Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 30 - Bùi Công Lý

1/- Bài cũ : Vài HS đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.

2/- Bài mới :

Tập đọc :

* Luyện đọc :

- Luyện phát âm : Lúc – xăm – bua, Mô – ni – ca, Giát – xi – ca, in – ter – nét, lần lượt, tơ – rưng, xích lô, trò chơi, lưu luyến, hoa lệ,

 - Giải nghĩa từ :Lúc – xăm – bua, lớp 6, đàn tơ – rưng, tuyết, hoa lệ,

- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm, sau đó cho vài HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

- Cho HS đọc ĐT toàn bài.

* Tìm hiểu bài :

+ Đoàn cán bộ gặp những điều gì bất ngờ, thú vị khi đến thăm trường TH ở Lúc – xăm – bua ?

+ Vì sao các bạn lớp 6A nói đựoc tiêng Việt và có những đồ vật của Việt Nam ?

+ Các bạn HS Lúc – xăm – bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?

+ Qua câu chuyện này, em thấy tình cảm của các bạn HS Lúc – xăm – bua đối với thiếu nhi Việt Nam như thế nào ?

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 30 - Bùi Công Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu và giá đỡ.
Chỉ trên quả địa cầu : cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu và nam bán cầu. 
II/- ĐDDH : Mô hình quả địa cầu, sơ đồ câm 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
4’
25’
1’
1/- Bài cũ : Vài HS trả lời trước lớp câu hỏi liên quan đến bài “Thực hành đi thăm thiên nhiên.
2/- Bài mới :
* Thảo luận cả lớp :
- Tổ chức cho HS quan sát hình 1 và 2 SGK, gợi ý HS nhận xét để biết được trái đất có hình cầu và kích thước rất lớn.
* Thực hành theo nhóm :
- GV chia lớp ra 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 2, thảo luận và chỉ được : cực bắc, cực nam, xích đạo, bắc bán cầu, nam bán cầu.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm lần lượt thực hành chỉ vào mô hình quả địa cầu để nêu các phần trên.
- GV HD thêm cho HS hiểu về ý nghĩa màu sắc của quả địa cầu. Sau đó, GV kết luận : Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng của trái đất.
* Trò chơi : Gắn chữ vào sơ đồ câm
- Tổ chức cho 2 nhóm thi tiếp sức gắn chữ vào sơ đồ câm để biểu diễn đâu là cực bắc, cực nam,
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Nhắc lại kết quả quan sát
- Nhiều HS nhắc lại phần kết luận của GV.
- Tham gia trò chơi.
	=========================================
Thứ tư Ngày dạy : 02/05/2008 
Tiết 1 	 Môn : Tập đọc 
	 Tiết 60 : Một mái nhà chung (45’)	
I/- Mục tiêu :
Đọc đúng một số từ khó trong bài. Biết đọc bài với giọng vui, hồn nhiên, thân ái.
Hiểu nghĩa một số từ khó trong bài, hiểu nội dung bài.
Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. 
II/- ĐDDH : Bảng phụ ghi : nội dung bài, đoạn luyện đọc. 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
5’
39’
1’
1/- Bài cũ : Vài HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Gặp gỡ Lúc – xăm – bua”.
2/- Bài mới :
* Luyện đọc :
- Luyện phát âm : rập rình, tròn vo, rực rỡ, vòm cao,
- Giải nghĩa từ : dím, gấc, cầu vồng.
- HD và tổ chức cho HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi, sau đó cho nhiều HS đọc lại trước lớp.
- Cho HS đọc ĐT toàn bài.
* Tìm hiểu bài :
+ Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của ai ?
+ Mỗi mái nhà riêng có điểm gì đáng yêu ?
+ Mái nhà chung của mọi vật là gì ?
+ Em muốn nói gì với những bạn chung một mái nhà ?
