Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

 * Kể chuyện:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các CH trong SGK).

 * Tập đọc:

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng câu chuyện theo cách phân vai.

II. Chuẩn bị :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGOẠI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị : 
 - Tranh ảnh minh họa bài SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn 1để hướng dẫn HS luyện đọc . 
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài: “ông ngoại”.
 b) Luyện đọc :
* Đọc mẫu toàn bài (giọng rõ ràng, rành mạch, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng )
- Giáo viên giới thiệu tranh minh họa .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Đọc từng câu 
+ Gọi HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp và uốn nắn những em đọc sai. 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
+ Hướng dẫn HS cách đọc, giúp HS hiểu nghĩa từ: loang lổ và yêu cầu HS đặt câu với từ đó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài.
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? 
- Gọi 2HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo .
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ?
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3 .
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?
- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn cuối:
 + Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
-Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên .
 d) Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn .
- Gọi 4 -5 em thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hai học sinh thi đọc cả bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá . 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- 3 em lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn .
- Lớp quan sát và khai thác tranh minh họa .
- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng các từ ở mục A 
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài .
- Học sinh đọc phần chú giải từ Loang lỗ, (học sinh đặt câu: Chiếc áo của bạn Nam loang lỗ những vết mực) .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Không khí mát dịu lặng lẽ những ngọn cây hè phố .
+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở,  đầu tiên.
- 1Học sinh đọc đoạn 3. cả lớp đọc thầm theo .
+ Học sinh nêu theo ý của mình .
- 1HS đọc đoạn còn lại 
-Tự trả lời theo ý nghĩ của bản thân (Vì ông dạy cho bạn những chữ cái đầu tiên...).
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu bài một lần 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng theo yêu cầu .
- 4HS thi đọc đoạn văn.
- 2HS thi đọc cả bài.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 4 học sinh nêu nội dung vừa học 
- Về nhà học bài và xem trước bài mới: “Người lính dũng cảm”.
TOÁN
BẢNG NHÂN 6
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6. 
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. Chuẩn bị:
 - Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm BT3 và 4.
- Chấm vở tổ 1 .
- Nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu Bảng nhân 6 .
 b) Khai thác:
* Lập bảng nhân 6 :
1) Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó.
 - Đưa tấm bìa lên và nêu:
- 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn 
- 6 được lấy một lần bằng 6. Viết thành: 
 6 x 1 = 6 đọc là 6 nhân 1 bằng 6 .
2) Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác 
a/ H/ dẫn lập công thức: 6 x 1 = 6 ; 6 x 2 = 12, 
 6 x 3 = 18 
-Tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi: Có tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn, 6 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy? Ta viết phép nhân như thế nào? 
- Gọi học sinh lên bảng viết lại 6 x 2 bằng bao nhiêu?Vì sao 6 x 2 = 12 ? 
- Gọi vài học sinh nhắc lại .
- Làm thế nào để tìm được 6 x 3 bằng bao nhiêu?
- Ghi bảng như hai công thức trên .
- Tương tự hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng nhân 6 .
- Yêu cầu học sinh đọc lại một số công thức trong bảng nhân 6 .
c) Luyện tập:
Bài 1: Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự giải vào VBT
- Mời một học sinh lên giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài
Bài 3 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT ở SGK.
- Yêu cầu học sinh quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số .
- Gọi 1 số em đọc kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm.
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
+ Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập3 
+ Học sinh 2: Làm bài 4 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Một số học sinh nhắc lại: Số nào nhân với 1 thì cũng bằng chính nó.
- Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét.
- Thực hành đọc kết quả chẳng hạn:
6 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 6 chấm tròn. 
- Lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 6 .
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để nêu:
- Có 6 chấm tròn được lấy 2 lần ta được 12 chấm tròn .
- Ta có thể viết: 6 x 2 = 12 
 Đọc: sáu nhân hai bằng mười hai .
- 3HS nhắc lại.
- Chuyển tích thành tổng rồi tính tổng đó:
 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
 Vậy 6 x 3 = 18
- Lớp theo dõi nhận xét ý bạn .
- Tương tự học sinh hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 6 .
- HS học thuộc lòng bảng nhân 6.
- Dựa vào bảng nhân 6 vừa học để điền kết quả nhẩm vào chỗ trống .
- 3 học sinh nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung .
 6 x 1 = 6 ; 6 x 2 = 12 ; 6 x 3 = 18; 
 6 x 4 = 24 ; 6 x 5 = 30 ;...
- 2em đọc bài toán SGK.
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp theo dõi. Giải:
 Số lít dầu của 5 thùng là:
 6 x 5 = 30 (l)
 Đ/S : 30 lít dầu 
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Một học sinh lên sửa bài .
- Sau khi điền ta có dãy số: 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60.
- Đọc bảng nhân 6. 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
THỦ CÔNG
GẤP CON ẾCH (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Con ếch cân đối.
- Làm cho con ếch nhảy được (HS khá giỏi)
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu con ếch được gấp bằng giấy, tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy
 giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công, bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm
	HS : Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công, bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3 : Học sinh thực hành gấp con ếch 
- Yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại và thực hiện thao tác gấp con ếch đã học ở tiết 1 và nhận xét .
- Treo tranh quy trình và nhắc lại các bước gấp con ếch: 
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
+ Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- Tổ chức cho thực hành gấp con ếch theo nhóm .
- Theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Yêu cầu các nhóm thi đua xem ếch của ai nhảy cao và xa hơn .
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và nhận xét. 
- Đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị cho giờ học sau.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
 - 2HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp con hiện.
- Lớp quan sát các bước rên tranh qui trình gấp con ếch để áp dụng vào thực hành. 
- Thực hành gấp con ếch theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên trình diễn sản phẩm để chọn ra con ếch nhảy xa nhất.
- Lớp quan sát và bình chọn sản phẩm đẹp nhất, tuyên dương.
- 2 em nhắc lại quy trình gấp con ếch .
- Chuẩn bị giáy màu, kéo, hô dán...
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA C
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N (1 dòng) ; Viết đúng tên riêng Cửu Long (1 dòng) và câu ứng dụng : Công cha  chảy ra (1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
II. Chuẩn bị : 
 - Mẫu chữ viết hoa về tên riêng Cửu Long và các chữ C, L, T, N, S trên dòng kẻ ô li 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh 
- Mời 2HS lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: Bố Hạ, Bầu
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn viết trên bảng con 
 *Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu tìm các chữ hoa C có trong bài .
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu .
*Luyện viết từ ứng dụng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long 
- Giáo viên giới thiệu: Cửu Long là tên của dòng sông lớn nhất nước ta chảy qua nhiều tỉnh Nam Bộ. 
*Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu .
- Công cha . nguồn chảy ra .
+ Câu ca dao nói lên điều gì?
 - Yêu cầu luyện viết những từ có chữ hoa 
(Công, Thái Sơn, Nghĩa)
 c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ C, L, N 1 dòng cỡ nhỏ.
- Viết tên riêng Cửu Long 2 dòng cỡ nhỏ 
- Viết câu ca dao 2 lần .
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
 d/ Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà tập viết phần luyện tập.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_4.doc
Giáo án liên quan