Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Năm 2014

B. Bài mới: 30'

1. Giới thiệu bài :

Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố , thị xã có những đường phố mang tên Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài đọc hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thượng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy .

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc :

 - 1 HS đọc toàn bài

 - Chia đoạn : 3 đoạn

 + Đoạn 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.

 + Đoạn 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận

 + Đoạn 3: Phần còn lại.

 - 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 + đọc từ khó.

 - HS đọc nối tiếp đọan lần 2 + giải nghĩa từ.

 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 + đọc câu.

 - HS đọc bài theo nhóm 2.

 - 1 nhóm đọc bài trước lớp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
 - HS nhận xét
 - GV nhận xét, ghi điểm:
Bài giải
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 18 15 = 270 (m2)
Diện tích để làm nhà là:
 270 20 : 100 = 54 (m2)
 Đáp số : 54m2
Bài 4 : 
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - GV hướng dẫn HS làm bài
 - HS làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp.
 - HS nhận xét
 5%, 10%, 20%, 25% của 1200 cây trong vườn lần lượt bằng : 60, 120, 240, 300 cây.
 Bài giải
- 5% của 1200 cây là: 60 cây vì 1% là: 1200: 100 = 12 (Cây)
Nên 5 % là : 12 x 5 = 60 (cây)
- 10% của 1200 cây là: 120 cây vì 10 % là 5 % x 2
Nên 10 % là : 60 x 2 = 120 cây
- 20% của 1200 cây là: 240 cây vì : 120 x 2 = 240 cây
- 25 % của 1200 cây là: 60 + 240 = 300 cây: 60 x 5 = 300 cây
 - GV nhận xét, ghi điểm :
 C. Củng cố - dặn dò : 5'
 - GV tổng kết giờ học 
 - Nhận xét giờ học 
 - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học, làm các bài trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Kể chuyện 
Tiết thứ 16: Kể chuyện được chứng kiến 
hoặc tham gia
I. Mục tiêu:	
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gọi ý của SGK.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo trình tự hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện bạn kể
- Biết nhận sét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học :
 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 5'
 - HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- HS kể
- GV nhận xét, đánh giá
B- Bài mới: 30'
1- Giới thiệu bài:
 	Các em đã biết thế nào là một gia đình hạnh phúc .Tiết này chúng ta sẽ kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia.
2- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
 - Cho 1-2 HS đọc đề bài.
 - GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình em hay nhà bạn em.
 - Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS lập dàn ý câu chuyện định kể. 
 - GV kiểm tra và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
 - Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
 - Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
 - Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
 - Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
 - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
 + Nội dung câu chuyện có hay không
 + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
 + Cách dùng từ, đặt câu.
 - Cả lớp và GV bình chọn:
 + Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
 + Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
C- Củng cố- dặn dò: 4'
 - Tổng kết giờ học
 - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết kể chuyện tuần sau.
Tiết 3: Tập đọc 
Tiết thứ 32: Thầy cúng đi bệnh viện
I. Mục tiêu:
 	- Biết đọc diễn cảm bài văn.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. 
* GDBVMT: Không được mê tín, có bệnh phải đến bệnh viện.
*RKN: Tự nhận thức, xác định giá trị, kĩ năng tự tin,...
II. Đồ dùng dạy học:
 	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 5'
 - 2 HS đọc, trả lời các câu hỏi về bài Thầy thuốc như mẹ hiền.
 - HS nhận xét
 - GV nhận xét
B- Dạy bài mới: 30'
1- Giới thiệu bài :
 - YC hs quan sát tranh 
 - Cụ là thầy cúng chuyên đi cúng để đuổi tà ma. Vậy mà thầy phải nhờ đến bệnh viện để chữa bệnh cho mình. Hôm nay chúng ta cùng học bài đó.
2- Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
 - 1 HS đọc toàn bài.
 - Chia đoạn : 4 đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu học nghề cúng bái.
 + Đoạn 2: Tiếp  không thuyên giảm.
 + Đoạn 3: Tiếp  vẫn không lui
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
 - 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 + đọc từ khó.
*) GV hướng dẫn đọc toàn bài: Nhấn mạnh từ ngữ tả cơn đau của cụ ún, sự bất lực của các học trò khi cố cúng bái chữa bệnh cho thầy mà không khỏi, thái độ khẩn khoản của người con trai sự tận tình của bác sĩ khi tìm cụ về lại bệnh viện, sự dứt khoát bỏ nghề thầy cúng của cụ ún.
 - HS đọc nối tiếp đọan lần 2 + giải nghĩa từ.
 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 + đọc câu.
 - HS đọc bài theo nhóm 2.
 - 1 nhóm đọc bài trước lớp.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 :
+ Cụ Ún làm nghề gì ?
 (Cụ Ún làm nghề thầy cúng)
+ Nêu những chi tiết cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng nghề thầy cúng ?
