Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Võ Văn Bi

Tiết 14: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 )

I/ Mục tiêu:

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

- *KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1

- Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2

 

doc42 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Võ Văn Bi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bạn đặt câu hay.
Bài tập 5: Gọi hs đọc y/c
- Thế nào là câu hỏi? 
- Trong 5 câu đã cho có những câu không phải là câu hỏi. Nhiệm vụ của các em phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. Các em hãy trao đổi nhóm nhóm cặp để thực hiện y/c của bài. 
- Gọi hs phát biểu 
- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức trò chơi: thi đặt câu hỏi.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đặt được nhiều câu hỏi.
- Về nhà đặt 3 câu hỏi, 3 câu có từ nghi vấn nhưng không là câu hỏi để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết. Hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi mình. 
2) Nhờ trong câu có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, không,... và cuối câu có dấu chấm hỏi (?) 
3) Tờ báo Nhi đồng mình để đâu rồi nhỉ? 
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- HS tự làm bài vào VBT (2 hs làm trên phiếu)
- HS lần lượt nêu câu hỏi của mình đặt. 
- HS nhận xét 
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, các em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- 1 hs đọc y/c
- Chia nhóm làm bài
- Dán phiếu 
- trình bày 
- Nhận xét 
+ Ai học giỏi nhất lớp?
+ Cái gì dùng để đánh răng?
+ Hàng ngày, bạn làm gì để giúp đỡ cha mẹ?
+ Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát thế nào?
+ Vì sao bạn nghỉ học ngày thứ hai?
+ Bao giờ trường tổ chức cắm trại cho chúng em vui chơi?
+ Nhà bạn ở đâu? 
- 1 hs đọc y/c
- HS tự làm bài vào VBT
- 3 hs lên bảng gạch chân 
- Nhận xét. 
a) có phải - không ?
b) phải không? 
c) à?
- 1 hs đọc y/c
- Suy nghĩ tự làm bài vào VBT
- Lần lượt đọc câu của mình
+ Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát rất xấu không?
+ Bạn muốn xin cô vào đội văn nghệ của trường, phải không?
+ Bạn thích học vẽ à? 
- 1 hs đọc y/c
- Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn, cuối câu có dấu chấm hỏi. 
- Lắng nghe, thực hiện trao đổi trong nhóm cặp
- HS lần lượt phát biểu
a) Bạn có thích chơi diều không? ( là câu hỏi)
d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy? ( câu hỏi)
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không (không là câu hỏi chỉ nêu ý kiến người nói)
c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất (không là câu hỏi - nêu đề nghị)
e) Thử xem ai khéo tay hơn nào ( không là câu hỏi - nêu đề nghị )
- 2 hs lên thi đặt câu hỏi
+ Bạn thích học môn nào nhất?
+ Tối, bạn học bài lúc mấy giờ?
+ Bạn lên thời gian biểu như thế nào?
+ Bạn có thích xem phim hoạt hình không? 
______________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 28: CHÚ ĐẤT NUNG ( Tiếp theo ) 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời kể với lời của nhân vật ( chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung ).
Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
 *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi của bài Chú Đất nung (phần 1)
1) Cu Chắt có những đồ chơi gì? 
2) Những đồ chơi của cu Chắt khác nhau như thế nào?
3) Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em đã biết nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung, chú bé Đất trở thành Đất Nung vì dám can đảm nung mình trong lửa đỏ. Phần tiếp theo, các em sẽ biết số phận của hai người bột trôi dạt ra sao? Đất Nung đã thực sự đổi khác, trở thành một người hữu ích như thế nào? Các em cùng tìm hiểu tiếp qua bài hôm nay.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Cho hs xem tranh SGK/139
- Các em cho biết tranh vẽ gì? 
- Chú Đất Nung đã làm gì khi nhìn thấy 2 người bị ngã xuống sông? Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài. 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng hs
- HD luyện phát âm những từ khó 
- Gọi hs nối tiếp đọc lượt 2 
- Giảng nghĩa từ mới trong bài 
 Đoạn 1: buồn tênh Đoạn 2: hoảng hốt
 Đoạn 3: nhũn , se Đoạn 4: cộc tuếch 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi hs đọc toàn bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng: câu đầu đọc chậm rãi, giọng hồi hộp, căng thẳng. Lời chàng kị sĩ và công chúa lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn, ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung: thẳng thắn, chân thành, cộc tuếch.
 *KNS
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm từ đầu...nhũn cả chân tay
- Kể lại tai nạn của hai người bột? 
(HS C.HT)
- Y/c hs đọc thầm đoạn văn còn lại, trả lời các câu hỏi:
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? (HS C.HT)
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột? (HS HT/T)
- Y/c hs đọc thầm đoạn ( Hai người bột tỉnh dần...hết bài) 
PP: Thảo luận nhóm 4.
- Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 
PP: Động não. *KNS
- Các em hãy suy nghĩ đặt một tên khác cho truyện. 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc bài văn theo cách phân vai
- Y/c hs lắng nghe tìm giọng đọc thích hợp
- Nhấn mạnh cách đọc diễn cảm (mục 2a) 
- HD luyện đọc 1 đoạn 
+ Đọc mẫu 
 + Gọi hs đọc theo cách phân vai 
+ Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nh/x, tuyên dương nhóm đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung truyện?
- Rút nội dung truyện: Mục I
- Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Cánh diều tuổi thơ
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời
1) Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa, một chú bé bằng đất.
2) Chàng kĩ sĩ rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
3) Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.
- Lắng nghe
- xem tranh
- Vẽ cảnh chú Đất Nung nhìn thấy hai người bị đắm thuyền, ngã xuống sông. 
- 1 hs đọc toàn bài 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu... tìm công chúa
+ Đoạn 2: Tiếp theo...chạy trốn
+ Đoạn 3: tiếp theo...se bột lại
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS luyện đọc cá nhân các từ: buồn tênh, hoảng hốt, nhũn, vữa ra, cộc tuếch.
- 4 hs đọc lượt 2
- Hs đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải 
- Luyện đọc trong nhóm 4
- 1 hs đọc cả bài
- lắng nghe 
- HS đọc thầm
- Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh. Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa, bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay. 
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
+ Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng, mưa, nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột. 
- HS đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 4.
. Câu nói có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng, không chịu đựng nổi khó khăn.
. Câu nói ngắn gọn, thẳng thắn có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thuỷ tinh, không chịu đựng được thử thách
. Câu nói có ý nghĩa: cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người có ích. 
- HS lần lượt phát biểu
. Chú Đất Nung dũng cảm
. Hãy tôi luyện trong lửa đỏ
. Lửa thử vàng, gian nan thử sức 
- 4 hs đọc theo vai: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung.
- HS phát biểu 
- Lắng nghe
- HS đọc theo vai
- Luyện đọc trong nhóm
- Từng nhóm thi đọc trước lớp 
- Học sinh phát biểu 
- 2 hs đọc lại 
. Đừng sợ gian nan, thử thách
. Muốn trở thành con người cứng rắn, mạnh mẽ, có ích, phải dám chịu thử thách, gian nan
__________________________________
Mơn: ANH VĂN
Thứ năm, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 14: BÚP BÊ CỦA AI ?
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3).
 - Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết giữ gìn, yêu quý đồ chơi.
Giảm tải: Không hỏi câu 3.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 6 băng giấy để 6 hs thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh (BT1) + 6 băng giấy GV đã viết sẵn lời thuyết minh.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Búp Bê của ai? câu chuyện sẽ giúp các em hiểu: Ca

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_vo_van_bi.doc
Giáo án liên quan