Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL),kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu.

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu hoạ kì I lớp 4

 2- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung,nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

 3- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK.Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

 - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống

doc49 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triều đai nối tiếp của triều Đinh. Vì sao nhà Lê lại thay nhà Đinh? Lê Hoàn đã lập được công gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: HS hiểu Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Cách tiến hành:
GV cho HS đọc trong SGK, đoạn :“ Năm 979, sử cũ gọi là nhà Tiền Lê.” Và đặt vấn đề:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
GV kết luận: Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân; khi Lê Hoàn lên ngôi, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Van tuế”.
+ HS trả lời.
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luân nhóm.
Mục tiêu: HS kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm thảo luận dựa theo câu hỏi sau:
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
GV gọi một vài HS lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống trên lược đồ.
GV kết luận: Tuyên dương HS trình bày tốt.
+ Năm 981.
+ Theo 2 đường: Đường thuỷ theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến theo đường Lạng Sơn.
+Quân ta đóng cọc ở cửa sông,  Kết quả quân thuỷ của địch bị đánh lui; trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân.
+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Quân Tống thất bại thảm hại.
- HS lên trình bày.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Cách tiến hành:
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
GV kết luận: Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
-Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc.
CB: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
ĐẠO ĐỨC
T 10 :TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 14)
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức : Giúp HS hiểu :
Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quí giá cho chúng ta làm việc và hcọ tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều việc có ích, nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích, không thể lấy lại thời gian.
Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lấn chần, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp công việc hợp lí, giờ nào việc nấy. Tiết kiệm thời gian không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc – học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
2. Thái độ :
Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.
3. Hành vi :
Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.
Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh vẽ minh họa (HĐ1 – tiết 1)
Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm (HĐ2 – tiết 1)
Bảng phụ (HĐ3 – tiết 1), giấy màu cho mỗi HS, giấy viết, bút cho HS và nhóm.
TIẾT 2
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VIỆC LÀM NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
+ Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa 2 mặt xanh – đỏ.
+ Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là sự lãng phí thời giờ.
+ GV cần lần lượt đọc các tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu : đỏ – tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống lãng phí thời giờ.
- HS làm việc cặp đôi.
+ Các nhóm nhận tờ bìa.
+ Thảo luận các tình huống theo hướng dẫn của GV.
+ Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của nhóm.
Các tình huống
Tình huống 1 : Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ).
Tình huống 2 : Sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt (xanh).
Tình huống 3 : Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ).
Tình huống 4 : Khi đi chăn trâu, Thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (đỏ).
Tình huống 5 : Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi (xanh).
Tình huống 6 : Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về, lại xem ti vi, đến khuya mới bỏ sách vở ra học bài (xanh).
+ Có thể giải thích các trường hợp 4 và 5 là khác nhau.
Tình huống 4 : Biết làm việc hợp lí, sắp xếp hợp lí không để việc này lấn việc khác.
Tình huống 5 : Sai vì chồng chất việc nọ vào việc kia.
+ Nhận xét các nhóm làm việc tốt .
+ Hỏi : Tại sao phải tiết kiệm thời giờ ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì ? Không tiết kiệm thời giờ thì có hậu quả gì ?
+ HS giải thích/lắng nghe ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2
EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu
- HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình.
của mình vào giấy.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu 1 – 2 HS đọc thời gian biểu.
+ Hỏi : Em có thực hiện đúng không ?
+ Hỏi : Em đã tiết kiệm thời giừo chưa ?
+ Hỏi các HS đã thực hiện tốt thời gian biểu hay chưa ? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa ? Nêu 1 – 2 ví dụ . 
- HS làm việc theo nhóm : Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm, sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời giờ không.
- 1 – 2 HS đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời và nêu 1 – 2 ví dụ của bản thân.
Hoạt động 3
XEM XỬ LÍ THẾ NÀO ?
- GV cho HS làm việc theo nhóm :
+ Đưa ra 2 tình huống cho HS thảo luận :
Tình huống 1 : Một hôm, đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Hoa từ chối, Mai bảo : “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
Tình huống 2 : Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và dọc xong bài báo đã.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 tình huống đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em là Hoa (trong TH1) và Nam (trong TH2), em xử lí thế nào ?
+ Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.
- GV tổ chức cho các HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống (1 tình huống – 1 nhóm thể hiện).
- Câu hỏi củng cố : Em học tập ai trong hai trường hợp trên ? Tại sao ?
- HS làm việc theo nhóm.
+ Đọc các tình huống – lựa chọn 1 tình huống để giải quyết và cử các vai để đóng tình huống. 
- 2 nhóm thể hiện 2 tình huống. Các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời và giải thích.
Hoạt động 4 
KỂ CHUYỆN : “TIẾT KIỆM THỜI GIỜ”
- GV kể lai cho HS nghe câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
+ Hỏi HS : Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không ? Tại sao ?
+ Chốt : Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn.
- Yêu cầu HS kể một vài gương tốt biết tiết kiệm thời giờ.
- Kết luận : Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn.
- HS lắng nghe và trảlời câu hỏi.
- HS kể.
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC
 T 20 : ƠN TẬP
(Dự kiến 35 phút,)
I. MỤC TIÊU
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT, ĐT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)
Mục tiêu : 
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT, ĐT.
Cách tiến hành : 
Bài tập 1,2
- HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT. 
- 1 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2. GV nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm một tiếng. 
- HS đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm bài trên giấy do GV phát, H

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_chuan_kien_thuc.doc
Giáo án liên quan