Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1

I. Mục tiêu :

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: “Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết tập đọc hôm trước ta học bài gì?
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “Cậu bé thông minh”.
- Giáo viên nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài thơ “Hai bàn tay em” các em sẽ thấy hai bàn tay đáng yêu và cần thiết như thế nào 
- Giáo viên ghi bảng tựa bài 
 b) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu bài thơ (giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm).
2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu học sinh đọc từng dòng thơ .
- Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong từng khổ thơ: Siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ “Thủ thỉ”.
- Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Theo dõi hướng dẫn học sinh đọc đúng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Giáo viên chốt ý chính hình ảnh so sánh rất đúng và đẹp 
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao ?
d) Học thuộc lòng bài thơ:
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài tại lớp 
- Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc, sau đó giáo viên xóa dần và chỉ trừ chữ cái đầu lại 
- Yêu cầu học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách thi đọc tiếp sức .
- Lắng nghe các tổ đọc để nhận xét phân định tổ thắng .
- Cho học sinh chơi trò chơi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa 
- Yêu cầu hai hoặc ba học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- Tập đọc hôm trước học bài “Cậu bé thông minh”.
- Ba học sinh đọc bài nối tiếp nhau về câu chuyện và trả lời nội dung của từng đoạn trong câu chuyện “cậu bé thông minh”.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Hai học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ .
- Đọc từng khổ thơ trước lớp bằng cách nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ 
- Tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của giáo viên. HS đọc chú giải SGK.
- Đặt câu: Tối tối, Bé thủ thỉ kể cho mẹ nghe chuyện ở trường, ở lớp.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm theo từng cặp học sinh .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
- Lớp đọc thầm bài thơ để tìm hiểu nội dung bài thơ.
- so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa hai bàn tay thân thiết Buổi tối hai hoa ngủ cùng bé, hoa kề bên má ..cạnh lòng. 
- Buổi sáng, tay giúp bé chải tóc, khi bé học hai bàn tay .như nở trên giấy , với bạn.
- Học sinh tự do nêu ý kiến của mình nêu được ý thích về khổ thơ mình thích 
- Học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên .
- Đọc thầm, thi đọc theo tổ, theo hình thức trò chơi 
- Hai - ba em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn hoặc tổ đọc đúng, hay.
- 3 HS nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “Đơn xin vào đội”.
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ)
II. Chuẩn bị : - Hình tam giác ( 4 hình )
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập số 2 và 5 về nhà .
- Yêu cầu mỗi em làm một cột.
- Chấm vở 2 bàn tổ 2 .
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta cùng nhau củng cố tiếp về các phép tính về tìm x, giải toán có bài văn, xếp ghép hình qua bài “Luyện tập”.
 b) Khai thác:
- Ở tiết này giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh tự luyện tập 
 c) Luyện tập:
Bài 1: 
- Giáo viên nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu tìm x và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng làm .
- Gọi hai học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu HS nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở 
- Gọi 1HS bảng giải .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
- Yêu cầu học sinh lên bảng xếp hình 
- Cả lớp cùng thực hiện xếp hình .
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng, trừ, tìm thành phần chưa biết của phép tính?
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- 2HS lên bảng sửa bài .
 + Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập 2 
 + Học sinh 2: Làm bài 5 thành lập phép tính đúng .
- 2HS khác nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Mở SGK và vở bài tập để luyện tập
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 HS lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
- Chẳng hạn: 324 645
 +405 - 302
 729 343
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- 1HS nêu yêu cầu bài tìm x 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 2HS lên bảng thực hiện . 
Tìm x :
x – 125 = 344 x + 125 = 266
 x = 344 + 125 x = 266 – 125 
 x = 469 x = 141 
 - 2HS nhận xét bài bạn .
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- 1 em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vở bài tập .
- 1HS lên bảng giải bài:
 Giải:
 Số nữ trong đội đồng diễn là:
 285 – 140 = 145 (người n)
 Đ/S: 145 nữ 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một học sinh lên bảng ghép .
- Cả lớp cùng thực hiện ghép hình .
- Xếp 4 hình tam giác thành hình con cá .
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
THỦ CÔNG
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. (HS khá giỏi)
II. Chuẩn bị: 
- Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn.
- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. 
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách gấp tàu thủy hai ống khói .
 b) Khai thác:
* Hoạt động 1 :
- Hướng dẫn quan sát và nhận xét :
- Cho quan sát mẫu một chiếc tàu thủy hai ống khói đã được gấp sẵn và hỏi:
- Tàu thủy hai ống khói này có đặc điểm và hình dạng như thế nào? 
- Giới thiệu về tàu thủy thật so với tàu thủy gấp bằng giấy .
- Gọi 1HS lên mở chiếc tàu thủy trở về tờ giấy vuông ban đầu .
* Hoạt động 2
 Bước 1: Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông .
- Gọi một học sinh lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2 .
Bước 2: Hướng dẫn HS gấp . 
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo các bước Hình 2 (SGK) .
* Hoạt động 3: Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói lần lượt qua các bước như trong hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 trong sách giáo khoa 
- Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói .
- Giáo viên quan sát các thao tác .
- Cho học sinh tập gấp bằng giấy .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà làm lại và xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- 2HS nhắc lại tựa bài .
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên 
- Lớp sẽ lần lượt nhận xét về: Có đặc điểm giống nhau ở phần giữa tàu Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được sự khắc biệt giữa tàu thủy thật và tàu gấp bằng giấy .
- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2 
- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau qua từng bước cụ thể như hình minh họa trong SGK
- Tiếp tục quan sát GV hướng dẫn để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 để có được một tàu thủy hai ống khói .
- Theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói.
- 2 em nhắc lại lí thuyết về cách gấp tàu thủy có hai ống khói .
- 2HS nêu nội dung bài học 
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau thực hành gấp tàu thủy có hai ống khói 
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA A
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em..đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ở tất cả các bài tập viết, viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở BT viết 3 (HS khá, giỏi). 
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết hoa về tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li 
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa A và một số từ chỉ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa V, D 
 b) Hướng dẫn viết trên bảng con :
* Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa A c

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_1.doc