 (Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng, nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề)
- Đoạn 1 nói đến ai?
Ý 1 : Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
Đoạn 2 : 
+ Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào ? Kết quả ra sao ? 
 (Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm)
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
Ý 2 : Cụ Ún bị bệnh
Đoạn 3 : 
+ Cụ Ún bị bệnh gì ? 
 (Cụ bị sỏi thận)
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà ?
 (Vì cụ sợ mổ, lại không tin vào bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái)
- Đoạn văn nói lên điều gì?
Ý 3 : Cụ Ún không tin vào bác sĩ
Đoạn 4 : 
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ?
 (Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ)
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ?
 (Cụ đã hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bênh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới mới chữa khỏi bệnh)
- Đoạn văn nói lên điều gì?
Ý 4 : Nhờ bệnh viện cụ Ún đã khỏi bệnh.
- Nội dung chính của bài là gì?
 Nội dung : Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
 - Mời 1 HS đọc bài.
 - GV đọc mẫu hướng dẫn cách đọc
 - Các từ cần nhẫn giọng: đau nặng, khẩn khoản, nói mãi sỏi thận sợ, không tin, quằn quoại, giỏi nhất, suốt ngày đêm, không lui
 - HS thi đọc diễn cảm.
 - HS khác nhận xét
 - GV nhận xét
C- Củng cố, dặn dò: 4'
 - HS nêu nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - HS về học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 : Địa lí 
Bài 16: Ôn tập
I. Mục tiêu: 
 	- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 	- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tập công nghiệp ,cảng biển lớn của đất ta.
 	- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí Việt Nam ở mức độ đơn giản: Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất rừng.
 	- Nêu tên và và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
 	* Lồng ghép địa lí địa phương :
 	- Giúp hs củng cố về mật độ dân cư, một số nghề chính của nhân dân vùng nông thôn miền núi.
 	- Ôn lại những di tích lịch sử địa phương, tự hào truyền thống dân tộc 
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?
 - 2 em lên bảng nêu nội dung bài học ở tiết trước
 - HS nhận xét
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
 Tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các kiến thức kĩ năng địa lí liên quan đến dân tộc, dân cư và các ngành kinh tế của Việt Nam .
2. Tìm hiểu nội dung bài :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 (54 dân tộc)
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? (Kinh)
+ Họ sống chủ yếu ở đâu? (Đồng bằng)
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
 (Miền núi và cao nguyên)
 - Giáo viên chốt: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.
Hoạt động 2: Các hoạt động kinh tế.
 - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời.
 	 a. Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên
 b. Ở nước ta,
 lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
	 c. Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	 d.Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 e.Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
 g.Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài.
 Đáp án : a - S ; b - Đ ; c - Đ ; d - Đ ; e - S ; g - Đ
Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại..
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ?
 (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh.)
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
 (Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh).
 - Yêu cầu HS lên chỉ trên lược đồ Vị trí đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1 A
 - Giáo viên chốt, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò: 4'
 - Kể tên một số đường giao thông quan trọng của nước ta
 - Tổng kết giờ học.
 - Nhận xét tiết học
 - HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Mỹ thuật
Thứ năm, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Tiết 1: Toán 
Tiết thứ 79: Giải toán về tỉ số phần trăm
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 Biết:
 - Cách tìm một số khi biết giá trị của một số phần trăm của nó.
 - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
 - HS làm được các bài : 1, 2
 * HS khá, giỏi : bài 3.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 5'
 - 2 em lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm vào vở 
 - HS nhận xét
 - GV nhận xét
 a, Tìm 30% của 870 b, Tìm 20% của 560
 870 : 100 30 = 261 560 : 100 20 = 112
B- Bài mới: 30'
1- Giới thiệu bài:
 Trong giờ học Toán này chúng ta sẽ tìm cách tính một số khi biết một số phần trăm của nó.
2. Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó :
a) Ví dụ:
 - GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi hướng dẫn HS:
+ 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu HS ?
 (Là 420 HS)
+ 1% số HS toàn trường là bao nhiêu HS ?
 (420 : 52,5 = 8 HS)
+ 100% số HS toàn trường là bao nhiêu HS ?
 (8 100 = 800 HS)
 - GV: Hai bước trên có thể viế

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_nam_2014.doc
Giáo án liên quan