Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Lê Thị Hưng

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, toàn bài.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

* GDKN: Rèn kĩ năng tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực cho HS.

B. Kể chuyện:

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

* Mở rộng: HS đạt yêu cầu kể lại được cả câu chuyện.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 13 - Lê Thị Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động dạy học:
A. Bài cũ: Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn, những lúc đó rất cần đến sự thông cảm giúp đỡ của hàng xóm láng giềng để vượt qua khó khăn.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
HĐ1: Kể một số việc đã biết về chủ đề bài học.
- Từng cá nhân hoặc nhóm lên trình bày trước lớp: kể một số việc đã biết về tình làng nghĩa xóm.
- Sau mỗi phần trình bày HS nhận xét bổ sung.
- GV tổng kết: Khen các cá nhân và nhóm HS trình bày tốt.
HĐ2: Đánh giá
- Yêu cầu HS nhận xét các hành vi
- Hs thảo luận nhóm đôi để nhận xét các hành vi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Lớp nhận xét
- GVKL: Các câu a, d , e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Các việc b, c, đ là những việc không nên làm
- Yêu cầu hs liên hệ theo các việc làm trên. - HS liên hệ.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
HĐ3: Xử lí tình huống đóng vai.
- GV chia hs theo nhóm, y/c mỗi nhóm thảo luận đóng vai một tình huống trong vở bài tập đạo đức.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
- GVKL: Chốt lại cách ứng xử theo từng tình huống.
- KL chung: Nêu câu ca dao trong sách bài tập.
C. Củng cố dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
TẬP ĐỌC:
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc đúng, rành mạch toàn bài.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
- Hiểu đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người 
Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: Ảnh minh họa nhà rông trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV mời 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn chuyện hũ bạc của người cha.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng tranh minh họa
2. Luyện đọc:
a. GVđọc diễn cảm toàn bài:
- Giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả đặc điểm nhà rông Tây Nguyên
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho từng HS; giúp HS luyện đọc các từ ngữ khó: Múa rông chiêng, ngọn giáo, tập trung, chiêng trống, 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV nêu phương án chia đoạn (4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (2 lượt)
+ Hết lượt một, GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ, nhấn giọng ở các câu dài, câu tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên
+ Hết lượt 2 GV HD HS hiểu nghĩa các từ mới: Rông chiêng, nông cụ, 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
+ HS đọc theo cặp, GV theo dõi giúp đỡ nhóm có HS chưa đạt yêu cầu 
+ 4 nhóm cử 4 đại diện đọc 4 đoạn trong bài - Lớp nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. HD tìm hiểu bài
- HS đọc từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi SGK: 
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? (để dùng được lâu dài, chịu được gió bão, )
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? (Là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, )
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? (vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi 
các già làng tụ họp bàn các việc lớn, nơi tiếp khách của làng)
- HS đọc toàn bài, nêu nội dung của bài - GV nhận xét chốt ý đúng
- Nhiều HS nhắc lại
4. Luyện đọc lại: GV đọc diễn cảm toàn bài
- 4 HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn; Vài HS thi đọc cả bài 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay nhất, thể hiện đúng ND của bài văn
C. Củng cố dặn dò: HS nói những điều mình biết sau khi học bài Nhà rông ở Tây Nguyên - Nhận xét tiết học. 
MĨ THUẬT: (Cô Dung dạy)
TOÁN:
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng bảng nhân.
- Bài tập cần làm 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị: Bảng nhân như trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: Yêu cầu 3 HS nêu miệng kết quả 3 phép tính sau: 9 x 9; 6 x 7; 5 x 4 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu cấu tạo bảng nhân
- HS quan sát bảng nhân trong SGK và nêu được:
+ Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số
+ Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 dến 10 là các thừa số
+ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của 2 số mà một số ở hàng và một số ở cột tương ứng 
+ Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2 
2. Cách sử dụng bảng nhân
- GV nêu VD 4 x 3 = ?
- HS quan sát bảng nhân trong SGK 
- GV gợi mở để HS tìm cách nêu cách sử dụng bảng nhân như VD SGK (4 x 3 = 12)
3. Thực hành: 
Bài 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống
- HS quan sát mẫu - Nêu cách thực hiện
- HS thực hiện cá nhân vào vở nháp (Ghi kết quả vào vở nháp)
- 3 HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả (42; 28; 72;)
- HS nhận xét, một số em nêu cách làm
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
- HS thực hiện cá nhân 
