Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu :

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi của bài trước.

3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.

 

doc48 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 (Bản chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH
Hoạt động 1 : Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng”.
Mục tiêu : Học sinh hiểu vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu một số em đóng tiểu phẩm.
- GV phỏng vấn các hs vừa đóng tiểu phẩm :
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng?
+ Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
- hs xem tiểu phẩm do bạn mình đóng.
- hs đóng vai Hưng trả lời.
- hs đóng vai bà trả lời.
Bước 2 :
- GV và cả lớp nhận xét cách ứng xử của các bạn.
- GV kết luận : Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa bé hiếu thảo.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (bài tập 1/SGK)
Mục tiêu : Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Gv nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu hs trao đổi trong nhóm.
Bước 2 :
- Gv mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận : Việc làm của các bạn Loan (b), Hoài (d), Nhâm (đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (a) và bạn Hoàng (c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
- hs lắng nghe yêu cầu của bài tập.
- hs trao đổi nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 2/SGK).
Mục tiêu : Biết nhận xét các hành vi đúng hay sai.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm.
- Yêu cầu các nhóm hs thảo luận theo yêu cầu của bài tập 2.
Bước 2 :
- Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận về nội dung bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp.
- hs chú ý lắng nghe nhiệm vụ của mình.
- hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài tập 5-6/SGK.
- Chuẩn bị bài 	: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Tiết 2)”
TẬP ĐỌC
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 120)
VẼ TRỨNG
Tuần 	: 12	
I. Mục tiêu :
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài : Lê-ô-nác-đô-đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô. Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài (khổ luyện, kiệt xuất, thời đại phục hưng). Hiểu ý nghĩa truyện : Nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô-đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.

II. Đồ dùng dạy học :
- Chân dung Lê-ô-nác-đô-đa Vin-xi trong SGK.
- Một số bản chụp, bản sao tác phẩm của Lê-ô-nác-đô-đa Vin-xi (nếu có).

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức 	: 
2. Kiểm tra bài cũ 	: - 	Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi của bài trước.
3. Bài mới 	: - Giới thiệu bài : “Vẽ trứng”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Luyện đọc. 
Mục tiêu : HS đọc đúng các từ ngữ khó, đọc lưu loát, trôi chảy cả bài.
Cách tiến hành :
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài 	 - Hướng dẫn chia đoạn.	 
- Gọi học sinh đọc tiếp từng đoạn (3 lần) (Kết hợp hướng dẫn đọc từ khó và giải nghĩa từ khó)
- Giáo viên đọc mẫu cả bài. 	
- hs đọc.
- Đánh dấu đoạn.
- hs đọc nối tiếp đoạn.
- hs lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài đọc để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Cách tiến hành :
- GV cho hs đọc thầm từng đoạn để trả lời các câu hỏi cuối bài.	
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Biết đọc bài phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm. 	 
- Cho HS đọc diễn cảm trong nhóm. 	
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. 	
- Bình xét nhóm, cá nhân đọc hay nhất. 
- hs lắng nghe.
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc trong nhóm.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét tiết học	: - Dặn về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài 	: “Người tìm đường lên các vì sao”
TỐN
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 68)
T58: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng hoặc hiệu.
Thực hành tính toán, tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức đã học.
Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng hoặc hiệu 
Tiến hành :
 GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng hoặc hiệu.
 Cho HS viết biểu thức:
a ´ b = b ´ a
( a ´ b) ´ c = a ´ ( b ´ c )
 a´ ( b + c) = a ´ b + a ´ c
 a´ ( b - c) = a ´ b - a ´ c
Hoạt động 2: .Thực hành.
Mục tiêu :HS biết áp dụng kiến thức đã học để làm Bài tập . 
Tiến hành :
Bài tập 1: 
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 GV hướng dẫn cách làm rồi cho HS thực hành tính.
 Gọi HS trình bày bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 2: 
 GV gọi một HS đọc đề bài. 
 GV cho HS nêu những kiến thức cần sử dụng để làm bài này.
 GV yêu cầu HS làm bài vào vở và trình bày bài.
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Kết luận : 
 Gọi vài HS nêu lại tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân.
Bài tập 3:
 Bài tập yêu cầu HS biết viết một số thành tổng hoặc hiệu của một số tròn chục với số 1. sau đó áp dụng tính chất đã học để giải.
 GV hướng dẫn mẫu 1 ví dụ:
217 ´ 11 = 217 ´ ( 10 + 1)
217 ´ 9 = 217 ´ ( 10 – 1)
 GV cho HS làm bài vào vở.
 GV gọi HS nêu cách làm và kết quả .
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 4: 
 GV cho HS tự làm bài rồi trình bày bài làm.
 Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật .
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Nhắc lại theo yêu cầu của GV .
Viết .
Đọc.
Làm bài .
trình bày .
Nghe 
Đọc
Nêu ý kiến 
làm bài 
Nghe 
nêu 
Nghe .
Theo dõi.
làm bài.
Nêu.
Làm bài .
Nêu 
Nghe 
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
KHOA HỌC
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 48)
SƠ ĐỒØ TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 44, 45 SGK.
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to.
Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4, bút chì đen va bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 31 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu :
 Biết chỉvào sơ đồ và nói về sự bay hơi ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên tang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên tang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng:
- HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và nghe giảng.
+ Mũi tên chỉ nước bay hơi là vẽ tượng trưng, không có nghĩa là chỉ có nước ở biển bay hơi. Trên thực tế, hơi nước thường xuyên được bay lên từ bất cứ vật nào chứa nước, nhưng biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm một diện tích lớn trên bề mặt Trái Đất.
+ Sơ đồ ở trang 48 có thể hiểu đơn giản như sau ( GV vừa nói vừa vẽ lên bảng)
Mây
Nước 
Mây
Nước
Hơi nước
Mưa
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- HS trả lời.
Kết luận: Như SGV trang 101.
Hoạt động 2 : VẼ SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
Mục tiêu: 
- HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu của mục vẽ trang 49 SGK.
- Nghe GV giao nhiệm vụ.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49.
- Làm việc cá nhân.
Bước 3 :
- Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
- Trình bày theo cặp.
Bước 4 :
- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
- Một vài HS trình bày.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
M

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_ban_chuan_kien_thuc.doc
Giáo án liên quan