Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Lê Thị Hưng

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

ĐÔI BẠN

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch toàn bài.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

* Mở rộng: HS đạt yêu cầu trả lời được câu hỏi 5

B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý

* Mở rộng: HS đạt yêu cầu kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa, kèm tranh, ảnh cầu trượt, đu quay,

- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn (trong sách giáo khoa)

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 16 - Lê Thị Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c làm phù hợp với khả năng.
d. Cười đùa làm việc riêng trong khi chú thươnh binh đang nói chuyện với học sinh toàn trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự liên hệ và nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- GV kết luận: các việc a, b, c là đúng. việc d không nên làm
* Liên hệ:
- Em đã làm được các việc gì để giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ?
- GV tuyên dương những hs đã có ý thức giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
C. Củng cố dặn dò:
- HD tìm hiểu: tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014
TẬP ĐỌC:
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng, rành mạch: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, 
- Biết nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những 
người nông dân làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
* Giáo dục tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua câu hỏi 3, từ đó lên hệ và "chốt" lại ý về BVMT (Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.)
* Mở rộng: Học thuộc lòng bài thơ 
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn chuyện “Đôi bạn” - HS, GV nhận xét 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp 
* Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS đọc và kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp mỗi bạn 2 dòng. GV theo dõi, sửa lỗi phát âm
- HS luyện đọc các từ ngữ khó: Đầm sen nở, ríu rít, sực màu rơm phơi, 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
+ GV chia 4 đoạn (mỗi đoạn 2 câu)
+ 4 HS nối tiếp nhau đọc (4 lượt). GV HD HS hiểu nghĩa từ mới: Hương trời, chân đất, quê ngoại, bất ngờ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS nói tiếp nhau đọc bài
- Đọc đồng thanh cả lớp 1 lần.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm từng khổ thơ, bài thơ, trả lời các câu hỏi SGK và nêu được:
Câu 1, 2: Bạn ở thành phố về thăm quê ngoại ở nông thôn.
Câu 3: Ở nông thôn có nhiều cảnh đẹp, cảnh lạ mà thành phố không có: Đầm sen nở ngát hương, gặp trăng gặp gió bất ngờ/ con đường đất rực màu rơm phơi/ bóng tre mát rợp vai người/ vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
* BVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
Câu 4: Bạn nhỏ được gặp những người làm ra hạt gạo, hiểu họ và thêm yêu thương họ như những người ruột thịt.
- Qua lần về thăm quê ngoại làm cho bạn nhỏ thêm yêu cuộc sống, yêu con người.
* GV gợi ý cho HS nêu ND của bài. (HS đạt yêu cầu) GV chốt ý đúng. Nhiều HS nhắc lại. (HS chưa đạt yêu cầu)
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc lại bài
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu
- HS thi đọc thuộc lòng.
C. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài thơ. Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Mĩ thuật:
(Cô Dung dạy)
TOÁN:
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị biểu thức vào dạng BT điền dấu =, 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
* Mở rộng: HS đạt yêu cầu làm thêm bài 4
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức: 125 + 18 161- 150
- Lớp nhận xét. GV nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài trực tiếp
2. GV nêu 2 qui tắc tính giá trị biểu thức
- GV nêu vấn đề: 
a. Biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ.
- Qui ước: Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
VD: 60 + 20 - 5
- HS thực hiện theo qui ước: tính 60 + 20 = 80, lấy 80 - 5 = 75
* Cách trình bày: 60 + 20 - 5 = 80 - 5 = 75
- HS thực hiện và nêu cách làm
b. Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia
- Qui ước: thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
VD: 49 : 7 x 5 = 7 x 5 = 35
- HS thực hiện cá nhân vào vở nháp - HS nêu cách làm.
- HS nêu 2 qui tắc tính - lưu ý cách trình bày 
3. Thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài “Tính giá trị biểu thức”
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp
- 4 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét - chốt bài
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả - Nêu cáh làm
- Nhận xét, chốt bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm chữa bài trên bảng
- Lớp làm bài vào vở. Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4: Mở rộng HS đạt yêu cầu làm thêm bài 4. GV kiểm tra nhận xét.
C. Củng cố và dặn dò: GV nhận xét tiết học - Về làm bài tập trong vở bài tập 
HÁT NHẠC:
 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
 GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI.
I. Mục tiêu: 
- Biết nội dung câu chuyện.
* Mở rộng: Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
II. Giáo viên chuẩn bị: 