- Một HS lên bảng ghi các số cần điền vào ô trống (HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả)
- Vài HS nêu cách tìm tích, tìm một thừa số chưa biết, HS chưa đạt yêu cầu nhắc lại
Bài 3: Giải toán có lời văn
- HS đọc đề toán, phân tích đề bài, tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải (yêu cầu HS đạt yêu cầu thực hiện 2 cách giải)
- 2 HS đạt yêu cầu lên bảng chữa bài tập theo 2 cách (mỗi em thực hiện 1 cách)
- Lớp nhận xét, GV chốt lại cách giải đúng.
- Một số HS chưa đạt yêu cầu nhắc lại 2 cách giải bài toán
- GV hướng dần để HS ghi nhớ cách giải 2
(Cách 2) Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 (Phần)
 Tổng số huy chương là
8 x 4 = 32 (Tấm)
 	 Đáp số: 32 tấm huy chương
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
- Về nhà áp dụng bảng nhân để tìm kết quả của các bảng nhân.
HÁT NHẠC:
 HỌC HÁT: BÀI NGÀY MÙA VUI (lời 2)
 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
- Hát đúng theo giai điệu và đúng lời 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa. 
* Mở rộng: Học sinh nhận biết một số nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh
II. Chuẩn bị:
- Hát thuộc lời bài hát, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài hát
- Tranh minh họa một số nhạc cụ dân tộc và phong cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái ở miền Tây Bắc. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
HĐ1: Học hát bài Ngày mùa vui (lời 2)
- Giáo viên hát cho học sinh nghe giai điệu của bài hát.
- Giáo viên đọc và hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu (lời 2).
- Giáo viên tập hát từng câu lời 2 như lời 1 cho đến hết bài.
- Khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại nhiều lần. 
(Hát theo nhóm - Hát theo tổ - Hát cá nhân.)
- Giáo viên cho học sinh hát lại lời 1 và ghép cả 2 lời của bài.
* Giáo viên hướng dẫn một số động tác phụ họa
+ Câu 1 đến câu 4 nhún chân nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp kết hợp vỗ tay và nghiêng người cùng với nhịp bước chân
+ Câu 5 đến câu 8 tiếp tục nhún chân theo nhịp, hai tay đưa lên bên trái (tay trái cao hơn đầu, tay phải ngang vai) uốn các ngón tay sau đó đổi bên
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh tập nhiều lần.
- Học sinh chú ý quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
(Thực hiện theo nhóm - Thực hiện theo tổ - Thực hiện theo cá nhân.)
HĐ2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- Giáo viên cho học sinh xem tranh minh họa các nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh
+ Đàn bầu: còn gọi là đàn độc huyền (độc huyền là 1 dây. Cấu trúc của đàn rất đơn giản những khả năng diễn tả lại rất phong phú, đàn bầu thường dùng để độc tấu, hòa tấu với nhạc cụ khác hoặc đệm cho hát
+ Đàn nguyệt: còn gọi là đàn kìm, có 2 dây (vì mặt bầu vang của đàn tròn như mặt 
trăng) đàn nguyệt dùng trong dàn nhạc dân tộc dùng để độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho người hát.
+ Đàn tranh: còn gọi là đàn tam thập lục (gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả năng diễn tả phong phú (như mô tả tiếng suối chảy, sóng vỗ, ma rơi) đàn thường dùng để song tấu, độc tấu, đệm cho hát,  thường là nữ dùng.
- Học sinh quan sát tranh nắm vững hình dáng từng nhạc cụ.
Củng cố - dặn dò:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1)
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2)
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3)
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4)
II. Chuẩn bị: 
- Giấy khổ to viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta theo khu vực
- 4 tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 1 theo nhóm
- 4 băng giấy viết 4 câu văn ở BT 2
- Tranh minh họa bài tập 3
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT 4
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 HS làm BT 2 tiết LTVC tuần 14
B. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.
* HD học sinh làm BT 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của BT (Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết)
- HS thực hiện theo nhóm trên giấy khổ A4
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp và đọc lại kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GVdán giấy viết tên một số dân tộc thiểu số chia theo khu vực; chỉ vào bản đồ nơi cư trú của các dân tộc.
- HS chữa bài vào vở BT
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- HS nêu yêu cầu của BT - Thực hiện cá nhân vào vở BT 
- 4 HS lên bảng, chữa bài vào 4 băng giấy (Mỗi băng giấy một câu)
- Sau đó từng HS đọc kết quả 
- Lớp nhận xét, GV chố lại lời giải đúng 
- 3 HS đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.
VD Câu a: Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang
Bài 3: Quan sát tranh, viết câu có hình so sánh
- HS đọc yêu cầu của bài, quan sát từng cặp tranh vẽ
- Bốn HS nối tiếp nhau nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh
tranh 1: trăng được so với quả bóng tròn/ quả bóng tròn được so với mặt trăng.
- HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập
- HS nối tiếp nhau đọc câu có hình ảnh so sánh mà mình vừa viết
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn có câu văn hay, có hình ảnh so sánh đẹp
Ví dụ: Mặt tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_13_le_thi_hung.doc
Giáo án liên quan