁ BỐNG”
(SGK/ 158) –Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trôi chảy. Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Đồ dùng dạy học :	
+ Gv: SGK + HS:SGK
C Các hoạt động dạy học: 
1 .KTBC (Kéo co)
- Gv yêu cầu Hs đọc bài, trả lời một số câu hỏi.
+ Nêu ý nghĩa của bài học. - Gv nhận xét, đánh giá và cho điểm.
2. Bài mới: GTB (Trong quán ăn “Ba cá bống”)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc bài.
*. Mục tiêu: Hs đọc trôi chảy toàn bài, giúp Hs hiểu nghĩa một số từ mới.
- Gv hướng dẫn Hs chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầucái lò sưởi này
+ Đoạn 2: Tiếp theotrong nhà bác Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 2 lượt.
- Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la
- Lần 2: Hs đọc - rút từ mới - giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
- Hs đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc toàn bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài.
b.Hoạt động2: Tìm hiểu bài.
*. Mục tiêu: Hs nắm được nội dung bài học và trả lời đúng các câu hỏi Sgk
Câu 1: (Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu).
Câu 2: (Chú chui vàonói ra bí mật)
Câu 3: (Cáo A-li-xa và méo A-di-li-ô biết chú béchú lao ra ngoài)
Câu 4: (Hs chọn những chi tiết Hs thích)
*Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình
- Gv chốt lại, nhận xét và sửa sai cho Hs.
c. Hoạt động 3: Học sinh đọc diễn cảm.
*. Mục tiêu: Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài.
- Gv cho học sinh luyện đọc theo cặp: “Cáo lễ phépmũi tên”
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét. 
 - Gv nhận xét, đánh giá và tuyên dương
3: Củng cố - Dặn dò: - Về nhà học bài và xem bài mới.
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
Toán:	Tiết:78
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( Sgk / 86) -Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
Bài 1 (b)
B. Đồ dùng dạy học :
+ Gv: sgk ,bảng phụ . + Hs: Vở làm bài
C .Các hoạt động dạy học
1. KTBC (Thương có chữ số 0)
- Gv nhận xét bài làm của Hs
2. Bài mới: GTB (Chia cho số có ba chữ số)
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia
*. Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Gv giới thiệu: 1944 : 162 = ? 1944 162
- Gv hướng dẫn Hs cách đặt tính và 324 12
tính kết quả. Chú ý cách đặt các số dư 0
- Trường hợp phép chia có dư, bao giờ số dư
cũng bé hơn số chia
- Gv chốt ý: Sgk/86
b. Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1b :Học sinh thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài tập ( bảng con )
- Gọi 4 em lên bảng làm bài tập 
- Cả lớp nhận xét, sửa sai.
3.: Củng cố-dặn dò:- Về nhà làm BT : 1a ,2 , bài 3 /86
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: ..
Kể chuyện:	 	 Tiết:16
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
( Sgk / 158) -Tgdk: 35 phút
A. Mục tiêu: - Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
B. Đồ dùng dạy học :
+ Gv: Chuẩn bị câu chuyện + Hs: Chuẩn bị câu chuyện
C .Các hoạt động dạy học: 
1 .KTBC : (Kể chuyện đã nghe, đã đọc)
- Gọi Hs kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GTB (Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia).
a. Hoạt động 1: Học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
*. Mục tiêu: Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn
-Học sinh xác định yêu cầu của đề bài. 
- Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu của đề bài, Gv gạch chân dưới các từ quan trọng.
- Hs đọc các gợi ý Sgk
- Gv cho Hs chọn các phương án để chuẩn bị lập dàn ý trước khi kể theo nhóm.
+ Kể câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối, đúng với chủ điểm
- Gv chốt lại, giúp Hs hiểu yêu cầu của đề bài và lập được dàn bài.
b. Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
*. Mục tiêu: Hs nhớ lại câu chuyện và kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Gv đưa bảng phụ chuẩn bị dàn ý. 
 - Gọi 1 em Hs đọc lại.
 + Học sinh kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
 + Thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương - Nêu ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố - dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy 
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập kể

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_nam_2014.doc
Giáo án liên quan