- GV nêu thêm gợi ý giúp HS nêu được nội dung bài, GV treo bảng phụ ghi nội dung, cho nhiều HS đọc lại : Mọi vật đều có mái nhà chung là trái đất, hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó.
* Luyện đọc thuộc lòng :
- GV treo bảng phụ, HD HS đọc diễn cảm và ngắt nghỉ hơi đúng bài thơ.
- Tổ chức cho vài HS thi đọc diễn cảm bài thơ.
- HD HS học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu theo cách xóa dần.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Luyện đọc kĩ các từ trên
- Nêu chú giải SGK
- Vài HS đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp.
- Chia nhỏ câu hỏi, VD :
+ Mái nhà của chim có gì đáng yêu ?
+ Những người bạn ở chung trong một mái nhà phải đối xử với nhau như thế nào ?
- Nhiều HS đọc lại nội dung bài trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ tại lớp
	=========================================
Tiết 2	 Môn : Luyện từ và câu 
	 Tiết 30 : Ôn tập cách đặt và TLCH “Bằng gì ?”
	 Dấu hai chấm (45’)
I/- Mục tiêu :
Ôn tập, củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì ?” (tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”, trả lời đúng câu hỏi “Bằng gì ?”.
Thực hành hỏi đáp có sử dụng cụm từ “Bằng gì ?”.
Bước đầu biết được cách dùng dấu hai chấm. 
II/- ĐDDH : 4 bảng phụ 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
4’
40’
1’
1/- Bài cũ : 2 HS làm miệng bài tập 1 và 3 của tiết trước. 
2/- Bài mới :
Bài 1 : HD HS hiểu yêu cầu bài tập : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì trong các câu sau :
- GV HD HS làm mẫu câu (a) :
	a) Voi uống nước bằng vòi. 
	 Bằng gì ? 
- Tổ chức cho HS tự làm 2 câu còn lại vào SGK, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
Bài 2 : HD HS hiểu yêu cầu bài tập : Trả lời các câu hỏi
- GV lần lượt nêu các câu hỏi, cho HS trả lời nhiều lần
- GV chốt lại câu trả lời đúng, cho HS làm bài vào vở.
Bài 3 : GV HD HS hiểu yêu cầu bài tập : HỎi đáp với bạn bằng cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì ?”
- GV nêu 1 hoặc 2 câu hỏi mẫu cho HS trả lời để hiểu được cách thực hiện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi khoảng 2 phút, sau đó tổ chức cho vài nhóm lên trước lớp thực hành hỏi – đáp.
Bài 4 : HD HS hiểu yêu cầu bài tập : Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi vào SGK, 4 nhóm làm bài vào bảng phụ.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả, từ đó nêu được tác dụng của dấu hai chấm.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Vài HS đọc yêu cầu bài tập
- Chọn làm 1 câu
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhiều HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
	=========================================
Tiết 3 	 Môn : Toán 
	 Tiết 148 : Tiền Việt Nam (40’)	
I/- Mục tiêu : Giúp HS :
Nhận biết được các tờ giấy bạc : 20 000đ, 50 000đ, 100 000đ.
Bước đầu biết đổi tiền.
Biết làm tính trên các số có đơn vị là đồng. 
II/- ĐDDH : 4 bảng phụ 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
4’
35’
1’
1/- Bài cũ : Vài HS thực hiện phép tính cộng, trừ theo yêu cầu GV. 
2/- Bài mới :
* Giới thiệu các tờ giấy bạc :
- Tổ chức cho HS quan sát kĩ các tờ giấy bạc 20 000đ, 50 000đ, 100 000đ và trả lời các câu hỏi :
+ Màu sắc của các tờ giấy bạc như thế nào ?
+ Từng tờ giấy bạc có dòng chữ và số gì ?
* Bài tập :
Bài 1 : HD HS cộng số tiền trong từng chiếc ví lại với nhau, sau đó nêu kết quả.
