Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 - Năm 2014

III. Các hoạt động dạy và học.

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5)

- GV gọi hai em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con BT sau: Đặt tính rồi tính:

 35 : 7 14 : 7 25 : 5 49 : 7

- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm HS làm bảng lớp.

- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần (12)

- GV nêu bài toán trong SGK, hai em đọc lại.

- GV hướng dẫn HS sắp xếp con gà như hình vẽ SGK, hỏi:

+ Hàng trên có mấy con gà? (6 con).

+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào? (số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì có số con gà ở hàng dưới (6 : 3 = 2 (con gà)).

- GV ghi bảng, HS nhắc lại:

Hàng trên: 6 con gà

Hàng dưới: 6 : 3 = 2 (con gà).

 Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.

- GV hướng dẫn tương tự đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD (như SGK).

 

doc75 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 8 - Năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV hướng dẫn HS trao đổi ý kiến để nhận ra: 60 giảm 3 lần được 20; của 60 là 20. Như thế, kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm của số đó.
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (2') 
- 1 HS nêu quy tắc giảm đi một số lần
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài toán về giảm đi một số lần.
____________________________
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì ?
I. Mục tiêu: - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? làm gì? (BT 3).
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT 4).
* HS khá giỏi làm được BT2.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1.
- Bảng lớp (viết theo chiều ngang) các câu văn ở BT3 và BT4.
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5’)
- 2 em làm miệng các BT2 (tiết LTVC, tuần 7) (mỗi em làm 1 phần).
a, Chỉ HĐ chơi bóng của các bạn nhỏ: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người.
- GV và cả lớp nhận xét cho điểm
- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 26').
Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS làm mẫu (xếp 2 từ cộng đồng và cộng tác vào bảng phân loại).
- Cả lớp làm vào VBT.
- GV mời 1 HS làm bài trên bảng phụ, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng là:
Những người trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
cộng tác, đồng tâm
Bài tập 2: (Dành cho HS khá giỏi).
- Một số HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV giải nghĩa từ cật (trong câu Chung lưng đấu cật): lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét).
- HS trao đổi theo nhóm.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét lại lời giải đúng: tán thành thái độ ứng xử ở câu a và c; không tán thành thái độ ứng xử ở câu b. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa từng câu thành ngữ, tục ngữ. 
+ Chung lưng đấu cật: đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc.
+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.
+ Ăn ở như bát nước đầy: sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
- HS học thuộc 3 câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp HS nắm được nội dung bài tập: Đây là những câu đặt theo mẫu Ai làm gì? mà các con học từ lớp 2. Nhiệm vụ của các con là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì?
- HS tự làm cá nhân vào vở bài tập.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài: gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì?. Sau đó từng em trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài trong VBT theo lời giải đúng.
+ Câu a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao. 
 Con gì ? Làm gì ? 
+ Câu b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về 
 Ai ? Làm gì ?
+ Câu c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi. 
 Ai ? Làm gì ?
Bài tập 4: - Một HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi HS : Ba câu trên được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?)
- GV: BT yêu cầu các em tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì)? và câu hỏi Làm gì ? Bài tập này yêu cầu ngược lại: đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm trong từng câu văn.
- HS làm bài.
- GV mời 5 HS phát biểu ý kiến. GV viết nhanh lên bảng những ý kiến đúng và cả ý kiến sai. Cả lớp và GV nhận xét lại lời giải đúng, HS chữa bài.
 Câu a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
 Câu b) Ông ngoại làm gì?
 Câu c) Mẹ bạn làm gì?
Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (4'). 
- 1 HS nhắc lại những nội dung vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục ôn tập câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) làm gì ?
___________________________
______________________________
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh thần kinh 
I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi có hại với cơ quan thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học 
Các hình trong SGK trang 32, 33
III. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5')
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? (não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp học và ghi nhớ).
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận (10’)
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 4 người
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 32, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì; việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Gv phát phiếu học tập cho các nhóm để thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả việc làm của nhóm trước lớp.
- Đáp án cho phiếu học tập cho các nhóm.
Hình
Việc làm
Tại sao việc làm đó lại có lợi?
Tại sao việc làm đó có hại?
1
Một bạn dang ngủ
Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi
2
Các bạn đang chơi trên bãi biển
Cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giản
Nếu phơi nắng quá lâu dễ bị ốm
3
Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách
Thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt
4
Chơi trò chơi điện tử
Nếu chỉ chơi chốc lát thì có tác dụng giải trí
Nếu chơi quá lâu, mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.
5
Xem biểu diễn văn nghệ
Giúp giải trí, thần kinh thư giản
6
Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học
Khi được bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh.
7
Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh
Khi bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh.
Hoạt động 3 : Đóng vai (10’)
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Hướng dẫn và tổ chức
 - GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
- GV đi đến từng nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của ngường có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu. 
Bước 2: Thực hiện
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn.
Bước 3: Trình diễn.
- Đại diện nhóm lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao.
- các nhóm quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận nếu một người luôn ở trong trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? 
- GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạt động này.
Hoạt động 4 : Làm việc với SGK (8’)
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 9 trang 33 SGK trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên một số thức ăn, đồ uống, ... nêu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi 2 HS lên trình bày trước lớp.
- GV đặt vấn đề:
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn
+ Kể thêm những tác hại khác do ma túy gây ra đối với sức khỏe người nghiện ma túy?
- GV và cả lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò (2').
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết học
- Nhắc HS về làm các bài tập trong VBT.
____________________________
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Luyện đọc- Kể: Các em nhỏ và cụ già
I.Mục tiêu
 - Luyện kỷ năng đọc cho HS. Đọc đúng các kiểu câu. Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. (chú ý HS yếu).
 - Luyện kể câu chuyện theo lời một nhân vật.
II.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5')
- GV gọi 2 đọc thuộc lòng bài “Bận”. Trả lời câu hỏi: Bé bận những việc gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
Hoạt động 2: Luyện đọc (12’)
- 1HS khá đọc bài. Cả lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng câu, đoạn bài. GV nhắc HS đọc ngắt nghỉ đúng ở một số câu:
 Cụ ngừng lại,/ rồi nghẹn ngào nói tiếp://
 Đám trẻ lặng đi.// Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.//
- 5 HS đọc nối tiếp nhau trước lớp. (chủ yếu rèn cho HS yếu)
- GV và cả lớp nhận xét.
- 1 nhóm thi đọc theo các vai: người dẫn chuyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ. 
Hoạt động 3: Luyện kể chuyện (16’)
- 1 HS khá giỏi chọn kể mẫu 1 đoạn.
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật – GV theo dõi giúp đỡ HS.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. (HS giỏi)
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (2’)
 H: Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
 - GV nhận xét giờ học.
 ____________________________
Luyện toán
Luyện: giảm đi một số lần
I.Mục tiêu: Củng cố gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
II.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5')
 - 3 em nhắc lại quy tắc giảm đi một số lần. (Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần).
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con BT sau: 
+ Giảm 42l đi 7 lần. (42 : 7 = 6 (l) ).
+ Giảm 32m đi 4 lần. (32 : 4 = 8 (m) ).
- Cả lớp và GV nhận xét ban làm ở bảng lớp.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào ô trống:
- GV tổ chức cho HS 2 nhóm thi tiếp sức (mỗi nhóm 4 em). 
- GV viết 2 lần nội dung bài lên bảng. Mời 2 nhóm nối tiếp điề

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_8_nam_2014.doc
Giáo án liên quan