Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 6 - Đỗ Thị Thúy Hằng

I. Mục đích - Yêu cầu:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nội dung bài: phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên đọc bài: “mục lục sách” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét và ghi điểm

2. Bài mới:

 

doc26 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 6 - Đỗ Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Học sinh về làm bài tập 2b.
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Có 2 dấu phẩy. 
- Dấu gạch ngang, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than. 
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
Máy cày - mái nhà
Thính tai - giơ tay. 
Chải tóc - nước chảy. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất. 
+ Xa xôi, sa xuống. 
+ Phố xá, đường sá. 
Thủ công (6): GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (Tiết 2).
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 198)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp máy bay đuôi rời và gấp được máy bay đuôi rời. 
- Học sinh biết cách phóng máy bay. 
- Học sinh yêu thích và hứng thú gấp hình. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mẫu máy bay bằng giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay đuôi rời. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu. 
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho học sinh nhận xét về hình dáng. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật. 
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay. 
- Bước 3: làm thân và đuôi máy bay. 
- Bước 4: lắp thân máy bay hoàn chỉnh. 
* Hoạt động 4: Thực hành.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm
- Giáo viên quan sát uốn, nắn cho học sinh. 
- Hướng dẫn học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm. 
- Tổ chức cho học sinh phóng máy bay. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
- Học sinh quan sát và nhận xét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nhắc lại các bước gấp máy bay. 
- Học sinh làm theo nhóm. 
- Các nhóm trang trí theo ý thích
- Trưng bày sản phẩm. 
- Các nhóm phóng máy bay. 
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2008.
Toán (28): 47 + 25.
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 28)
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng: 47 + 25 (cộng có nhớ dạng tính viết): 
- Củng cố phép cộng dạng đã học: 7 + 5; 47 + 5
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: 6 bó một chục que tính và 12 que tính rời. 
- Học sinh: Bảng phụ. Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng đọc bảng công thức 7 cộng với một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 47 + 25. 
- Giáo viên nêu bài toán dẫn tới phép tính 
47 + 25 =?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính. 
 47 
 + 25
 72
 * 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 * 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7. 
 * Vậy 47 + 25 = 72
* Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
Giáo viên nhận xét bảng con. 
Bài 2: Học sinh làm theo nhóm đôi. 
Bài 3: Cho học sinh đọc đề rồi tự tóm tắt giải vào vở. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
- Học sinh nêu lại bài toán. 
- Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 72. 
- Học sinh thực hiện phép tính. 
- Học sinh viết bảng con: 47 + 25 = 72
- Học sinh làm bảng con. 
 17
+ 24
 41
 37
+ 36
 73
 47
+ 27
 74
 57
+ 18
 75
 67
+ 29
 96
- Học sinh các nhóm làm việc. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải. 
Bài giải
đội đó có tất cả số người là: 
27 + 18 = 45 (Người): 
Đáp số: 45 người. 
- Cả lớp nhận xét. 
Kể chuyện (6): MẨU GIẤY VỤN.
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 49)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “mẩu giấy vụn. ”
- Biết phân vai dựng lại câu chuyện. 
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giábạn kể và kể tiếp lời kể cảa bạn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo tranh. 
- Cho học sinh quan sát kỹ 4 bức tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tóm tắt nội dung của mỗi tranh. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
- Giáo viên nhận xét chung. 
- Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình. 
- Phân vai dựng lại câu chuyện. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe.
- Học sinh quan sát tranh. 
- Học sinh kể nội dung mỗi tranh theo nhóm. 
- Nối nhau kể trong nhóm. 
+ T1: Cô giáo chỉ mẩu giấy vụn ngay ở cửa ra vào. 
+ T2: Bạn học sinh nói với cô giáo là mẩu giấy không biết nói. 
+ T3: Bạn gái nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. 
+ T4: Bạn gái nói là mẩu giấy có biết nói. 
- Các nhóm phân vai lên kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp cùng nhận xét.
- Các nhóm lên đóng vai. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đóng vai đạt nhất. 
Tự nhiên và xã hội (6): TIÊU HOÁ THỨC ĂN.
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 14 +15)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
Sau bài học học sinh có thể: 
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. 
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá được dễ dàng, hiểu được chạy, nhảy sau khi ăn sẽ có hại. 
- Học sinh có ý thức ăn chậm nhai kỹ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không được nhìn đi đại tiện. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh vẽ minh họa về cơ quan tiêu hoá trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- Nêu đường đi của thức ăn trong cơ quan tiêu hoá. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “chế biến thức ăn”. 
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi này đã học ở tiết trước. 
* Hoạt động 3: Thực hành - Thảo luận để nhận biết sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. 
- Cho học sinh thực hành theo cặp. 
- Giáo viên kết luận: ở miệng được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được chế biến thành chất bổ dưỡng. 
* Hoạt động 4: Làm việc với sách giáo khoa về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi. 
- Giáo viên kết luận: Vào đến ruột non phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng thấm qua thành ruột non đi vào máu nuôi cơ thể, chất bã được đưa xuống ruột già biến thành phân rồi ra ngoài. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh chơi trò chơi
- Học sinh quan sát sơ đồ. 
- Một số học sinh lên chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ trên bảng. 
- Học sinh thực hành theo cặp. 
- Đại diện 1 số nhóm lên lên phát biểu ý kiến. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- Học sinh nhắc lại kết luận nhiều lần. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi. 
- Các nhóm báo cáo. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Nhắc lại kết luận. 
- Học sinh vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. 
MĨ THUẬT
Tiết 6: Vẽ trang trí: MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
 (thời gian toàn bài: 35 phút)
I/ MỤC TIÊU : 
-HS biết sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1. 
-HS biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, xanh, tím lá cây. 
-Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, 1 số tranh ảnh về hình vuông, hình chữ nhật...
-HS: Vở, tập vẽ, bút, màu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (6’) Quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu bài và giới thiệu 1 số hình vuông, hình chữ nhật...
-HS quan sát và trả lời: 
-Câu hỏi : Em vừa được quan sát các hình có tên là gì?
-Em hãy cho biết các họa tiết có trong các hình này? 
-GV nhận xét và chuyển ý.
Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn vẽ.
-GV hướng dẫn HS cách vẽ màu. Giúp HS phân biệt một số màu sắc. Màu đỏ, màu vàng, màu lam: GV nói màu nào thì HS giơ màu đó lên. GV nhận xét và tuyên dương.
*GV vẽ mẫu.
Hoạt động 3: (20’) Thực hành vẽ. 
-GV cho HS tiến hành vẽ vào vở. Trong quá trình HS vẽ, GV theo dõi để giúp đỡ HS.
-HS vẽ xong trưng bày sản phẩm. HS nhận xét và GV nhận xét chung.
Hoạt động 4: (1’) Nhận xét và dặn dò tiết học.
Luyện từ và câu (6): CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ? KHẲNG ĐỊNH PHỦ ĐỊNH.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG.
(Dự kiến 35 phút, SGK trang 51, 52)
I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu (ai, cái gì, con gì là gì ?).
- Biết đặt câu phủ định. 
- Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập. 
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 Học sinh lên bảng viết 1 số tên sau: sông Đà, núi Nùng, hồ Than thở, thành phố Hồ Chí Minh. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. 
Đặt câu hỏi cho bộ p

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_6_do_thi_thuy_hang.doc