Bài 2 : HD HS phân tích và tóm tắt đề toán.
- Gợi ý HS cách làm bài và trình bày bài giải, cho HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng phụ :
	Giải : Số tiền mẹ đã mua là :
	15000 + 25000 = 40000 (đồng)
	Số tiền cô bán hàng thòi lại là :
	50000 – 40000 = 10000 (đồng)
	Đáp số : 10000 đồng
Bài 3 : HD HS lấy số tiền mua một quyển vở nhân với số quyển vở sẽ được số tiền mua số quyển vở cần tìm.
- Tổ chức cho HS làm bài vào SGK, 3 HS làm bài vào bảng phụ.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Đọc yêu cầu bài tập và chọn làm 3 câu
- Vài HS đọc đề toán
- HD làm bài theo 2 bước :
+ Tìm tổng số tiền mẹ đã mua 2 món đồ ?
+ Tìm số tiền cô bán hàng thòi lại cho mẹ ?
- Chọn làm 3 cột còn lại
	=========================================
Tiết 4	 Môn : Mĩ thuật 
	 Tiết 30 : Vẽ theo mẫu : Vẽ cái ấm pha trà (35’)	
I/- Mục tiêu : 
HS nhận biết được hình dạng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
Vẽ được cái ấm pha trà.
Nhận ra vẽ đẹp của cái ấm pha trà (hình dạng, cách trang trí) 
II/- ĐDDH : Tranh mẫu, cái ấm pha trà, bút chì, màu sáp, 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
4’
30’
1’
1/- Bài cũ : Kiểm tra bài vẽ của những HS chưa hoàn thành ở tiết trước. 
2/- Bài mới :
* Quan sát – nhận xét :
- Cho HS quan sát cái ấm mẫu, gợi ý HS nhận xét để nhận ra hình dáng, các bộ phận và vẻ đẹp của cái ấm pha trà.
* HD cách vẽ :
- GV HD : muốn vẽ được cái ấm pha trà đẹp cần phải :
+ Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung của nó.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy.
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận : miệng, vai, thân, đáy, vòi và tay cầm,
+ Nhìn mẫu vẽ các nét, hoàn thành hình cái ấm.
- GV giới thiệu tranh mẫu, gợi ý HS cách vẽ hoặc phát nét sao cho đẹp.
- Gợi ý HS cách trang trí cái ấm :
+ Trang trí và vẽ màu giống mẫu.
+ Có thể trang trí theo cách riêng của mình.
* Thực hành :
- Tổ chức cho HS thực hành như đã HD.
- Nhắc nhở HS chú ý :
+ Vẽ phác hình sao cho vừa với phần giấy.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận sao cho hợp lí.
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
+ Trang trí : họa tiết và màu sắc tự do.
* Nhận xét – đánh giá :
- Tổ chức cho HS quan sát và nhận xét một số bài vẽ, gợi ý HS nhận xét về :
+ Bố cục
+ Hình cái ấm có rõ đặc điểm không
+ Cách trang trí
- GV nhận xét và xếp loại các bài vẽ.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Tham gia nêu nhân xét mẫu
- GV trực tiếp theo dõi, uốn nắn và giúp đỡ để HS hoàn thành bài vẽ đạt yêu cầu.
- Tham gia nhận xét các bài vẽ theo gợi ý của GV
	=========================================
Thứ năm Ngày dạy : 05/05/2008
Tiết 1	Môn : Chính tả (nhớ – viết) 
	 Tiết 60 : Một mái nhà chung (45’)	
I/- Mục tiêu :
HS nhớ – viết đúng 3 khổ thơ đầu của bài.
Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr. 
II/- ĐDDH : Bảng con, 2 bảng phụ 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
4’
40’
1’
1/- Bài cũ : Vài HS luyện viết : trời mưa, chơi đàn, buổi chiều, thủy triều, 
2/- Bài mới : 
* HD HS nhớ - viết : 
- HD HS nhận xét đoạn chính tả :
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?
- Tổ chức cho HS luyện viết bảng con các từ : nghìn lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp,
- Gợi ý H

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_30_bui_cong_ly.doc
Giáo án liên quan