- Đọc kĩ câu chuyện: Cá heo với âm nhạc. 
- Tổ chức trò chơi. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 
2. Phần hoạt động: 
Nội dung 1: Kể chuyện âm nhạc 
- GV đọc câu chuyện “Cá heo với Âm nhạc" 
- Đọc lại từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để HS trả lời theo nội dung được nghe. 
* GV kết luận: Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật. 
Nội dung 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc
- GV giới thiệu 7 nốt nhạc có tên gọi: Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si. 
1. Trò chơi “7 anh em"
- Tổ chức trò chơi cho hoc sinh: Chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự như trên, đứng cạnh nhau cũng theo thứ tự. Giao viên gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói là “có" và nói tiếp “Tên tôi là .” theo tên nốt đó được qui định rồi giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc, bạn khác sẽ lên thay thế. 
2. Trò chơi “Khuông nhạc bàn tay"
- Giao viên giới thiệu các nốt trên khuông tượng trưng qua bàn tay: Giáo viên giơ lòng bàn trái tay ra phía học sinh. 
+ Dùng ngón trỏ của bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón tay út trái (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) chỉ nốt Đô. 
+ Dùng ngón trỏ chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón tay út là nốt Rê. 
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ 1) chỉ nốt Mi. 
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út và ngón đeo nhẫn (tay trái) là nốt Pha. 
+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón đeo nhẫn tay trái là nốt Son (dòng 2 của khuông nhạc)
- Tiết học này Giao viên chỉ cho hoc sinh học vị trí của 5 nốt: Đồ-Rê-Mi-Pha-Son. 
- Cho một số em thực hiện lại.
3. Phần kết thúc: 
- Cho hoc sinh hát một bài hát. 
- Dặn hoc sinh ghi nhớ tên 7 nốt nhạc và nhớ vị trí 5 nốt trên bàn tay. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN. DẤU PHẨY
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị, nông thôn (BT1, BT2)
- Đặt được dấu phẩy thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Việt nam có tên các tỉnh, thành phố, huyện, thị
- Bảng phụ viết đoạn văn trong bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2 HS làm bài tập 1, 3 tiết 15 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
- Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:
- HS TB đọc yêu cầu trong SGK “Nêu tên các thành phố, tên một vùng quê ”
- HS thảo luận nhanh theo cặp.
- Đại diện các cặp nêu trước lớp (chỉ trên bản đồ VN)
- GV chốt lại: 
+ Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, TP Hồ chí Minh, Cần Thơ.
+ Các thành phố thuộc tỉnh: Điện biên, Thái nguyên, Việt trì, 
- HS kể tên một vùng quê mà em biết.
- HS suy nghĩ kể nối tiếp
- GV kết hợp chỉ vùng quê trên bản đồ (nếu có)
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài
- HS trao đổi phát biểu ý kiến, GV kết hợp ghi bảng
- Chốt lại một số sự vật và công việc tiêu biểu
- Lớp làm bài vào vở bài tập 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài tập vào vở bài tập
- HS thi làm nhanh trên bảng lớp (3 HS đại diện 3 nhóm)
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại bài làm đúng
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về làm bài trong vở bài tập 
Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2014
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA: M
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* Mở rộng: HS đạt yêu cầu viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp trong trang vở tập viết.
II. Chuẩn bị: 
- Chữ mẫu: M, Mạc Thị Bưởi 
- Viết câu tục ngữ trên dòng kẻ li
III. Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời. GV nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mụcđích Y/C tiết học
2. Hướng dẫn HS viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa: 
- HS tìm chữ hoa có trong bài: M, T, B
- GV viết mẫu chữ M kết hợp nhắc lại cách viết 
- HS tập viết vào bảng con: M, T, B
b. Viết từ ứng dụng 
- HS đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi
- GV giới thiệu về chị Mạc Thị Bưởi.
- HS tập viết trên bảng con
c. Viết câu ứng dụng 
- HS đọc câu ứng dụng - GV HD HS hiểu ND câu tục ngữ.
- HS tập viết vào bảng con: Một, Ba
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết 
- GV nêu yêu cầu - HS viết bài vào vở. 
4. Xem chữa bài 
- GV thu xem 5, 6 bài nhận xét từng bài.
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học - Dặn HS về viết bài ở nhà
TOÁN:
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
- bài tập cần làm: 1, 2, 3 trong SGK.
* Mở rộng: HS đạt yêu cầu làm thêm bài 4
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV kiểm tra việc làm BT trong VBT của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài trực tiếp 
2. Qui tắc tính giá trị biểu thức có các phép tính +, - , x, : 
a. GV nêu ví dụ 1: 60 + 35 : 5
- HS nêu các phép tính có trong bài tập (+, :)
- GV nêu qui tắc - HS thực hành tính giá trị: 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 
b. GV nêu VD2: 86 - 10 x 4 
- HS nhận xét các phép tính có trong bài tập 
- HS đạt yêu cầu nêu cách tính - Lớp thực hành vào bảng con
 86 - 10 x 4 = 86 - 40 = 46
* HS nêu lại qui tắc - 5 HS đọc - lớp đọc đồng thanh
3. Thực hành:

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_16_le_thi_hung.doc
Giáo án liên quan