Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Ma Thị Năm

Tiết 1+2: Tập đọc + Kể chuyện

ĐÔI BẠN

I. Mục tiêu:

Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

Kể chuyện:

- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện.

- HS K-G kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Ma Thị Năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thay đổi?
- GV kết luận. - Liên hệ thực tế.
HĐ 3: - Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo PP xóa dần.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ. 
- Lớp theo dõi bình chọn em đọc hay nhất. 
- Nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài thơ. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 3 HS thực hiện.
- HS biểu dương bạn (vỗ tay).
- HS nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu (mỗi em đọc 2 dòng thơ), kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. 
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
 1 HS đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm.
+ Bạn ở thành phố về thăm bà ngoại ở nông thôn.
+ Đầm sen nở ngát hương thơm, gặp trăng gió bất ngờ, con đường rực rơm vàng, bờ tre....
+ Bạn thấy họ rất thật thà, thưong họ như thương người ruột thịt như bà ngoại mình.
+ Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của GV.
 3 HS thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
 2 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS lắng nghe. 
 2 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài mới.
Tiết 2: Luyện từ và câu: 
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN 
 DẤU PHẨY 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1 và BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- HS khá giỏi: Yêu thích học tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
- Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
- Y/c 2 HS làm lại BT2 và BT3 tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:- Từ ngữ về thành thị, nông thôn - dấu phẩy.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện từng cặp kể trước lớp.
- Treo bản đồ VN, chỉ tên từng TP.
- Gọi 2 HS dựa vào bản đồ, nhắc lại tên các TP theo vị trí từ Bắc vào Nam.
- Gọi 2 HS kể tên 1 số vùng quê (tên làng, xã, huyện).
- GV nhận xét.
 Bài 2:
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại những ý chính. 
- GV nhận xét.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở BT.
- Mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 3-4 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy đúng.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại tên 1 số TP của nước ta.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà đọc lại đoạn văn của BT3 và chuẩn bị trước bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT2 và BT3.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1:
 1 HS đọc yêu cầu BT: Kể tên 1 số TP, tên 1 số làng quê.
- Từng cặp làm việc.
- Đại diện từng cặp lần lượt kể.
- Theo dõi trên bản đồ.
- 2 em dựa vào bản đồ nhắc lại tên các TP từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đã Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, thành phố HCM, Cần Thơ.
 2 HS kể tên 1 số làng quê, lớp bổ sung. 
- HS lắng nghe.
Bài 2:
 2 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo nhóm và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung:
Thành phố:
- Sự vật
- Công việc
- đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, bến xe buýt,... 
- kinh doanh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học,...
Nông thôn:
- Sự vật 
- Công việc
- nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, lũy tre, con đò,...
- cày bừa, cấy lúa, gieo mạ, gặt hái, phun thuốc,...
- HS lắng nghe.
Bài 3:
 1 HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào VBT.
 3 HS lên bảng thi làm bài. Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
 3 HS đọc lại đoạn văn.
 2 HS nhắc lại tên các TP trên đất nước ta.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về đọc lại đoạn văn của BT3 và chuẩn bị trước bài mới.
Tiết 3: Mỹ thuật (Gv chuyên)
Tiết 4: Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC 
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng BT điền dấu: =, .
- Bài tập cần làm; Bài 1, 2, 3.
- Giáo dục HS thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng cho VD 1 biểu thức, tính và nêu giá trị của biểu thức đó.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tính giá trị của biểu thức.
*Giới thiệu 2 quy tắc:
- Ghi ví dụ: 60 + 20 - 5 lên bảng.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?
- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.
- Viết lên bảng biểu thức: 49 : 7 x 5
- Nhận xét, chữa bài.
HĐ: - Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả từng cột tính.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giúp HS tính biểu thức ban đầu và điền dấu.
- Yêu cầu tự làm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố:
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc vừa học.
+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia thì ta thực hiện như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
60 + 20 - 5 = 80 - 5
 = 75
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
 49 : 7 x 5 = 7 x 5 
 = 35 
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài.
 1 HSG lên bảng thực hiên mẫu 1 biểu thức. 
- Hai HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 268 – 68 + 17 = 200 + 17 
 = 217
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 2 : 
- Một HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp tự làm bài. 
a) 15 x 3 x 2 = 45 x 2 
 = 90 
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện chung một phép tính. 
- Cả lớp làm vào vở các phép tính còn lại 
 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 55 : 5 x 3 > 32
 47 = 84 - 34 - 3
 20 + 5 < 40 : 2 + 6
- HS lắng nghe.
- Vài HS nhắc 2 quy tắc vừa học.
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về nhà học và làm bài tập.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội:
CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI 
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
- HS khá giỏi: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
- GDHS có ý thức gắn bó yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trang 60, 61 SGK.
- Tranh ảnh sưu tầm về chơ, cảnh mua bán, 1 số đồ chơi, hàng hóa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết.
- Nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
Các hoạt đông công nghiệp, thương mại.
HĐ1: - Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu các cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Giới thiệu thêm các hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép, lắp ráp ô tô, xe máy... đều gọi là hoạt động công nghiệp.
- GV nhận xét.
HĐ2: - Hoạt đông nhóm..
- Yêu cầu từng em quan sát các hình trong SGK.
+ Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp?
- Mời đại diện nhóm trình kết quả thảo luận.
KL: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt... gọi là hoạt động công nghiệp.
HĐ3: - Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Những hoạt động mua bán như hình 4, 5 SGK thường gọi là hoạt động gì?
KL: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. 
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị tốt bài sau.
- HS hát.
 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS làm việc theo cặp.
- Một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Các cặp khác theo dõi bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Từng cá nhân quan sát các bức tranh.
- Lần lượt từng em nêu tên một hoạt động công nghiệp trong tranh. 
- Ích lợi của các hoạt động công nghiệp:
+ Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt.
+ Dệt cung cấp vải, lụa...
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại Nêu ra một số tên chợ, siêu thị và các hoạt động công nghiệp.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS chuẩn bị tốt bài sau.
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014
Tiết 1: Chính tả (nghe - viết) 
VỀ QUÊ NGOẠI 
I. Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 a/b.
- Học sinh khá giỏi: Rèn chữ viết đúng đẹp giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung BT2b.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: - Về quê ngoại.
HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả:
- Đọc 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng lại.
- Lớp theo dõi đọc thầm theo suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Bài chính tả 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_ma_thi_nam.doc
Giáo án liên quan